Amin Tính Chất Hóa Học Và Cấu Tạo - Top Lời Giải

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về tính chất hóa học và cấu tạo Amin qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục nội dung I. Khái niệm, phân loại1. Khái niệm2. Phân loạiII. Đồng phân, danh pháp1. Đồng phân2. Danh phápIII. Tính chất vật lýIV. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học1. Cấu tạo phân tử2. Tính chất hoá học

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

 - Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Ví dụ:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo

2. Phân loại

 a. Theo gốc hiđrocacbon:

 – Amin không thơm: CH3NH2, C2H5NH2, ...

 – Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

 – Amin dị vòng: 

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 2)

b. Theo bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I Amin bậc II Amin bậc III
R–NH2 R–NH–R’
Amin tính chất hóa học và cấu tạo
R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon

    Ví dụ:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 4)

II. Đồng phân, danh pháp

1. Đồng phân

 – Đồng phân về mạch cacbon.

– Đồng phân vị trí nhóm chức.

– Đồng phân về bậc của amin.

 Ví dụ: Các đồng phân của C4H11N.

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 5)

2. Danh pháp

a. Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức: Tên gốc hiđrocacbon + amin

 Ví dụ: CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), …

b. Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

 Ví dụ: CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

c. Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin:

Tên gọi của một số amin

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 6)

- Lưu ý:

    – Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

    – Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

   + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

 Ví dụ: CH3–NH–C2H5: N–etyl metyl amin.

   + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

    Ví dụ: CH3–N(CH3)–C2H5: N, N–etyl đimetyl amin.

  + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ: CH3–N(C2H5)–C3H7: N–etyl–N–metyl propyl amin.

 – Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

III. Tính chất vật lý

  - Chất rắn, dạng tinh thể, không màu, vị hơi ngọt.

 - Nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước vì amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 7)

  – Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.

   - Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen.

IV. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

   - Trong phân tử amin đều có nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo cho – nhận giống NH3.

    ⇒ Vì vậy các amin có tính bazơ giống NH3 (tức tính bazơ của amin = tính bazơ của NH3).

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 8)

2. Tính chất hoá học

a. Tính bazơ

  Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.

  * So sánh tính bazơ của các amin:

 + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

   + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.

+ Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

  ⇒ Lực bazơ: CnH2n + 1–NH2 > H–NH2 > C6H5–NH2

   - Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein.

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 9)

    – Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C ≥ 2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận proton H+ ⇒ tính bazơ yếu ⇒ dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổ màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Tác dụng với axit: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl

 Ví dụ:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 10)

 - Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa:

  Ví dụ: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

  - Lưu ý: Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư) → hiđroxit kết tủa → kết tủa tan (tạo phức chất).

b. Phản ứng với axit nitrơ HNO2

  - Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.

 C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2↑ + H2O

- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 11)

 c. Phản ứng ankyl hóa

  Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …) , nguyên tử H của nhóm amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl:

Ví dụ: C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI

– Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.

d. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

  Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 12)

Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin.

e) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở:

Amin tính chất hóa học và cấu tạo (ảnh 13)

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Amin tính chất hóa học và cấu tạo. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Cách Nhận Biết Amin Bậc 1 2 3