Ampicilin, Kháng Sinh Trong điều Trị Mụn Trứng Cá - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính của bài viết
- Ampicillin đã từng được dùng để trị mụn trứng cá, tuy nhiên vi khuẩn mụn đã bắt đầu kháng lại từ đầu những năm 80.
- Nếu bị dị ứng với Neosporin, Ampicilin có thể là một giải pháp thay thế có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm khuẩn da không phải mụn trứng cá.
- Ampicilin cần được uống ít nhất 4 lần/ngày và có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
- Một quy tình dưỡng da hoàn chỉnh có thể làm giảm khả năng cần đến Ampicilin.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn
Xem thêm: cách trị mụn
Ampicilin không có tác dụng trị mụn
Có một thực tế là mụn luôn đi trước mọi tác dụng của kháng sinh. Vi khuẩn Propionibacterium – một loại vi khuẩn mụn phổ biến lại gây mụn mà không hề tác động trực tiếp lên da. Thay vào đó, nó tiết ra một loại yếu tố hóa ứng động để đưa phản ứng viêm mà hệ miễn dịch tạo ra đẩy ngược trở các tế bào da khỏe mạnh xung quanh nó.
Vi khuẩn mụn tiết ra các yếu tố này để kích thích sự tấn công của các bạch cầu trung tính trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, những yếu tố hóa ứng động này bám vào các tế bào da, do đó hệ miễn dịch lại phá hủy những tế bào này thay vì tiêu diệt mụn.
Để trị mụn, diệt vi khuẩn thôi vẫn chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn tác động của các yếu tố hóa ứng động. Khi ampicilin được phát minh vào năm 1961, nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn mụn và cả các phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra.
Tuy nhiên, đến năm 1981, số vi khuẩn có khả năng kháng lại ampicilin ngày càng tăng khiến loại kháng sinh này không thể diệt được vi khuẩn và cũng không còn tác dụng giảm viêm. 30 năm sau, năm 2011, ampicillin gần như không còn tác dụng trị mụn.
Nếu không trị được mụn thì ampicillin còn có tác dụng nào nữa?
Dù không còn tác dụng trị mụn nhưng ampicillin vẫn có thể dùng để trị một số dạng nhiễm khuẩn da khác. HIện nay, ampicillin có công dụng khá hiệu quả trong việc trị tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn.
Tụ cầu khuẩn gây ra những nốt sưng rất giống mụn khi bị viêm. Nhưng vết sưng này bắt đầu mọc ra ở những vết thương hở hay vết xước trên da chứ không phải ở lỗ chân lông như mụn. Những vết sưng này thường gây đau đớn hơn mụn vì mụn thường chỉ đưa những phản ứng viêm đến vùng da xung quang còn tụ cầu khuẩn lại tiết ra chất độc trực tiếp vào da.
Mụn trứng cá thường chỉ xảy ra trên mặt trong khi tụ cầu khuẩn lại có thể xâm nhập bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân. Tụ cầu khuẩn có thể gây đông máu để có thể thoát khỏi hệ miễn dịch, di chuyển khắp cơ thể, phá hủy các mô nội tạng. Dấu hiệu của nhiễm tụ cầu khuẩn là chất dịch trong màu vàng chảy ra từ các vết thương trên cơ thể.
Bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có thể nhiễm phế cầu khuẩn, tuy nhiên lại thường là trên mặt ở người lớn và trên mông ở trẻ nhỏ. Phế cầu khuẩn làm phá hủy da, nhưng thường chỉ là lớp biểu bì trên cùng của da, khiến da bị phồng rộp, tiết ra chất dịch lỏng màu vàng, có thể khô lại trên da.
Cả 2 loại vi khuẩn tụ cầu và phế cầu khuẩn đều có thể gây ra bệnh chốc lở. Khi chốc lở được gây ra bởi tụ cầu khuẩn, triệu chứng đầu tiên là viêm mũi dị ứng. Khi dịch viêm chảy vào cùng da bị thương, tụ cầu khuẩn sẽ làm da bị phồng rộp. Vì tụ cầu khuẩn thường đi sâu vào dưới da nên các nốt phồng thường không lan nhanh. Tụ cầu khuẩn cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết và để lại sẹo trên da.
Khi phế cầu khuẩn gay ra bệnh chốc lở, nó thường không ăn sâu vào da và các vết phồng lan ra nhanh hơn. Phế cầu khuẩn thường không gây sưng hạch bạch huyết và cũng không để lại sẹo. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại dễ lây lan hơn tụ cầu khuẩn.
Neosporin là một loại thuốc có thể chữa được cả hai loại chốc lở. Neosporin là hỗn hợp của bacitracin, neomycin, và polymyxin B, các loại kháng sinh thành phần này đều không trị được vi khuẩn mụn nhưng khi được kết hợp lại, chúng có tác dụng trị chốc lở rất hiệu quả, ngoại trừ trường hợp người dùng bị dị ứng với một trong ba loại kháng sinh này.
Những người bị dị ứng với thành phẩn của Neospoin có thể chọn ampicillin. Các loại kháng sinh khác, đặc biệt là clindamycin có thể dùng để trị mụn nhưng ampicillin lại thường chỉ được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn của da.
Người bị mụn có cần dùng ampicillin không?
Bạn đang dùng benzoyl peroxide để trị mụn nhưng không thấy có tiến triển, bạn có thể đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn. Trong trường hợp này, ampicillin có thể giúp ích cho bạn.
Ampicilin thường được uống dưới dạng viên, dạng dung dịch hoặc cũng có thể được tiêm trực tiếp. Một nhược điểm của ampicillin đó là nó có liều dùng 4 lần/ngày vì cứ cách 90 phút, gan lại phân hủy 50% lượng ampicillin có trong máu.
Ampicilin còn có nhược điểmlà gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như ban đỏ, bong da, giảm hồng cầu và bạch cầu. Ampicilin còn gây ra một hiện tượng gọi là “lưỡi lông” do miệng bị nhiễm một loại nấm men và gây nhiễm trùng ống tiết niệu. Ampicilin cũng là nguyên nhân gây viêm miệng và Hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
Việc dùng đồng thời cả ampicillin và các loại khác sinh khác có thể gây các phản ứng phản vệ dẫn đến tử vong. Không bao giờ được dùng ampicillin chung với các loại kháng sinh khác như demeclocylcine, doxycycline, minacycline, hay tetracycline. Ampicilin cũng có thể tương tác với vitamin C, aspirin, estrogen, các loại thuốc chống trầm cảm, các loại kháng sinh thế hệ mới khácvà nhôm hydroxit trong các chất khử mùi.
Bạn không nên tự ý sử dụng ampicillin do có quá nhiều rủi ro. Nếu bạn muốn dùng ampicillin, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước.
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn bằng các phương pháp tẩy rửa thường xuyên cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần nên theo một quy tình dưỡng da hoàn chỉnh để ngăn ngừa mụn và các vấn đề khác về da.
Từ khóa » Thuốc Ampi Rút Mủ
-
Thuốc Ampi Trị Mủ Và Nhiễm Trùng Phải Không BS? - AloBacsi
-
Thuốc Ampicillin: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ | Vinmec
-
Ampicillin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc điều Trị Viêm Da Mủ, Sử Dụng Thế Nào Cho đúng?
-
Tìm Hiểu Công Dụng Và Liều Dùng Thuốc Ampicillin 500mg
-
Thuốc Ampi Rắc Lên Vết Thương Có được Không? Tác Dụng Của Thuốc ...
-
Nên Dùng Ampicillin ở Dạng Phối Hợp - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Ampicillin 500mg - Domesco - Health Việt Nam
-
Thuốc Kháng Sinh Tốt Nhất Cho Mụn Nhọt Là Gì? | VIAM
-
Sưng Lợi Có Mủ Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
Thuốc Kháng Sinh Cho Vết Thương Có Mủ để Chữa Lành: Hướng Dẫn
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Các Câu Hỏi Về Thuốc (Phần 1)
-
Nhiễm Khuẩn Do Escherichia Coli - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia