Ăn Chuối Gây Nên Những Vấn đề Tiêu Hóa Nào? - VnExpress
Chuối là thực phẩm được sử dụng khá quen thuộc trong cuộc sống và thường được khuyên dùng trong thời kỳ buồn nôn. Bởi lẽ, trong chuối có những chất kích thích sản xuất chất nhầy từ niêm mạc dạ dày ức chế các yếu tố gây buồn nôn. Bên cạnh đó, những người có vấn đề như nôn mửa, tiêu chảy thường dùng chuối để bổ sung kali và chất dinh dưỡng thiết yếu.
Mặc dù chuối dễ tiêu hóa, được dung nạp tốt nhưng nhiều người vẫn gặp phải các triệu chứng đường tiêu hóa khi ăn loại quả này. Một số triệu chứng điển hình có thể liệt kê như hội chứng ruột kích thích (IBS), một rối loạn phổ biến gây đau bụng, chuột rút, đầy hơi, chướng bụng và các vấn đề về dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Một lý do khiến cơ thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn chuối là do hàm lượng chất xơ hòa tan trong quả chuối. Chất xơ hòa tan hòa tan trong nước và dễ dàng lên men trong ruột già hơn chất xơ không hòa tan. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi ở một số người.
Chuối cũng chứa sorbitol, một loại đường tự nhiên có tác dụng nhuận tràng dễ gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ một lượng lớn. Sorbitol còn được tìm thấy trong các loại trái cây như chà là, quả mọng, chuối, đào và mận. Sorbitol cũng được sử dụng như một chất thay thế đường trong kẹo cao su không đường, món tráng miệng và kẹo.
Bên cạnh đau dạ dày, chuối là thực phẩm gây kích thích phổ biến đối với những người bị hội chứng ruột kích thích vì khi chuối bị phân hủy trong dạ dày gây ra tình trạng dư thừa khí. Chuối chín chứa nhiều fructose (một loại đường đơn), dễ gây ra nhiều tác dụng phụ tương tự như đường lactose khiến khó tiêu.
Có khoảng 1,2% dân số bị dị ứng với chuối. Những người này thường cũng bị dị ứng với phấn hoa hoặc nhựa mủ vì chúng có cấu trúc protein tương tự nhau. Đối tượng này khi ăn chuối dễ bị khò khè khó thở, thu hẹp cổ họng, phát ban sau vài phút, nhiều trường hợp còn đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Một người không dung nạp fructose gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose. Tình trạng kém hấp thu đường fructose xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ đường fructose theo cách nó cần. Điều này gây ra đầy hơi chướng bụng và khó chịu ở bụng. Hầu hết mọi người có thể dung nạp một lượng nhỏ đường fructose có trong trái cây như chuối.
Nếu bạn bị đầy hơi, chướng bụng hoặc khó chịu ở bụng sau khi ăn chuối, nên kiểm tra lại khẩu phần ăn. Thay đổi từ từ, ví dụ thay vì ăn một hoặc nhiều quả chuối mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng cách ăn một nửa quả chuối để xem liệu các triệu chứng có biến mất hay không.
Anh Chi (Theo Verywellhealth)
Từ khóa » Chuối Ruột
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Quả Chuối | Vinmec
-
Bị đau Dạ Dày Có Nên ăn Chuối Không? | Vinmec
-
Các Loại Chuối Phổ Biến Hiện Nay Và Cách Phân Biệt Từng Loại
-
Chuối- “chìa Khóa Vàng” Cho Sức Khỏe - VOV
-
Loại Quả Ruột Chuối, Mùi Giống Chocolate Của Nhật Bản - Zing
-
Ăn Chuối Lúc đói Có Gây đau Dạ Dày Và Nên ăn Loại Chuối Gì? | Medlatec
-
Phân Biệt Các Loại Chuối ở Việt Nam: Chuối Tiêu, Sứ, Ngự, Cau, Tiêu ...
-
Chuối: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Khi ăn Kẻo 'rước Họa Vào Thân'
-
Tác Dụng Của Chuối ở Những Mức độ Chín Khác Nhau
-
Có Nên ăn Chuối Khi Bị Tiêu Chảy? - Báo Thanh Niên
-
Chuối Tiêu: Loại Quả Ngon Bổ Rẻ, Vị Thuốc đường Tiêu Hóa
-
Lý Do Khó Chịu, đầy Hơi Sau Khi ăn Chuối Chín
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Chuối ⋆ Hồng Ngọc Hospital