Ăn Dặm Kiểu BLW Là Gì? Thực đơn ăn Dặm Kiểu BLW Cho Bé 6 Tháng
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, các mẹ bỉm sữa thường mách tai nhau trên nhiều blog về phương pháp ăn dặm BLW với những kết quả rất tích cực và khả quan. Vậy ăn dặm kiểu BLW là gì? Phương pháp ăn dặm BLW khác gì ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm truyền thống? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Ăn dặm kiểu BLW là gì?
Khi bạn giải thích cho người khác hiểu ăn dặm do trẻ chỉ đạo là gì, bạn thường sẽ thấy câu trả lời thực ra rất đơn giản. Đó không phải là một số khái niệm hay ý tưởng mới lạ, đó là điều mà các bậc cha mẹ thường làm với con cái của họ trong nhiều năm. Nhiều bậc cha mẹ có con đã tìm ra phương pháp này một cách hữu cơ.
Ăn dặm kiểu BLW là phương pháp ăn dặm rất phổ biến ở các nước châu Âu nhưng mới được biết đến và áp dụng tại Việt Nam cách đây không lâu. BLW là viết tắt của Baby Led Weaning, nghĩa là ăn dặm tự quyết định, hiểu đơn giản thì con bạn sẽ được quyền lựa chọn ăn gì hay không ăn gì và ăn với mức độ bao nhiêu bên cạnh việc duy trì bú sữa mẹ.
Chúng ta đều biết sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ ngay từ khi vừa sinh ra cho đến khi ít nhất 6 tháng tuổi. Sau giai đoạn này, ngoài sữa ra thì đường ruột của bé có thể tiêu hóa thêm một số loại thực phẩm khác, cũng là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm.
Theo kiểu ăn dặm truyền thống, mẹ để bé làm quen dần với thực phẩm như bột và gạo ngũ cốc bằng cách xay nhuyễn chúng và bón ép bé ăn vì sợ con bị đói. Điều này nếu lặp đi lặp lại sẽ vô tình khiến con bạn hình thành tâm lý sợ hãi, ám ảnh với việc ăn uống, trở nên lười ăn, trẻ biếng ăn hơn.
Khác với đó, phương pháp ăn dặm BLW tức là ba mẹ chỉ là người cung cấp thức ăn còn bé sẽ tự lựa chọn món cũng như tự ăn bằng cách dùng tay bốc. Thức ăn đưa cho bé thường là rau, củ đã được nấu hoặc hấp chín vừa đủ. Với kiểu ăn dặm này, các bậc phụ huynh phải tôn trọng quyết định của con, sở thích của con, để con tự khám phá và làm quen với các loại thức ăn khác nhau một cách tự nhiên nhất.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn – Trăm ngàn mối lo của cha mẹ
2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW
Nếu em bé có tất cả các dấu hiệu sẵn sàng và được 5 tháng tuổi thì không sai khi bắt đầu ăn dặm sớm hơn một chút nhưng về mặt phát triển thì sau 6 tháng tuổi là tiêu chuẩn để bé sẵn sàng.
BLW là cách ăn dặm tự nhiên, bé được chọn lựa thức ăn mà mình thích, được học cách tự ăn và tự kiểm soát mọi thứ. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ tạo cơ hội cho bé phát triển các kỹ năng cần thiết như khả năng phối hợp giữa tay và mắt để thích ứng với cách ăn mới hay nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, BLW là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho bé khi mới tập ăn. Bé sẽ tự biết loại thức ăn nào cơ thể đang cần bổ sung và ăn bao nhiêu tùy thích khiến hệ tiêu hóa dần hoàn thiện và được tối ưu. Khi có sự can thiệp của ba mẹ như việc cố ép bé ăn thì chưa chắc đã đủ chất dinh dưỡng mà bé cần mà còn làm trẻ chán ghét việc ăn uống.
Phương pháp ăn dặm này cũng là một cách để cha mẹ theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Cha mẹ chỉ cần lên thực đơn và sắp xếp các món xung quanh để bé được tự do trong việc lựa chọn và cũng hứng thú hơn, khơi gợi trí tò mò của bé khi khám phá các loại đồ ăn một cách chủ động chứ không phải do bị bắt ép.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe thì lợi ích của phương pháp BLW còn là giảm nguy cơ bị béo phì ở trẻ nhỏ. Bé được thoải mái ăn với số lượng mình muốn và cũng tự biết dừng lại khi đã cảm thấy no. Như vậy, trẻ vẫn ăn đầy đủ một cách vui vẻ mà lại không ăn nhiều quá dẫn tới thừa chất hay béo phì. Điều này rất có lợi cho bé trong quá trình phát triển đầu đời.
Xem thêm: Mẹ có biết? Vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 – 9 tháng
Câu hỏi mà không ít bậc phụ huynh quan tâm khi cho con ăn dặm kiểu BLW đó là nên cho bé ăn gì? Đây là phương pháp mà bé được ăn uống theo sở thích nên bạn có thể cho bé ăn bất cứ thứ gì miễn là chúng ăn được.
Để dễ dàng hơn trong việc ăn uống cũng như cân bằng dinh dưỡng của bé thì bạn nên chuẩn bị các món rau củ như dưa chuột, bắp cải, bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang,… được nấu hoặc hấp chín vừa đủ để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho trẻ mà vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn cho chúng.
Các loại trái cây như cam, nho, kiwi, xoài, chuối, bơ, việt quất cũng góp phần làm phong phú thực đơn của bé hàng ngày hơn. Với màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon và thành phần giàu vitamin, khoáng chất, chúng sẽ kích thích sự thèm ăn của bé. Rau, củ, quả lại chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.
Trong ăn dặm BLW thì gạo ngũ cốc vẫn được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất đối với bé vì chúng là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào lại dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khác với ăn dặm theo kiểu truyền thống thì bé được tự múc ăn mà không cần sự trợ giúp hay bắt buộc nào từ bố mẹ. Hoặc thay vì dùng gạo ngũ cốc, bạn có thể cho bé ăn bánh mì để thay đổi khẩu vị, tránh bị nhàm chán thực đơn. Nên cắt bánh mì thành lát và quẹt một ít bơ hạt hoặc bơ bánh mì để chúng được mềm hơn và tăng độ thơm ngon.
Ngoài ra, bé từ 6 tháng tuổi trở lên còn có thể ăn được một số loại thịt mềm. Thịt là thực phẩm nổi tiếng giàu đạm, chất béo và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé và tái tạo hồng cầu trong máu. Ba mẹ nên cắt thịt thành từng miếng nhỏ để vừa miệng bé, bé cũng sẽ dễ dàng bốc hoặc xúc ăn hơn. Bạn cũng có thể cho bé ăn cá vì chúng chứa hàm lượng omega-3 cao, tốt cho hệ tim mạch và thị lực của trẻ. Cần đảm bảo đã loại sạch mọi mẩu xương dù là nhỏ nhất để bé có thể tận hưởng những bữa ăn thật an toàn và đầy thú vị.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý chia thức ăn của bé theo từng giai đoạn để phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hạn chế tối đa cho bé ăn đồ ăn nhanh, các thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ cách trị biếng ăn ở trẻ
4. Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW
Là cha mẹ, hẳn ai cũng mong muốn tìm kiếm cho con phương pháp ăn uống khoa học để con được phát triển và lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Có lẽ nhiều phụ huynh cũng biết tới và áp dụng ăn dặm kiểu Nhật. Trên thực tế, hoàn toàn có thể kết hợp được kiểu ăn dặm này với phương pháp BLW. Trước tiên, hãy tìm đi tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp.
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được ăn thức ăn thô vào đúng thời điểm. Cách này khá giống với ăn dặm truyền thống Việt Nam ở chỗ vào thời gian đầu sẽ cho bé ăn cháo loãng, sau đó tăng dần độ đặc của cháo theo quá trình bé lớn lên. Điều đó giúp bé dễ dàng nuốt thức ăn và tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Ăn dặm kiểu Nhật không trộn lẫn thức ăn vào với nhau để xay nhuyễn mà tách riêng thành 3 nhóm: tinh bột, đạm và vitamin. Vì vậy, bé có thể cảm nhận rõ mùi vị của các loại thức ăn khác nhau, phân biệt được chúng và ăn ngon miệng hơn.
Đa số các món ăn cho bé trong những tháng đầu hầu như không bỏ gia vị nên sẽ có phần nhạt. Nhờ đó mà bé được tận hưởng trọn vẹn hương vị tự nhiên của từng thực phẩm và cũng tránh nguy cơ bị thận.
Nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật đó là phải trình bày và chế biến món ăn sao cho đẹp mắt, nhiều hình thù và màu sắc khác nhau để kích thích bé thèm ăn hơn nên ba mẹ phải mất nhiều thời gian cho khâu này. Với những phụ huynh phải dành thời gian để đi làm thì việc sắp xếp thời gian cho hợp lý là một trở ngại lớn.
Với phương pháp ăn dặm BLW, trẻ sẽ được ăn những thực phẩm thô ngay từ khi bắt đầu và ăn như thế nào là do trẻ quyết định. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung rèn luyện kỹ năng ăn uống như việc cầm nắm, nhai và nuốt thức ăn, tạo cơ hội để bé khám phá các món ăn. Những đứa trẻ ăn dặm theo phương pháp này thường có thể dùng được thìa, dĩa rất sớm, sức ăn tốt, ít mắc bệnh béo phì và ăn uống khá điều độ. Hơn nữa, bạn không cần phải tốn thời gian vào việc chế biến món ăn cầu kỳ cho bé.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài hạn chế nhất định. Khi mới tập ăn dặm BLW, bé thường có xu hướng thích chơi với thức ăn hơn là ăn chúng nên sẽ chỉ ăn được rất ít. Tâm lý của các bậc phụ huynh Việt Nam là chú trọng đến cân nặng của con nên khi thấy con hầu như không ăn gì thì bắt đầu lo lắng và dễ quay về cho trẻ ăn theo cách truyền thống. Trong trường hợp trẻ ăn tốt hay ăn ít thì sau mỗi lần chúng ăn bạn đều phải dọn dẹp một mớ hỗn độn. Việc này cũng mất rất nhiều thời gian và công sức.
Xem thêm: Bộ vi chất dinh dưỡng cho trẻ cao lớn khỏe mạnh
Nhìn chung, hai phương pháp này đều hướng tới việc cho bé làm quen với thức ăn thô sớm, không ép bón cho trẻ ăn mà để chúng tự ăn, giúp bé cảm nhận và phân biệt các loại thực phẩm, hình thành nhiều thói quen tốt cho bé như ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, tập trung khi ăn.
Vậy nên cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật hay kiểu BLW? Mỗi phương pháp đều có những lợi ích và nhược điểm riêng nên không thể kết luận chính xác được là ăn dặm theo kiểu nào hơn. Các bậc cha mẹ nên căn cứ vào sở thích và cách thích ứng của trẻ cũng như quỹ thời gian mà bản thân có để lựa chọn phương pháp phù hợp. Nếu bạn vẫn đắn đo không biết chọn kiểu ăn dặm nào thì cách tốt nhất là kết hợp cả hai phương pháp này với nhau.
Từ những điểm chung và riêng, có thể đưa ra một số cách để kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW khá linh hoạt. Mẹ có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong khoảng 1 tháng đầu để bé dần quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và tăng độ thô của thức ăn theo kiểu BLW. Thời gian này không nên quá quan trọng bé ăn được nhiều hay ít mà chủ yếu là để tạo dựng sự hứng thú của bé với việc ăn uống.
Kết hợp hai phương pháp ăn dặm trong ngày cũng là sự sắp xếp khá hợp lý tùy vào thời điểm nào bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị thức ăn cho bé hơn, xen kẽ giữa ăn dặm kiểu Nhật với kiểu BLW trong suốt quá trình bé phát triển. Ngoài ra, mẹ có thể linh động hơn bằng cách kết hợp hai kiểu ăn trong từng bữa. Mẹ nên cho con ăn kiểu BLW trước rồi sau đó là kiểu Nhật để bé đỡ bị nôn ọe, ăn không được ngon miệng.
Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, nếu không có nhiều thời gian, mẹ nên mua sẵn các loại thực phẩm về sơ chế để nấu dần cho bé ăn trong vài ngày, tốt nhất là từ 2-3 ngày để đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng. Đối với những thực phẩm có tính bảo quản kém thì bạn nên chia thành từng phần rồi cấp đông.
Việc kết hợp hai phương pháp này giúp rèn luyện các kỹ năng và thói quen tốt cho bé từ sớm, ba mẹ linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian và lên thực đơn cho trẻ, ít vấp phải sự phản đối từ những người trong gia đình vì nó rất hợp lý và mang lại nhiều lợi ích cho bé nhất có thể.
Xem thêm: Lời khuyên chuyên gia dinh dưỡng giúp trẻ chấm dứt suy dinh dưỡng, chậm lớn
5. Tài liệu hướng dẫn ăn dặm BLW
Khi bắt đầu làm một việc gì mới, chúng ta thường dễ hoang mang và có không ít câu hỏi đặt ra, nhất là với cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp ăn dặm BLW trước khi quyết định cho con theo thì dưới đây là một số tài liệu tốt để bạn tham khảo.
5.1 Phương Pháp Ăn Dặm Bé Chỉ Huy – Tracey Murkett & Gill Rapley
Đây là cuốn sách nằm trong top những tài liệu cực kì nên đọc dành cho các bậc phụ huynh. Cuốn sách sẽ chỉ rõ ưu điểm cũng như nhược điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, làm tăng niềm tin của cha mẹ đối với cách ăn dặm này so với kiểu truyền thống. Nó còn cung cấp các thông tin để bạn đỡ bỡ ngỡ hơn khi bắt đầu cho con ăn dặm cũng như những món ăn, thực đơn đa dạng, khoa học có lợi nhất cho bé.
Các mẹ tham gia nhóm các mẹ bỉm sữa để cập nhật, chia sẻ thông tin chăm con, nuôi con tại link: Tâm sự của mẹ bỉm
5.2 Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến – Mẹ Ong Bông
Bạn vẫn có định kiến với phương pháp ăn dặm kiểu mới và chưa thể chấp nhận nó? Bạn cho rằng nuôi con là làm cho con bạn phải nghe lời dù là trong việc dạy chúng ăn hay dạy chúng học. Bạn cảm thấy chăm sóc trẻ là “một cuộc vật lộn”. Hãy đọc quyển sách này!
Cuốn sách không hướng dẫn bạn cách để làm bé vâng lời hơn hay khiến bé tăng cân tốt hơn mà nó giúp bạn tôn trọng con, hiểu được con thực sự muốn gì thông qua những hiểu biết về chu kỳ sinh học và tâm lý của bé. Từ việc thấu hiểu, bạn sẽ tự rút ra được những bài học trong việc nuôi dạy con cái để chúng trải qua quãng thời gian tuổi thơ một cách trọn vẹn và hạnh phúc nhất. Đó cũng là bước đệm cho con trên hành trình dài về sau.
5.3 Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến – Mẹ Ong Bông
Tiếp nối cuốn sách “Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến”, quyển sách này sẽ tập trung hoàn toàn vào vấn đề mà mẹ băn khoăn – ăn dặm. Sách sẽ triển khai về mảng ăn uống khoa học, lành mạnh cho bé ngay từ lúc bắt đầu cùng các gợi ý về thực đơn, công thức, mẹo nhỏ trong nấu nướng để con bạn có những bữa ăn đầy dinh dưỡng, chất lượng mà không hề nhàm chán.
Sách cũng chứa nhiều thông tin cần thiết về phương pháp ăn dặm BLW, gợi ý cho bạn nên bắt đầu từ đâu, như thế nào và cách kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật với ăn dặm tự chỉ huy sao cho hiệu quả.
Cuộc sống bận rộn với việc phải chăm sóc đứa trẻ của mình và sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chỉ giao cho con bất cứ thứ gì trẻ lớn đang ăn – đó cũng là khái niệm cơ bản đối với ăn dặm tự chỉ huy. Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ phương pháp này và lựa chọn cách ăn dặm phù hợp nhất để thuận tiện cho sự phát triển của bé.
Xem thêm: Tăng miễn dịch toàn diện – Phải hiểu đúng con mới khỏe mạnh
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.
Từ khóa » Các Món ăn Dặm Theo Phương Pháp Blw
-
Thực đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy (BLW) | Vinmec
-
8 Nguyên Tắc Vàng Giúp Bé ăn Dặm Theo Phương Pháp BLW "trăm ...
-
Ăn Dặm Theo Phương Pháp Blw Và 10 Món ăn Cực Tốt Cho Bé
-
[Phương Pháp ăn Dặm BLW] Nguyên Tắc Và 5+ Cách Mẹ áp Dụng
-
Phương Pháp ăn Dặm BLW: Trẻ Cũng Có Thể Chỉ Huy! - Hello Bacsi
-
Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng Chi Tiết 30 Ngày ... - Chanh Tươi
-
Phương Pháp ăn Dặm Do Bé Tự Quyết định (BLW) - Huggies
-
Thực Đơn Ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng Siêu Chi Tiết Từ A-Z / Ăn ...
-
Đầy đủ Các Kiểu ăn Dặm BLW & Thực đơn Cho Bé Từ ...
-
Bảng Thực đơn ăn Dặm Theo Phương Pháp BLW: Mẹ Nhàn, Con Vui
-
[Chuẩn] 20 Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 8 Tháng Tuổi
-
Mách Mẹ Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng “siêu Chuẩn”
-
Ăn Dặm Tự Chỉ Huy BLW Muôn Vàn Thắc Mắc được Giải đáp - Fitobimbi
-
[Gợi ý] Những Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 12 Tháng Tuổi - Monkey