Ăn Con So Biển, Mất Mạng Như Chơi
Có thể bạn quan tâm
Ngay sau sự việc đáng tiếc này, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cảnh báo thêm, hiện nhiều người do chưa phân biệt được con so và con sam biển nên đã sử dụng nhầm dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy kịch tính mạng vì trong con so biển có chứa chất tetrodotoxi - một chất cực độc giống độc tố của cá nóc và loài ốc mà cô giáo S đã sử dụng...
Cách phân biệt con sam và con so.
Theo Cục An toàn thực phẩm, vùng ven biển nước ta có hai con vật rất giống nhau: con sam và con so. Cả hai con này đều sống chủ yếu ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
Con sam (tên khoa học là Tachypleus tridentatus) có hình thù lạ mắt, vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20cm), dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Con sam cái nặng khoảng 1kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đặc điểm của loài sam là luôn luôn đi đôi, con đực lúc nào cũng bám chặt cứng vào lưng con cái, không chịu rời.
Cục An toàn thực phẩm lưu ý, con so (tên khoa học là Carcinoscorpius rotunicauda) tuy hình dáng giống hệt con sam nhưng khác ở chỗ nhỏ hơn nhiều và chỉ đi một mình. Trứng sam là một thức ăn ngon và bổ được bà con vùng biển ưa chuộng, còn trứng so rất độc, ăn phải sẽ bị ngộ độc nguy hiểm.
TS. Lâm Quốc Hùng - Cục An toàn thực phẩm cho biết, chất độc giết người trong loài so biển là tetrodotoxin, một chất cực độc giống độc tố của cá nóc. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Điều cần chú ý là chất độc này không bị nhiệt phá huỷ, nó chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, phơi khô hay sấy khô chất độc vẫn tồn tại, do đó thức ăn được đun nấu chín, nướng chín hay phơi khô ăn đều nguy hiểm. Liều tử vong đối với người là 1 - 2 miligam.
Để đề phòng ngộ độc so biển, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn so biển, kể cả trứng và thịt của loài này. So biển có hình dạng rất giống sam biển, vì vậy trước khi chế biến, hãy nhận diện, phân biệt khi nào chắc chắn là sam biển mới được ăn.
Từ khóa » So Biển Có ăn được Không
-
CẦN PHÂN BIỆT SAM BIỂN VÀ SO BIỂN ĐỂ PHÒNG NGỘ ĐỘC ...
-
Nhận Biết Sam Biển Và So Biển để Tránh Ngộ độc Thực Phẩm
-
Mối Nguy Hiểm Từ ăn Con So Biển
-
Ngộ độc So Biển. - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Phân Biệt So Biển Và Sam Biển Tránh ăn Nhầm Chết Người - VnExpress
-
Mối Nguy Hiểm Từ ăn Con So Biển - Thành Phố Uông Bí
-
Phân Biệt Sam Biển Và So Biển để Tránh Bị Ngộ độc
-
Cách Phân Biệt Con Sam Và Con So để Tránh Ngộ độc - Bách Hóa XANH
-
Phòng Tránh Ngộ độc Do ăn Trứng So Biển - Cục An Toàn Thực Phẩm
-
Ăn Nhầm Con So Biển, 4 Người Phải Nhập Viện - Hànộimới
-
Ăn So Biển, Hai Người Suýt Chết
-
Phân Biệt Sam Biển Với So Biển, để ăn Cho An Toàn | VTC14 - YouTube
-
Sam Biển Quảng Ninh: 3 Cách Chế Biến Món Ngon Ngay Tại Nhà
-
Tuyệt đối Không được Dùng So Biển Làm Nguyên Liệu Thực Phẩm