Amply 4 Sò Là Gì, Công Suất Bao Nhiêu? Sơ đồ Mạch Amply 4 Sò

Trang chủ Tư vấn Amply Amply 4 sò là gì, công suất bao nhiêu? Sơ đồ mạch amply 4 sò Amply 4 sò là gì, công suất bao nhiêu? Sơ đồ mạch amply 4 sò Lạc Việt Audio 26/09/2020 18576 lượt xem

Nội Dung

  • Amply 4 sò là gì?
  • Amply 4 sò công suất bao nhiêu?
  • Sơ đồ mạch amply 4 sò
    • Hình ảnh 3d mạch amply 4 sò
    • Đây là sơ đồ mạch amply 4 sò
    • Danh sách các linh kiện cho mạch amply 4 sò
    • File mạch amply 4 sò 
    • Cách lắp linh kiện cho mạch
    • Nguyên lý hoạt động của mạch 4 sò trên
  • Mạch amply 4 sò sơ đồ 2
    • Thiết kế mạch
    • Nguyên lý làm việc
  • Giới thiệu một vài amply 4 sò giá rẻ 
    • Ưu điểm amply 4 sò giá rẻ
    • Nhược điểm amply 4 sò giá rẻ
    • Một số dòng amply 4 sò giá rẻ
  • Cách nâng cấp ampli karaoke 4 sò lên 8 sò

Amply 4 sò là dòng amply có công suất vừa phải và được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại các dàn karaoke gia đình. Vậy các bạn đã biết amply 4 sò là gì? Amply 4 sò công suất bao nhiêu chưa?

Amply 4 sò là gì?

Đầu tiên các bạn phải biết sò công suất được sử dụng trong amply karaoke và cục đẩy là gì? Bài viết chi tiết về nó mình đã có rồi, mình không phân tích lại nữa.

Amply 4 sò là amply sử dụng 4 sò công suất. 4 sò công suất trên amply này có thể là của hãng TOSHIBA, có thể của hãng JK,… cái này không cần biết, chỉ cần biết số lượng sò trên amply hay cục đẩy nó là 4 thì nó gọi là amply 4 sò hoặc cục đẩy 4 sò mà thôi.

Amply 4 sò và kiến thức cần biết

Amply 4 sò và kiến thức cần biết

Amply 4 sò công suất bao nhiêu?

Amply 4 sò công suất bao nhiêu thì không thể có câu trả lời chính xác được, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất đó là sò công suất đó của hãng nào? Của TOSHIBA hay JK? Sò đó là sò than hay sò sắt,… mỗi loại lại có một công suất khác nhau.

Công suất của amply người ta thường gọi là công suất RMS, đây là công suất hiệu dụng thực tế của amply. Mỗi amply 4 sò sẽ có một mức công suất khác nhau, tùy vào hãng. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có các mức công suất tương đối như sau dựa theo các hãng:

  • Amply 4 sò TOSHIBA công suất: 250W – 700W
  • Amply 4 sò JK công suất: 350W – 750W
  • Amply 4 sò Sanken công suất: 200W – 700W
  • Amply 4 sò Motorola công suất: 150W – 600W
  • Amply 4 sò Hitachi công suất: 250W – 900W

Đới với các hãng amply nổi tiếng

  • Amply 4 sò Jarguar công suất: 300W – 700W
  • Amply 4 sò California công suất: 250W – 600W
  • Amply 4 sò Nanomax công suất: 150W – 1000W chuyên cho hội trường

Sơ đồ mạch amply 4 sò

Mạch vẽ sơ đồ amply 4 sò sẽ giúp bạn hình dung ra cách lắp ráp các linh kiện cho mạch. Cái này đặc biệt hữu ích với người làm điện tử hoặc người muốn tự chế, tự làm mạch amply cho mình. Dưới đây là các sơ đồ mạch cho amply 4 sò phổ biến nhất.

Hình ảnh 3d mạch amply 4 sò

Mạch amply 4 sò toshiba sau khi dựng lên hình

Mạch amply 4 sò toshiba sau khi dựng lên hình

Đây là sơ đồ mạch amply 4 sò

Sơ đồ mạch amply 4 sò dùng sò toshiba

Sơ đồ mạch amply 4 sò dùng sò toshiba

Danh sách các linh kiện cho mạch amply 4 sò

Nếu bạn muốn tự lắp mạch amply 4 sò này, bạn cần chuẩn bị các linh kiện cho mạch amply như sau.

  • KF 7.62 3P = 1
  • KBF 1010 = 1
  • Tụ hóa 4700uF/50V = 2
  • 1N4007 = 6
  • Tụ hóa 47uF/50V = 6
  • A1015 = 4
  • TIP41 = 4
  • TIP42 = 2
  • J13009 = 4
  • Tụ 104 = 2
  • Tụ 151 = 4
  • Tụ 474 = 2
  • Tụ 102 = 2
  • Trở 0.47/5W = 4
  • Trở 100/0.5W = 6
  • Trở 10 = 2
  • Trở 33 = 3
  • Trở 560 = 2
  • Trở 680 = 4
  • Trở 4k7 = 4
  • Trở 15K = 2
  • Trở 22K = 2
  • Trở 56k = 2

File mạch amply 4 sò 

File mạch amply 4 sò như nào? Các bạn thiết kế mạch theo file này nhé:  mach-amply-4-so

Cách lắp linh kiện cho mạch

Chi tiết cách lắp linh kiện cho mạch ở đây nhé!

Nguyên lý hoạt động của mạch 4 sò trên

  • Mạch sở đồ 4 sò trên làm việc theo nguyên tắc kéo đẩy và sơ đồ mạch là sơ đồ mạch AB
  • Mạch công suất class AB là mạch lai giữa mạch A và mạch B
  • Hai sò công suất trong amplifier Class AB sẽ hoạt động cùng lúc, triệt tiêu mức sai số tín hiệu như ta thấy trong Class B.
  • Hai sò công suất trong amplifier Class AB có mức bias điện áp rất nhỏ, khoảng 5% đến 10% giá trị của dòng nghỉ cung cấp cho sò công suất. Vấn đề là ở chỗ các ampli đẩy-kéo có điểm làm việc tại khu vực ngưng (cutoff) của đường đặc tuyến tải.
  • Tại điểm làm việc cutoff này chỉ 50% tín hiệu ngõ vào được khuyếch đại, chính vì vậy người ta phải dùng 2 sò công suất hoạt động, một sò sẽ khuyếch đại phần tín hiệu dương và một sò khuyếch đại phần tín hiệu âm (đẩy-kéo), vì vậy có tên gọi là Push-Pull.
  • Class AB sẽ có mức làm việc cao hơn so với chỉ nửa chu kỳ của Class B, nhưng lại ít hơn nhiều so với toàn chu kỳ của Class A.

==>> Điểm mạnh của điện áp bias thấp là mức sai số sẽ được giảm thiểu so với Class B và hiệu năng cũng được cải thiện so với Class A. Hiệu năng của amplifier Class AB vào khoảng 50% đến 60%. Âm thanh của Class AB Push-Pull theo đánh giá chung là có không gian rộng, hoành tráng và độ động tốt.

Mạch amply 4 sò sơ đồ 2

Thiết kế mạch

Mạch amply 4 sò sơ đồ 2

Mạch amply 4 sò sơ đồ 2

Nguyên lý làm việc

Sơ đồ mạch công suất âm thanh Tự lắp ráp mạch công suất tăng âm Sơ đồ cơ bản mạch khuếch đại âm thanh rời. Nguyên lý hoạt động của mạch công suất – C1 : Dẫn tín hiệu vào. – C6 : Tụ lọc nguồn chính, giá trị của C6 phụ thuộ

Tự lắp ráp mạch công suất tăng âm Sơ đồ cơ bản mạch khuếch đại âm thanh rời.

Nguyên lý hoạt động của mạch công suất

– C1 : Dẫn tín hiệu vào. – C6 : Tụ lọc nguồn chính, giá trị của C6 phụ thuộc vào dòng tải, nói cách khác phụ thuộc vào công suất hoạt động của mạch. Mạch có công suất càng lớn, ăn dòng càng lớn thì C6 phải có giá trị càng cao. Nếu không, sẽ gây hiện tượng “đập mạch” có nghĩa là điện áp trên C6 bị nhấp nhô và loa sẽ phát sinh tiếng ù_gọi là ù xoay chiều. Nếu điện áp nuôi mạch được cấp bởi biến áp 50Hz sẽ nghe tiếng ù, nếu cấp bằng biến áp xung tần số cao sẽ nghe tiếng rít. – R5-C3 : Hợp thành mạch lọc RC ổn định nguồn cấp và chống tự kích cho tầng k/đ 2, 1. Tuy nhiên nếu mắc ở đây thì tác dụng của R5-C3 không cao. Muốn nâng cao tác dụng của nó bạn phải mắc mắt lọc này về phía cực (+) của C6. – R3-C2 : Mạch lọc RC ổn định nguồn, chống tự kích cho k/đ 1 (k/đ cửa vào). – R1-R2 : Định thiên, phân áp để ổn định phân cực tĩnh cho Q1, để Q1 ko gây méo tuyến tính khi k/d thì R1 phải được chỉnh để Q1 làm việc ở chế độ A (tương ứng Ube Q1 ~ 0.8V đối với BTJ gốc silic). Đồng thời R2 phải được chọn có giá trị bằng trở kháng ra của mạch đằng trước. Nếu tín hiệu vào là micro thì R2 có giá trị chính bằng trở kháng của micro. – R4 : Tải Q1, định thiên cho Q2. Trong mạch này Q1 và Q2 được ghép trực tiếp để tăng hệ số k/đ dòng điện trước khi công suất (Q2 đóng vai trò tiền k/đ công suất). Mặt khác cũng để giảm méo biên độ và méo tần số khi tần số, biên độ của tín hiệu vào thay đổi. – R7-C4 : Hợp thành mạch hồi tiếp âm dòng điện có tác dụng ổn định hệ số k/đ dòng điện cho Q1, giảm nhỏ hiện tượng méo biên độ. Khi đ/chỉnh giá trị của C4 sẽ thay đổi hệ số k/đ của Q1, nói cách khác đ/c C4 sẽ làm mạch kêu to_kêu nhỏ. – Q1 : K/đại tín hiệu vào, được mắc theo kiểu E chung. – Q2 : Đóng vai trò k/đ tiền công suất được mắc kiểu C chung. Tín hiệu ra ở chân E cấp cho 2 BJT công suất. Ở đây, thực chất ko có tín hiệu xoay chiều nào hết, chỉ có điện áp một chiều thay đổi (lên xuống) quanh mức tĩnh ban đầu. Tín hiệu ra ở chân E Q2 được dùng kích thích (thông qua thay đổi điện áp) cho Q3, Q4. – Q3, Q3 : Cặp BJT công suất được mắc theo kiểu “đẩy kéo nối tiếp”. Hai BJT này thay nhau đóng/mở ở từng nửa chu kỳ của tín hiệu đặt vào. Lưu ý là Q3 dùng PNP, Q4 dùng NPN nhưng phải có thông số tương đương nhau. Kiểu mắc Q2, Q3, Q4 như trên gọi là “đẩy kéo nối tiếp tự đạo pha” – R9, R10 : Điện trở cầu chì, bảo vệ Q3, Q4 khỏi bị chết khi có 1 trong 2 BJT bị chập. – D1, D2 : Ổn định nhiệt, bảo vệ tránh cho Q3, Q4 bị nóng. Cơ chế bảo vệ tôi ko giải thích ở đây, các bạn tự xem lại lý thuyết mạch BJT cơ bản. – PR1 : Điều chỉnh phân cực Q4, thông qua đó chỉnh cân bằng cho “điện áp trung điểm”

Các linh kiện sẽ hoạt động theo nguyên lý sau: Chế độ tĩnh : Khi tín hiệu vào bằng 0. – Mạch được thiết kế để Q1, Q2 hoạt động ở chế độ A. Q3, Q4 có thể ở chế độ A hoặc AB. – PR1 được đ/chỉnh để Q3, Q4 có điện áp chân B bằng nhau, như vậy độ mở của Q3=Q4 và kết quả là điện áp tại điểm C bằng 1/2 điện áp nguồn cấp (theo sơ đồ mạch được cấp 15V thì điện áp điểm C là 7.V), điện áp tại điểm C gọi là “điện áp trung điểm“. – Tụ C5 được nối vào điểm C. Điện áp ban đầu trên tụ chính bằng điện áp điểm C (7.5V) Khi tín hiệu vào ở bán kỳ dương (+): – Điện áp chân B Q1 tăng → Q1 mở thêm, dòng IcQ1 tăng → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) tăng làm cho UcQ1 giảm. Độ giảm của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào. – Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 giảm thì UbQ2 giảm theo làm cho Q2 khóa bớt, như vậy dòng IcQ2 giảm xuống dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều giảm. – Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA giảm thì độ mở Q3 tăng (mở thêm), UB giảm thì độ mở Q4 giảm (khóa bớt). – Vì Q3 mở thêm, Q4 khóa bớt làm cho điện áp tại điểm C tăng lên dẫn tới tụ C5 (ban đầu là 7.5V) nạp, dòng nạp cho C5 đi từ (+) nguồn 15V → CEQ3 → R9 → C5 → loa → mass. Dòng nạp qua loa là đi xuống. Điện áp trên tụ C5 lúc này lớn hơn 7.5V. Khi tín hiệu vào ở bán kỳ âm (-) – Điện áp chân B Q1 giảm → Q1 khóa bớt, dòng IcQ1 giảm → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) giảm làm cho UcQ1 tăng. Độ tăng của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào. – Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 tăng thì UbQ2 tăng theo làm cho Q2 mở thêm, như vậy dòng IcQ2 tăng lên dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều tăng. – Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA tăng thì độ mở Q3 giảm (khóa bớt), UB tăng thì độ mở Q4 tăng (mở thêm). – Vì Q3 khóa bớt, Q4 mở thêm làm cho điện áp tại điểm C giảm lên dẫn tới tụ C5 phóng, dòng phóng của C5 đi từ (+) tụ → R10 → CQ4 → mass → loa → (-)C5. Dòng phóng qua loa là đi lên.

Như vậy, với cả chu kỳ của tín hiệu vào ta thu được 2 dòng điện liên tục đi xuống/đi lên ở loa, đó chính là tín hiệu xoay chiều ra loa. Cường độ 2 dòng này tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu xoay chiều vào mạch.

Nguồn: https://vi-vn.facebook.com/HoiNhungNguoiYeuThichDienTu/photos/a.339226352877411/339226356210744

Giới thiệu một vài amply 4 sò giá rẻ 

Có rất nhiều dòng amply 4 sò giá rẻ hiện nay trên thị trường bởi nó có rất nhiều ưu điểm trong khi nhược điểm lại rất hạn chế.

Ưu điểm amply 4 sò giá rẻ

  • Giá rẻ, mức giá trung bình của nó chỉ từ 2.000.000 – 4.000.000đ là bạn đã có thể sở hữu được một sản phẩm.
  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng sửa chữa
  • Tỏa nhiệt ít nên không hay hỏng vặt
  • Được bán ở nhiều nơi, thanh lý, trao đổi dễ dàng
  • Độ bền cao hơn các dòng nhiều so khác
  • Mạch của nó có thể dùng cho cả cục đẩy công suất.

Nhược điểm amply 4 sò giá rẻ

  • Nhược điểm duy nhất của nó là về mặt trung bình thì công suất của nó bé hơn các dòng khác nên chỉ có thể kết hợp với một cặp loa bass 30 mà thôi, không thể kéo được cặp loa khác.

Một số dòng amply 4 sò giá rẻ

  • Amply 4 sò Jarguar 203n liên doanh: giá rẻ 1.500.000đ
  • Amply 4 sò Jarguar 506N liên doanh: giá rẻ 3.500.000đ
  • Amply Rinton RS-2800 4 sò : giá rẻ 3.500.000đ

Cách nâng cấp ampli karaoke 4 sò lên 8 sò

Trong quá trình sử dụng, chắc chắn sẽ có nhiều người dùng muốn nâng cấp amply karaoke 4 sò lên 8 sò. Nhưng thực sự điều này tương đối khó khăn với người không hiểu về nguyên lý cũng như đọc được mạch vẽ của amply 4 sò.

Để có thể nâng cấp ampli karaoke 4 sò lên 8 sò các bạn cần chú ý các điều sau:

  • Mạch amply 4 sò vẫn buộc phải thay đổi khi nâng lên 8 sò do volt cao hơn amp cao hơn
  • Loại sò của 4 sò cũ cần trùng khớp với 4 sò được nâng cấp thêm
  • Cần gia cố thêm mạch và số vòng dây quấn của amply để công suất ra và tỷ lệ S/N của amply karaoke không thay đổi.

Nếu bạn không thể tự nâng cấp ampli karaoke 4 sò lên 8 sò tại nhà, thì hãy gọi ngay cho Lạc Việt Audio, chung tôi sẽ hướng dẫn bạn hoặc trực tiếp làm giúp bạn với mức phí rất nhỏ.

Bài viết liên quan
  • Loa Bose 701 ghép với amply nào nghe hay nhất?

    28/12/2023
  • Ampli đèn là gì? Tìm hiểu về ưu nhược điểm của ampli đèn

    15/10/2023
  • Cách thiết kế phòng thu âm chuyên nghiệp tại nhà

    04/10/2023
Bình luận của bạn Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.

Tin Tư vấn Amply

  • Loa Bose 701 ghép với amply nào nghe hay nhất?

  • Ampli đèn là gì? Tìm hiểu về ưu nhược điểm của ampli đèn

  • Cách thiết kế phòng thu âm chuyên nghiệp tại nhà

  • Giá bán Amply 5.1 cũ – Top 5 siêu sịn, cách chọn và cách dùng

  • Amply hát văn hiện đại

    Amply hát văn là gì? Chọn amply hát chầu văn trong 2 phút

  • Amply phân vùng

    TOP [5+] amply phân vùng giá rẻ – hiệu quả nhất!!!

  • Amply 8 sò công suất bao nhiêu, mức giá rẻ nhất hiện nay!!!

    Amply 8 sò công suất bao nhiêu, mức giá rẻ nhất hiện nay!!!

  • Đèn quắc amply

    Đèn quắc amply – Equalizer là gì? Báo giá 3 dòng mặt quắt bán chạy nhất

  • Amply ô tô tháo xe

    [5+] Thanh lý amply ô tô tháo xe – mới, cũ giá rẻ chất lượng

  • Amply ô tô

    Báo giá 7 Amply ô tô – xe hơi 12 V, 24V mạnh mẽ bền chắc

Sản phẩm Nổi Bật

Loa sub HD LX-18A

Liên hệ

Loa array HD LX-10

Liên hệ Mixer Dream DMP 12 chính hãng

Mixer Dream DMP 12

Liên hệ Mixer Dream DMP 16 chính hãng

Mixer Dream DMP 16

Liên hệ Tủ nhựa ABS 8U

Tủ nhựa ABS 8U

Liên hệ Tủ nhựa ABS 6U

Tủ nhựa ABS 6U

Liên hệ Tủ sắt âm thanh 20UD600

Tủ sắt âm thanh 20UD600

Liên hệ Tủ sắt âm thanh 16UD600

Tủ sắt âm thanh 16UD600

Liên hệ Tủ sắt âm thanh 12UD600

Tủ sắt âm thanh 12UD600

Liên hệ Tủ sắt âm thanh 10UD600

Tủ sắt âm thanh 10UD600

Liên hệ Tủ gỗ 16U chuyên nghiệp

Tủ gỗ 16U chuyên nghiệp

Liên hệ Tủ gỗ 12U chuyên nghiệp

Tủ gỗ 12U chuyên nghiệp

Liên hệ Tủ gỗ 10U chuyên nghiệp

Tủ gỗ 10U chuyên nghiệp

Liên hệ Tủ gỗ 8U chuyên nghiệp

Tủ gỗ 8U chuyên nghiệp

Liên hệ Tủ gỗ 16U Mixer

Tủ gỗ 16U Mixer

Liên hệ Công ty cổ phần âm thanh Lạc Việt. GPKD số: 0107752669, cấp ngày 08/03/2017, UBND thành phố Hà Nội Miền Bắc0989 682 236 Miền Nam 0979 520 980

Từ khóa » Sơ đồ Mạch Amply 4 Sò