Amlodipin Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Trong điều Trị Bệnh Tim Mạch

Amlodipin là thuốc gì?

Amlodipin là thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh canxi. Thuốc có tác dụng thư giãn mạch máu từ đó giúp hạ huyết áp và tăng cường lượng máu tới tim. Amlodipin thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ổn định ở người  bệnh mạch vành. 

Tại Việt Nam, Amlodipin được bào chế ở dạng viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau: Amlodipin 5mg, Amlodipin 10mg, Amlodipin 2,5mg. Giá thành của Amlodipin 5mg là 24.000 đồng/hộp 30 viên.

Amlodipin chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp và đau ngực do mạch vành

Amlodipin chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp và đau ngực do mạch vành

Tác dụng của thuốc Amlodipin

Thuốc Amlodipin có 2 tác dụng chính là hạ huyết áp và chống đau thắt ngực:

  • Hạ huyết áp: Amlodipin làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên nên có tác dụng hạ huyết áp.  Thuốc có tác dụng tốt cả khi người bệnh đứng, nằm, ngồi hay khi làm việc. Đồng thời, thuốc không ảnh hưởng đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên vì tác dụng chậm, nên Amlodipin ít gây hạ huyết áp cấp.

  • Chống đau thắt ngực: Amlodipin làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên và làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim nên có tác dụng ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ổn định. Thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. 

Đối tượng nên sử dụng Amlodipin

Amlodipin được sử dụng cho người bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành từ 6 tuổi trở lên. Thuốc được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác trong điều trị bệnh huyết áp cao hoặc phòng ngừa đau thắt ngực. 

Những trường hợp cần thận trọng với Amlodipin

Phụ nữ mang thai và cho con bú phải thận trọng khi dùng thuốc hạ huyết áp Amlodipin. Bởi Amlodipin có thể qua hàng rào nhau thai và đi vào được tuyến sữa.

Ngoài ra, Amlodipin cũng chống chỉ định với một số trường hợp sau đây:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc 

  • Bệnh huyết áp thấp.

  • Trường hợp đang bị sốc tim với các triệu chứng mạch đập chậm, nhịp tim nhanh và huyết áp thấp.

  • Bị hẹp van động mạch chủ hoặc suy tim sau khi trải qua cơn đột quỵ.

  • Đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động rất nhẹ, đau thắt ngực cấp tính. Khi này nên dùng Nitroglycerin để cắt cơn thay vì dùng Amlodipin.

Bạn chỉ nên dùng thuốc Amlodipin khi được bác sĩ chỉ định

Bạn chỉ nên dùng thuốc Amlodipin khi được bác sĩ chỉ định

Cách dùng thuốc Amlodipin

Amlodipin được dùng đường uống, bằng cách nuốt nguyên viên thuốc với một cốc nước. Bạn có thể uống Amlodipin lúc no hoặc đói và nên uống một lần duy nhất trong ngày để tránh quên liều. Trong những trường hợp cần thiết, có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ để có tác dụng  hạ huyết áp hiệp đồng.

Liều dùng Amlodipin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị. Ban đầu thường sẽ phải tăng liều dần dần theo chỉ định của bác sĩ, để lựa chọn được liều dùng phù hợp. 

Bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều dùng. Nếu lỡ quên 1 liều, bạn không được uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, mà hãy bỏ qua nó và tiếp tục với lịch uống thuốc như thường lệ. Kể cả khi huyết áp đã trở về mức tối ưu, bạn cũng tuyệt đối không nên tự ý ngưng thuốc.

Nếu đang sử dụng thêm vitamin tổng hợp và các khoáng chất khác, bạn nên uống cách thời điểm dùng Amlodipin ít nhất 2 giờ.

Trong quá trình dùng Amlodipin điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0981.238.219 để được các dược sĩ giải đáp chi tiết

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Tác dụng phụ của Amlodipin

Thuốc huyết áp Amlodipin có thể gây ra một số tác dụng phụ như phù chân, dị ứng, hạ áp quá mức trong quá trình sử dụng. Cụ thể như sau:

1. Phù chân

Đây là tác dụng phụ điển hình của Amlodipin cũng như các thuốc thuộc nhóm chẹn kênh Canxi nói chung (Amlodipine, Felodipine, Isradipine, Nicardipine, Nifedipine, Nimodipine…). Người bệnh thường bị phù 2 chân tăng dần với đặc điểm phù mềm, đối xứng 2 bên chân và không đau. 

Cơ chế gây phù được cho là do thuốc hạ huyết áp Amlodipin làm giãn tiểu động mạch ngoại biên nên làm tăng cường máu đến tận vị trí cuối cùng của động mạch. Trong khi đó, các tiểu động mạch nhỏ và mỏng, khi giãn mạch thì khả năng thoát dịch từ lòng mạch ra bào tương càng nhiều. 

Phù cổ chân dễ xảy ra vì cổ chân vừa xa tim nhất, vừa là cơ quan nằm ở vị trí thấp nhất cơ thể, cho nên khả năng thu hồi máu từ các tiểu tĩnh mạch trở về tim là khó khăn nhất.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị trực tiếp để đánh giá phù cổ chân nặng hay nhẹ. Lúc đó bác sĩ sẽ có chỉ định giảm liều hoặc kết hợp thuốc hạ huyết áp khác. Hai nhóm thuốc thường được sử dụng phối hợp với Amlodipin bao gồm: thuốc ức chế men chuyển như Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Zestril) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin như Azilsartan (Edarbi), Candesartan (Atacand), Eprosartan, Irbesartan (Avapro), Losartan (Cozaar).

2. Phản ứng dị ứng

Dùng quá liều Amlodipin có thể gây hiện tượng chóng mặt

Dùng quá liều Amlodipin có thể gây hiện tượng chóng mặt

Một số người có cơ địa dị ứng với Amlodipin sẽ có một số dấu hiệu như: Phát ban, nổi nốt, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt, khó thở. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, hãy ngừng thuốc và thông báo lại cho bác sĩ để được đổi thuốc phù hợp.

3. Hạ áp quá mức

Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc cơ địa nhạy cảm với thuốc Amlodipin, người bệnh có thể bị tụt huyết áp quá mức, gây ra triệu chứng như chóng mặt, cảm giác lâng lâng  hoặc đỏ bừng mặt.  

Để giảm nguy cơ chóng mặt khi dùng Amlodipin, khi thay đổi tư thế nên thay đổi từ từ chẳng hạn từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng. Nếu bất kỳ phản ứng nào vẫn tiếp tục tiếp diễn hoặc trầm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Mặc dù không thể tránh khỏi tác dụng phụ khi dùng thuốc, nhưng bác sĩ luôn cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ bị ảnh hưởng bởi phản ứng phụ. Vì thế, trong trường sử dụng thuốc này không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có thể khắc phục được, vẫn nên tiếp tục sử dụng.

Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ có thể xảy ra, tuy nhiên đối với mỗi người sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn có dấu hiệu bất thường hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để phương hướng xử trí phù hợp

Amlodipin có tương tác với thuốc, thực phẩm nào?

Ăn bưởi khi dùng Amlodipin làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc

Ăn bưởi khi dùng Amlodipin làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc

Thuốc điều trị hay thực phẩm ăn uống hàng ngày có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tác dụng phụ của Amlodipin. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý để hiệu quả hạ áp đạt tốt nhất.

Tương tác với thuốc điều trị

Hãy báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác mà sử dụng bao gồm cả các thuốc kê đơn hay vitamin, đặc biệt là:

  • Simvastatin (Zocor, Simcor).

  • Thuốc huyết áp (Verapamil, Diltiazem), thuốc tim mạch.

  • Thuốc điều trị bệnh nấm (Ketoconazole và Itraconazole).

Tương tác với thực phẩm

Trong quá trình dùng thuốc bạn không nên ăn bưởi hoặc uống nhiều nước ép bưởi bởi chúng có thể khiến nồng độ amlodipine trong cơ thể bạn tăng cao và làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ.

Bạn không cần tránh tuyệt đối nhưng cũng nên hạn chế rượu. Bởi nó có thể làm tăng tác dụng hạ áp của Amlodipin và làm bạn buồn ngủ, chóng mặt hoặc đau đầu.

Amlodipin mặc dù cũng có những tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên nếu người bệnh sử dụng đúng liều, đúng cách, hoàn toàn có thể phát huy được tối đa tác dụng của thuốc mà vẫn an toàn.

Để tăng hiệu quả của các thuốc trong điều trị tăng huyết áp, bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0981.238.219 để được các dược sĩ giải đáp chi tiết.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-5891/amlodipine-oral/details

BTV Lan Anh

Từ khóa » Thuốc Amlodipin Uống Lúc Nào