Amiang Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Amiang Màu Và Amiang Trắng

Mặc dù được khai thác từ cách đây hơn 4000 năm nhưng phải đến cuối thế kỷ 19, khi các nhà sản xuất nhận thấy những ưu điểm vật lý của sợi, amiang mới bắt đầu được khai thác trên quy mô lớn. Sợi amiang cũng được sử dụng dưới nhiều hình thức, trong nhiều ngành sản xuất suốt một thời gian dài mà không có sự phân biệt về đặc tính cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người giữa hai nhóm sợi amiang.

Amiang là gì? Đặc điểm và ứng dụng của amiang

Amiang là một tập hợp gồm sáu khoáng vật silicat tự nhiên chrysotil, amosit, crocidolit, tremolit, anthophyllit và actinolit, có chung đặc điểm là các tinh thể sợi mỏng và dài. Amiang có những đặc điểm nổi trội liên quan đến độ bền kéo, khả năng chống cháy, cách điện, cách nhiệt, cách âm…

Theo ghi chép, amiang (cụ thể là khoáng vật antophyllit) đã được sử dụng cách đây ít nhất 4500 năm tại khu vực hồ Juojärvi ở Đông Phần Lan để gia cường cho nồi cũng như các dụng cụ nấu ăn làm từ đất nung. Sau này, câu chuyện về chiếc khăn ăn làm từ amiang nhập khẩu qua Kush Hindu của vua Ba Tư – Khosrau II Parviz (531-579) cũng được lưu truyền với khả năng làm sạch đơn giản – ném vào lửa. Người xưa cũng đã từng sử dụng amiang để làm ra các bấc đèn, tiêu biểu là đèn vàng Iychni amiang của nhà điêu khắc Callimachus làm cho Erechtheion.

Amiang

Bước vào kỷ nguyên công nghiệp, amiang đã được khai thác với quy mô lớn vào giữa thế kỷ 19 ở nhiều quốc gia như Canada, Úc, Nga, Mỹ… Đến cuối thế kỷ 19, amiang được ứng dụng đa dạng hơn trong sản xuất ống và xi măng lò sưởi, bê tông, gioăng chịu nhiệt, gạch chống cháy, vách thạch cao, ống cách nhiệt, trần cách nhiệt, đồ ngoại thất, mái chống cháy, sàn và các chất nối vách thạch cao. Năm 2011, thống kê cho thấy hơn 50% tòa nhà ở Anh vẫn đang chứa amiang.

Ở Nhật Bản, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ 2, amiang được sử dụng dưới hình thức phun lên khung sắt, trần và vách của các toa xe đường sắt, tòa nhà; trong sản xuất amoni sunfat và các mục đích tiết kiệm năng lượng khác.

Phân biệt amiang trắng và amiang màu

Amiang là tên thương mại dùng chung cho các loại sợi khoáng. Nhưng trên thực tế, chúng được chia thành hai nhóm riêng biệt gồm amphibole (nhóm amiang màu gồm amiang nâu và xanh) và serpentine (nhóm amiang trắng) với các đặc điểm khác nhau.

Nhóm amiang nâu và xanh có cấu tạo dạng thẳng, nhám, hình kim và chu kỳ bán tiêu hủy chậm. Vì vậy, chúng có khả năng gây ra những khối u sau khi xâm nhập vào phổi. Sau thời gian ủ bệnh từ 10 – 20 năm, các khối u sẽ phát tác thành ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng về phổi. Trước đây, amiang nhóm amphibile gồm amosite (amiang nâu) và crocidolit (amiang xanh) đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm cho đến đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, kể từ khi phát hiện những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, amiang nhóm amphibole đã bị cấm ở phần lớn thế giới phương Tây vào giữa thập niên 1980 và ở Nhật Bản vào năm 1995.

Trái lại, amiang trắng với dạng xoắn, xốp mềm có thể bị đào thải ra khỏi phổi sau từ 0,3 – 11 ngày hoặc bị phân hủy bởi môi trường axit do các đại thực bào tạo ra. Vì vậy, sau khi amiang màu bị cấm sử dụng dưới mọi hình thức trên thế giới, amiang trắng trở thành nhóm sợi amiang duy nhất còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp hiện đại. Theo Cẩm nang Thanh tra Xây dựng Amiang EPA Hoa Kỳ, amiang trắng chiếm khoảng 95% amiang được tìm thấy trong các tòa nhà ở Mỹ.

Amiang

Ngày nay, Nga là nước sản xuất amiang trắng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc, Brazil, Kazakhstan. Châu Á với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… là nơi tiêu thụ nhiều amiang trắng nhất.

Sử dụng amiang trắng trên thế giới

Trong khi amiang màu đã bị cấm sử dụng trên toàn cầu, 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có các G7 và G20 như Mỹ, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia, Mexico và các nước Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục sử dụng một cách an toàn và có kiểm soát amiang trắng.

Ở Mỹ, năm 1991 Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ đã hủy bỏ lệnh cấm và lệnh bãi bỏ dần amiăng trắng vì thiếu chứng cứ thuyết phục và chưa tìm được sản phẩm thay thế hữu hiệu. Từ đó đến nay nước Mỹ đang được phép sử dụng các sản phẩm chứa amiăng xi măng gồm: tấm amiăng xi măng dạng phẳng và dạng sóng, tấm lợp mái amiăng xi măng, các sản phẩm dệt may, băng keo, gạch lát, ống amiăng xi măng, vật liệu ma sát, các loại má phanh và các chi tiết đệm…. Để quản lý nhập khẩu, sản xuất, sử dụng amiăng và các sản phẩm chứa amiăng, ngày 17/04/2019, Chính phủ Mỹ đã ban hành Bản quy chế mới về quản lý amiăng và các sản phẩm có chứa amiăng, trong đó nhấn mạnh: “Amiăng, cụ thể là amiăng trắng, có nhiều ứng dụng có ích, bao gồm tính dẫn điện thấp nhưng vẫn có khả năng co giãn cao, hệ số ma sát lớn, khả năng chịu nhiệt tốt. Những đặc tính này khiến amiăng trong thế kỷ 20 trở thành lựa chọn lý tưởng trong vật liệu ma sát ví dụ: phanh, cách nhiệt, cách âm, cách điện và vật liệu xây dựng (như ống amiăng xi măng, vật liệu lợp, lát sàn)”.

Nước Nga hiện nay vừa khai thác chế biến amiăng trắng vừa sử dụng amiăng trong nhiều lĩnh vực. Liên bang Nga hiện có 16 nhà máy sản xuất các sản phẩm amiăng xi măng, hàng năm sản xuất khoảng 300 triệu m2 tấm sóng, tấm phẳng dùng làm tấm lợp, ốp tường, ốp trần, đáp ứng 52% nhu cầu tấm lợp thị trường Nga và 12.000 km đường ống amiăng xi măng quy tiêu chuẩn dùng trong cấp nước nóng, nước lạnh, thoát nước mưa, tưới tiêu, cấp gas, thoát rác. Thành phố Asbet – Liên bang Nga có 80,000 dân được xây dựng cách đây hơn 125 năm. Thành phố nằm sát cạnh mỏ Uranasbest, được thiết kế hiện đại theo phong cách Nga: phố rộng, rừng cây nhiều, nhà 3 đến 5 tầng lợp toàn bằng tấm lợp amiăng xi măng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, nước nóng, thoát nước đều bằng ống amiăng xi măng. Tuổi thọ trung bình (e00) tương tự như các khu vực khác của nước Nga. Mức chết nằm trong khung chung của nước Nga và thấp hơn so với các khu vực khác của tỉnh Sverlovsk và không ghi nhận các trường hợp tử vong có nguyên nhân là bụi amiăng ở Asbest.

Cộng hòa Liên bang Đức hiện vẫn còn vận hành, khai thác hơn 50 ngàn km đường ống bằng amiăng xi măng cho hệ thống cấp nước sạch; các tài liệu kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức khẳng định rằng chất lượng nước vận chuyển bằng đường ống amiăng xi măng đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Đức. Điều đó khẳng định rằng sống dưới các mái nhà lợp bằng tấm lợp aimăng xi măng và uống nước vận chuyển trong đường ống nước amiăng xi măng là an toàn.

Ở Việt Nam, amiang trắng vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực theo quy định tại Luật Hóa chất (Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP), Luật số 3/2016/QH13 Luật sửa đổi Điều 6 và phụ lục số 4 về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, Luật Chuyển giao công nghệ (Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018); Khoản 1, Điều 7 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13; Điều 32, Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng; Khoản 12, điều 2, Nghị định 81/2017/NĐ-CP; Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 98/2017/NĐ-CP.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, khoảng 90% lượng amiang nhập khẩu được sử dụng để sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Đây là sản phẩm phù hợp với nhiều người dân, nhất là những hộ gia đình có thu nhập thấp do có độ bền cao, chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt, dễ vận chuyển lắp đặt và có giá thành rẻ. Ngoài ra, nhóm sợi này cũng được sử dụng để sản xuất các vật liệu amiang khác như vật liệu cách điện, cách nhiệt, má phanh, tấm trần cách nhiệt, các sản phẩm của hệ thống bảo ôn…

Amiang trắng vẫn là nguyên liệu không thể thay thế

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng sợi thay thế cho amiăng trắng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm thay thế không đạt được kỳ vọng do có tuổi thọ thấp, chi phí cao, không phù hợp với môi trường khí hậu ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Một số sản phẩm thay thế có chi phí cao và đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về trang thiết bị và công nghệ.

Từ năm 2002 đến nay, một số nhà máy đã sản xuất tấm lợp thử nghiệm dây chuyền công nghệ không amiăng theo đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Công nghệ – Bộ Công thương, giai đoạn 2002 – 2005 và đề tài nghiên cứu về sợi thay thế của Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy tấm lợp thay thế có tuổi thọ thấp hơn, cường độ kháng uốn kém hơn 2 lần so với tấm lợp fibro xi măng.

Cụ thể, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC-06 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm dây chuyền sản xuất tấm lợp không amiăng công suất 500.000 m2/năm” được áp dụng cho nhà máy Tấm lợp Việt Nhật – Nghệ An. Sau một thời gian thử nghiệm, nhà máy đã quyết định dừng dây chuyển công nghệ mới, chuyển sang sử dụng sợi amiăng trắng cho sản xuất và đã đóng cửa vào năm 2016.

Dự án cấp nhà nước KC.03.DA 03/11-15 “Hoàn thiện công nghệ chế tạo dây chuyền sản xuất tấm sóng, tấm phẳng không amiăng công suất 3 triệu m2/năm”, áp dụng cho Công ty Cổ phần Tân Thuận Cường – Hải Dương và nhân rộng cho Công ty Cổ phần Navifico – TP Hồ Chí Minh cũng không mang lại tín hiệu khả quan. Thực tế, Công ty Tân Thuận Cường từ năm 2008 đã chuyển sang sử dụng amiăng trắng để sản xuất (mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 5% công suất tấm lợp không amiăng theo đơn đặt hàng), còn Công ty Navifico đi vào sản xuất từ năm 2014, mỗi năm sản xuất khoảng 5% công suất thiết kế tấm lợp không amiăng và đã đóng cửa năm 2017.

Đối với sợi PVA – vốn vẫn được tuyên truyền như một sự thay thế hoàn hảo cho amiăng trắng, kết quả nghiên cứu “Kiểm tra, đánh giá chất lượng tấm amiăng xi măng và tấm sợi PVA” do Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng triển khai năm 2015 khẳng định rằng: “Giá bán 1m2 sản phẩm tấm sử dụng sợi PVA cao hơn tấm sóng amiăng xi măng từ 41,5% đến 80,6%, tấm phẳng xi măng sợi PVA cao hơn tấm phẳng amiăng xi măng từ 55% đến 121%”. Những kết quả nghiên cứu sử dụng sợi PVA thay amiăng trắng khác cũng cho thấy tính công nghệ của PVA kém, dẫn đến công nghệ sản xuất phức tạp hơn, đầu tư lớn hơn, chất lượng, tuổi thọ của tấm lợp PVA thấp hơn tấm lợp AC, tính chống thấm thấp hơn, suy giảm cường độ nhanh hơn trong môi trường nóng ẩm nhiệt đới.

Ngoài ra, một số nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rủi ro sức khỏe do amiăng gây ra cũng phổ biến như rủi ro mà các loại sợi khác đem lại. Theo đó, sản phẩm sợi thay thế có thể là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào phổi. Trong khi việc nghiên cứu những tác động của amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động đã được thực hiện hơn 50 năm thì các loại sợi khác mới chỉ được đưa vào sử dụng gần đây (từ 10 – 20 năm) và tác hại của chúng chưa được khoa học nghiên cứu một cách cụ thể.

Từ khóa » Chất Liệu Amiang