ẤN ĐỘ: ĐỀN MẶT TRỜI KONARK (Phần 1).
Có thể bạn quan tâm
(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).
Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.
ẤN ĐỘ: ĐỀN MẶT TRỜI KONARK.
(Phần 1)
Nguyễn Xuân Quang
Đền Mặt Trời Konark cách Bhubaneswar 60 km về phía đông nam trên bờ Vịnh Bengal tiểu bang Odisha. Đền thờ thần mặt trời Surya. Đền được thừa nhận là một địa danh Di Sản Thế Giới UNESCO. Konak có Kon- phát xuất từ gốc Phạn ngữ gon-, Hy Lạp gonia, Anh ngữ corner. Theo c=g như cài = gài, Anh ngữ cor– biến âm với Việt ngữ góc và –arka là mặt trời, từ arka chỉ thần mặt trời Surya của Ấn Độ, mặt trời còn có tên là Aditya, biến âm với Việt ngữ Ác, mặt trời, chim ác là con quạ chỉ mặt trời ‘Ác tà rồi thỏ ngậm sương’, Khmer ngữ Athit, mặt trời có gốc từ Aditya. Konark ám chỉ vị trí đền ở góc đông nam của quần thể đền này hay của các đền thờ mặt trời trên khắp đất Ấn Độ nói chung.
Đền mặt trời Konak (ảnh của tác giả).
Đền được xây dựng vào thế kỷ 13 để dâng thờ cho Vua Narasimhadeva I của Triều Đại Đông Ganga năm 1250 (Sau Dương Lịch). Đây là thời Veda và là lúc Ấn giáo đã phục hưng tới tột đỉnh.
Cấu trúc và các yếu tố còn lại ngày nay nổi tiếng về các công trình nghệ thuật tinh tế, tinh vi gồm các hình tượng Ấn giáo, Veda và các chủ đề khác có cả các cảnh tình thuật kamasutra thác loạn cùng cực.
Thần Chủ.
Hiển nhiên thần chủ tại đền này là thần mặt trời Surya. Surya có từ gốc Phạn ngữ Sùra, mặt trời, Svàr, “the sun, sunshine”, gốc tái tạo Tiền-Ấn-Âu ngữ *sóh2wl gồm Hy Lạp hélios, Latin sòl, Ba Tư khur… biến âm với Việt ngữ Sủa. Ta có từ láy sáng sủa, nghĩa là Sáng = Sủa = Surya. Sáng là mặt, mắt. Surya là ‘mặt sáng Sủa’.
Như đã biết, về lịch sử người Aryans từ vùng Cận Đông, Ba Tư là người võ biền hiếu chiến xâm chiếm vùng Thung Lũng Sông Ấn rồi tiến chiếm khắp các vùng ở bán đảo Ấn Độ. Họ mang theo văn hóa, hiếu chiến thờ mặt trời, thần chiến tranh của dân võ biền, du mục hòa lẫn với văn hóa bản địa Sông Ấn tạo ra văn hóa Veda. Thần Mặt Trời Surya là thần của văn hóa Veda.
Đền này là chứng sử cho thấy nền văn hóa Veda đã hoàn toàn ngự trị tới tận miền Nam Ấn.
Thần mặt trời Surya nhô lên từ phương đông cưỡi xe 7 ngựa ngang qua bầu trời về phương tây. Tay cầm hoa sen. Thần lái xe là Aruna (nghĩa gốc là Đỏ, Hừng Rạng). Hai bên là thần Rạng Đông Usha và Ánh Sáng Pratyusha, đang bắn cung ra hai bên xua đuổi bóng tối.
Đứng trên cao từ trong nội địa vào lúc rạng đông, vào khi mặt trời mọc, đền hình xe ngựa trông như nhô lên từ đáy biển sâu chở mặt trời.
Ở đây có ba tượng thần mặt trời Surya vào buổi sáng (ứng với mặt trời Hừng Rạng Lang Hùng Vương) trông rất tươi trẻ sau một đêm, mặt trời Surya giữa trưa đầy sức sống (ứng với mặt trời chính ngọ, thượng đỉnh chói chang nhất trong ngày Kì Dương Vương) và mặt trời hoàng hôn trông mệt mỏi (ứng với Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân).
Thần mặt trời Surya mặt tươi tỉnh cưỡi ngựa một cách hùng dũng mang khuôn mặt mặt trời buổi sáng (ảnh của tác giả).
Ở mặt sau đền nhìn về hương tây (đền hướng về phía đông) có tượng thần Surya đi xe ngựa:
Thần mặt trời Surya ở Đền Konark (ảnh của tác giả).
Tượng thần mặt trời Surya này đứng trên xe ngựa, trông buồn ngủ, mặt trông mệt mỏi là thần mặt trời ở hướng tây mặt sau đền, là thần mặt trời Surya Hoàng Hôn.
Ta thấy rõ qua hình mặt trời diễn tả bằng từ (word) chấm-hai vòng tròn trong chữ nòng nọc vòng tròn-que. Chấm (.) hình đĩa tròn có một nghĩa là mặt trời nguyên tạo và hai vòng OO là thái âm, nước. Đây là mặt trời thái âm Nước, mặt trời lặn, hoàng hôn ứng với mặt trời Nước Chấn Lạc Long Quân có một khuôn mặt là biển (đưa 50 con xuống biển).
1. Kiến Trúc Đền.
Đền xây bằng đá hình cỗ xe ngựa khổng lồ của thần Mặt Trời Surya có 24 bánh xe mà thần mặt trời dùng đi từ đông sang tây mỗi ngày. Bây giờ chỉ còn là một phế tích, chỉ còn tháp nhỏ Đại Sảnh và nền cao của tháp chính.
Đền nguyên thủy và phần còn lại ngày nay (mầu vàng) (nguồn: Wikipedia).
Nguyên nhân đền bị phá hủy không rõ. Có thể do thiên tai hay do quân đội Hồi giáo đã nhiều lần càn quét qua đây vào thế kỷ 15 và 17.
Sơ đồ mặt bằng của đền hình cỗ xe ngựa (nguồn: thekonark.in).
Sơ đồ cho thấy đền làm theo những yếu tố cổ truyền là hình vuông và hình tròn của các đền đài Ấn giáo thấy ở Odisha, theo lối kiến trúc Kalinga. Kiến trúc này có hai phần chính là Tháp Chính (deul) cao. Theo duy dương như ở các đền thờ Shiva tháp chính có dạng gốc có hình nõ linga có thiết diện tròn của linga. Theo duy âm tháp có mái bằng nằm ngang nửa hình trụ ống (có thiết diện thon tròn) diễn tả âm đạo ví dụ như thấy ở Đền Vaital thờ Thần Nữ Bà Chằng Lửa Chamunda/Durga có mái loại này và trên nóc có thêm ba kiến trúc hình bầu OOO, Nòng thái âm xác thực là đền âm (O) Nữ (OO). Phần thứ hai là Đại Sảnh cũng dùng làm cổng vào tháp chính. Nguyên thủy Đại Sảnh có hình chữ nhật mái bằng (diễn tả âm đạo) như thấy ở Đền Parameshwara (xem bài viết về đền này). Ở đây hình tháp vuông nhọn đỉnh mang dương tính vì là đền thờ mặt trời. Thiết diện vuông diễn tả yoni vuông mang tính âm thái dương vì ở đây thuộc ngành mặt trời thái dương.
Ngoài ra với nghĩa muộn sau này vuông tròn cũng biểu tượng đất trời.
Các thủy thủ Âu châu nhìn từ ngoài biển vào gọi là Đền Đen (Black Pagoda) vì thấy tháp cao từ xa có mầu đen. Đây là một dấu mốc địa danh quan trọng cho họ ở Vịnh Bengal.
Cổng Đền.
Nổi bật hai bên cổng vào là tượng sư tử vồ con voi nằm phục dưới đất. Tổng quát trong Ấn giáo sư tử biểu tượng cho sự kiêu hãnh và voi biểu tượng cho phú quí. Ở đây hiện nay giải thích là voi đang giết một người cho là quỉ. Nhưng tại sao voi giết quỉ mà sư tử lại giết voi? Sư tử Ấn giáo sao lại bênh vực quỉ? Dĩ nhiên có ẩn ý gì đây. Hình người cho là quỉ thật ra phải hiểu ẩn ý là những tín đồ bị quỉ ám đã theo Phật giáo. Theo Ấn giáo cực đoan lúc đó Phật giáo đã giết chết con người! Vì thế voi Ấn giáo giết voi để cứu con người. Đây là hình ảnh sư tử Ấn giáo đã hoàn toàn sống lại, ngự trị đã giết được voi Phật giáo. Đền này được xây vào thế kỷ thứ 13 là vào thời điểm Phật giáo hoàn toàn tàn lụi và Ấn giáo đã hoàn toàn phục hưng lên tới tột đỉnh.
Phòng Nhẩy Múa (Nata mandira) và Yến Tiệc (Bhoga mandapa).
Bậc thang sau cổng dẫn lên Phòng Nhẩy Múa, Ca Vũ Nhạc ở trên một bệ sân rất cao.
Một góc Phòng Ca Vũ Nhạc (ảnh của tác giả).
Mặt tiền Phòng Ca Vũ Nhạc (ảnh của tác giả).
Các mặt và trụ cột Phòng Ca Vũ Nhạc chạm khắc tinh tế với các tượng nhạc công nam nữ dùng các nhạc cụ khác nhau và các nghệ sĩ.
Thổi sáo, làm hề (ảnh của tác giả).
Diễn tuồng, đánh trống, múa voi (ảnh của tác giả).
Sư tử thổi kèn, chống gậy nhẩy trên hai chân (ảnh của tác giả).
…..
.Đại Sảnh.
Sau phòng Ca Vũ Nhạc là Đại Sảnh hình tháp nhọn đỉnh.
Đại Sảnh hình tháp nhọn (chụp từ Phòng Ca Vũ Nhạc).
Mặt tiền tháp Đại Sảnh.
Một trong 7 con ngựa kéo xe chở thần mặt trời Surya ở một bên lối vào Đại Sảnh.
Ở ngay mặt tiền, đập ngay vào mắt là các tượng nam nữ giao hoan cỡ to bằng hình người thật.
Một cặp nam nữ đang giao hoan (ảnh của tác giả).
Người nữ đưa hai tay lên trên đầu như đang nhẩy múa. Theo vũ điệu giống điệu Slow ngày nay?
Một cặp nam nữ đang giao hoan (ảnh của tác giả).
Theo vũ điệu giống điệu Tango Argentina ngày nay?
……
Rất tiếc không được vào bên trong.
.Tháp Chính.
Có điện chính, như đã nói ở trên không còn nữa.
Tháp chính sau tháp Đại sảnh chỉ còn bệ nền móng rất cao (ảnh của tác giả).
Lịch và Đồng Hồ Mặt Trời (sun dial).
Như đã nói ở trên đền làm theo hình cỗ xe ngựa chở thần mặt trời Surya kéo bởi 7 con ngựa có 12 cặp bánh xe khổng lồ (vị chi 24 bánh xe). Mỗi bánh xe có 8 căm xe (spokes) chính lớn và 8 căm nhỏ. Sáu bánh xe ở mỗi bên đền chính (vị chi 12), 4 bánh ở mỗi bên Đại Sảnh (vị chi 8) và 2 bánh ở mỗi bên cầu thang lối vào (vị chi 4) ở mặt phía đông.
Có nhiều giả thuyết diễn giải về bánh xe. Có người cho bánh xe là ‘Bánh Xe của Sự Sống’ (‘Wheel of Life’). Có người cho rằng bánh xe này giống bánh xe Pháp Dharmachakra của Phật giáo.
Thật ra bánh xe là hình mặt trời. Các căm xe là tia sáng mặt trời. Có 8 căm xe chính lớn và 8 căm xe phụ nhỏ. 8 căm xe lớn ở gốc có nọc tia sáng mũi mác , ở giữa căm xe phình to có hai gai ngọn hình mũi mác hai bên. Hai nọc mũi mác là hai dương, thái dương. Đây là nọc tia sáng dương thái dương. 8 căm xe phụ hình nọc que xuyên qua các hạt tròn là những nọc tia sáng mang âm tính thái dương. Số 8 là số Khôn tầng 2 (0, 8). Mặt Trời 8 nọc tia sáng là mặt trời càn khôn, vũ trụ, tạo hóa. Đây là lý do tại sao có người cho bánh xe là Bánh Xe Đời Sống và là Bánh Xe Pháp của Phật giáo. Đức Phật quay Bánh Xe Pháp là quay cả vũ trụ, càn khôn…
Nhưng chính yếu là bánh xe Mặt Trời có một khuôn mặt diễn tả đồng hồ mặt trời.
.24 bánh xe ứng với 24 giờ của một ngày. 8 căm xe chính, lớn ứng với 8 thời khắc của một ngày gọi là prahars (bằng 3 giờ).
.Bẩy con ngựa cho là ứng với 7 ngày của tuần lễ.
.Mười hai cặp bánh xe ứng với 12 tháng trong lịch Ấn Độ. Mỗi cặp bánh xe-tháng diễn tả mỗi bánh xe ứng với một chu kỳ 15 ngày, nửa tháng gọi là Shukla và Krishna.
Như thế ta thấy giữa hai căm lớn là một khắc 3 giờ prahar. Vì là đồng hồ mặt trời ta phải đi theo chiều mặt trời, chiều dương tức ngược chiều kim đồng hồ.
Bánh xe đồng hồ mặt trời (hình của tác giả).
Căm lớn thẳng đứng ở trên là số 1 ứng với 12 giờ nửa đêm. Đi theo chiều ngược kim đồng hồ, tức ngược với giờ trên đồng hồ hiện nay, ta có 3 giờ sáng ở vị trí căm số 2. Căm số 3 là 6 giờ sáng. Căm số 4 là 9 giờ sáng. Căm số 5 là 12 giờ trưa (ở vị trí nối dài của căm số 1: 12 giờ đêm). Căm số 6 là 3 giờ chiều. Căm số 7 là 6 giờ chiều và căm số 8 là 9 giờ tối. Trở lại căm số 1 là 12 giờ nửa đêm. Tia sáng nhỏ nọc que xuyên những hạt tròn ở giữa hai căm lớn một prahar 3 giờ nên có giá trị là 1 giờ 30 phút.
Ở vành bánh xe giữa hai căm lớn prahar 3 giờ có 60 hạt chấm tròn. Như vậy mỗi hạt trònt là 3 phút. Những hạt này giúp tính được những phút lẻ của giờ trên mặt đồng hồ mặt trời bánh xe.
Nếu ta cắm một cây que hay để ngón tay vào trục mặt trời (chỗ thay đổi ở mỗi bánh xe) bóng chiếu vào phần nào của căm prahar và hạt tròn ta tính ra được lúc đó là mấy giờ.
Tóm lại bánh xe là một đồng hồ mặt trời.
Trên mỗi bánh xe khắc chạm khác nhau. Ở giữa mỗi căm lớn có hình khắc đồng tiền tròn chạm các hình tượng mang ý nghĩa khác nhau, ở ổ trục cũng vậy. Có bánh xe ở đồng tiền trên căm lớn khắc các hình diễm tình, tình thuật kamasutra (xem dưới). Vành bánh xe khắc trang trí hoa lá, chim thú.
Vành bánh xe khắc trang trí hoa lá, chim thú (ảnh của tác giả).
.Các Kiến Trúc Khác.
Đền Konark thật ra là một quần thể kiến trúc, ngoài ra còn có các đền và đài tưởng niệm khác.
.Đền Chhayadevi.
Đền Chhayadevi (ảnh của tác giả).
Xây vào thế kỷ 11 trước đền chính. Được cho là dâng kính cho vợ của thần mặt trời Surya nên còn được gọi là Mayadevi (Maya là Má, Mạ, Mẹ và devi là thần nữ). Nhưng các khảo cứu sau này lại cho rắng đây là đền thờ cũ của chính thần mặt trời Surya mà ở chính điện lại thờ Shiva dưới dạng thần Nhẩy Múa Nataraja trong Vũ Điệu Vũ Trụ. Ngoài ra có tượng thần mặt trời Surya cầm hoa sen, cùng với thần Lửa Agni, thần Biển Varuna, Vishnu, và thần Gió Vayu.
.Đền Vaishnava.
Vaishnava là giáo phái thờ Vishnu. Đền này minh chứng là quần thể đền thờ tất cả các thần Ấn giáo không phải chỉ thời mặt trời. Đền nhỏ có các điêu khắc các thần Balarama, anh của Krishna, một hóa thần của Vishnu, thần Heo Rừng Varaha, một hóa thân của Vishnu và thần Lùn Vamana, hóa thần thứ 5 của Vishnu…
.Nhà Bếp.
.Hai giếng Nước.
.Các Đài Tượng Niệm.
Tượng sư tử (ảnh của tác giả).
Trước kia tượng này ở trên nóc đền chính biểu tượng cho sự thống lĩnh của Ấn giáo.
Voi ở đây là đền mặt trời nên là voi chiến mang ý nghĩa biểu tượng cho võ lực liên hệ với mặt trời, chiến tranh.
Tượng voi chiến đang giết địch quân (ảnh của tác giả).
Và ngựa cũng là ngựa chiến.
Tượng Ngựa Chiến (ảnh của tác giả).
Ngựa đang dẫm nát binh lính kẻ thù.
…..
.Các Trang Trí Bên Ngoài Đền.
Đền nổi tiếng thế giới về điêu khắc đá. Kiến trúc và điêu khắc của đền đích thật là thơ trong đá. Nhà thơ đoạt giả Nobel Rabindranath Tagore đã rung động bởi vẻ đẹp của đền đã nói ‘Ở đây ngôn ngữ con người bị đánh bại bởi ngôn ngữ của đá’.
Khắp nơi và ở các tường đền từ chân lên tới đỉnh trang trí các hình khắc chạm với một nghệ thuật tinh tế, tinh vi siêu đẳng các cảnh về các linh vật thần thoại, các truyện tích trong sử sách Ấn Độ, các thần linh, các tiên nữ mây mưa, các nghệ sĩ ca vũ nhạc, về đời sống và văn hóa hàng ngày từ vua quan xuống thường dân, về các muông thú, cảnh vật thiên nhiên hay thần thoại hóa…
Tượng Thần Ấn giáo.
Có đủ các khuôn mặt các vị thần Ấn giáo ở đây như Thần Mẫu Durga giết Quỉ Trâu Mahisha, Vishnu, Shiva dưới dạng Linga (đã bị tổn hại nhiều), Gajalakshmi, Parvati, Krishna, Narasimha và các thần nam, nữ khác. Một số lớn tượng bị lấy đem qua các bảo tàng viện Âu châu và ở Ấn Độ.
.Các Thần Vệ Đà..
Như thần Tạo Hóa Indra, thần Lửa Agni, thần Phú Quí Kubera, thần Biển Varuna (có Va- = Việt ngữ và có một nghĩa là nước, cỏ và là cỏ mọc bên bờ nước, vã mồ hôi là chẩy dầm dề mồ hôi…) và thần mặt trời Âdityas. Sự hiện diện của các vị thần này đi cùng với thần mặt trời Surya cũng thuộc văn hóa Veda cho thấy Ấn giáo đã mang nặng mầu sắc của văn hóa Aryans.
.Các Tiên Nữ Mây Mưa (apsaras).
Dĩ nhiên không thể thiếu các hình ảnh quyến rũ của các tiên nữ mây mưa Apsaras.
.Các Cặp Tình Nhân (Mithuna).
Ở đây không còn yêu nhau suông như đã thấy ở các đền khác trước đây mà tay đã cử động gọi là ‘táy máy’ (táy là tay, máy là cử động như thai máy trong bụng, ‘đời cua, cua máy, đời cáy, cáy đào’).
Một cặp tình nhân ‘táy máy’ (ảnh của tác giả).
.Các Nhạc Ca Vũ Công.
Ngoài các tượng ở Phòng Ca vũ Nhạc, quanh đền cũng có rất nhiều tượng của giới này.
.Cảnh Đời Sống Con Người Hàng Ngày.
Có những cảnh về đời sống vua chúa, hoàng gia. Đôi khi diễn tả vua nhỏ bé hơn các sư phụ guru cho thấy giới tu sĩ Brahmin được trọng vọng xếp vào giai cấp đứng đầu trong xã hội. Cảnh quân đội duyệt binh với ngựa, voi với ‘quân nhạc’. Và các cảnh đời sống thường dân gồm cả cảnh săn bắn, các đoàn thương buôn, Ví dụ: Các cô gái đứng bên gốc cây, nhìn qua cửa sổ, chơi với thú cưng, vắt tóc ướt, soi gương trang điểm,
Người đẹp soi gương (ảnh của tác giả).
đánh đàn, xua đuổi lũ khỉ muốn giật đồ đạc và ngay cả xông hương thơm âm hộ:
Xông hương thơm âm hộ (ảnh của tác giả).
và rửa âm đạo:
Rửa âm đạo (ảnh của tác giả).
Cảnh mẹ nựng con, thầy giáo với học trò, tập yoga, chào mừng chiến sĩ, bà già ăn mày, các cảnh làm hề…
Đặc biệt có cả hình tượng các người ngoại quốc, có lẽ là nhân viên ngoại giao, tu sĩ hay thương buôn:
Một người ngoại quốc đội khăn turban kiểu Ba Tư và bên cạnh là cảnh giai nhân đợi chờ (ảnh của tác giả).
và cả tu sĩ trông giống một đạo sĩ Trung Hoa:
(ảnh của tác giả).
Người tình già có tai dài như tai Phật. Người ta bảo rằng ăn chay trường trái tai chẩy dài xuống. Cây gậy sau lưng cho biết là một người già hay là một tu sĩ thuộc phái Thần Gậy Lakulisha của Shiva. Nét mặt khác người Ấn Độ. Đặc biệt là chòm râu dê kiểu đạo sĩ Trung Quốc.… Dù là ai đi nữa thì cụ già bốn chân này cũng còn gân lắm! Ca dao nói ‘Càng già càng dẻo, càng dai…” Cụ này trông chưa thấy … ‘dẻo’ (mềm) chút nào cả!
Trang trí.
Trang trí gồm dạng hình học hay motifs cây cỏ hoa lá, thú vật… Kể cả cây cỏ, chim thú quí hiếm của ngoại quốc:
Hình cây họ cây kè (palm) có hoa quả rất lạ, trên có chim công. Ở dưới có hươu cao cổ. Cho thấy Ấn Độ vào thế kỷ 13 đã giao lưu, buôn bán với châu Phi (ảnh của tác giả).
(Còn nữa: Số tới phần 2: Dục Tính của Đền: Cảnh Kamasutra).
Share this:
- X
Related
Từ khóa » đền Mặt Trời Konark
-
Đền Thờ Mặt Trời Konark – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Mặt Trời Konark, Orissa - Ấn Độ
-
Ngất Ngây Trước Vẻ đẹp Huyền ảo Của đền Mặt Trời Konark
-
Konark đền Thờ Thần Mặt Trời Lớn Nhất Ấn Độ - Tạp Chí Ngày Nay
-
Đền Mặt Trời Konark - Wikimedia Tiếng Việt
-
Đền Mặt Trời Konark - Wikimedia Tiếng Việt
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới: Đền Thờ Mặt Trời Konark
-
Các Đền Thờ Mặt Trời Konark, Những... - Secret World
-
Đền Mặt Trời Konark, Orissa - Ấn Độ - Kiến Thức Khoa Học
-
Đền Thờ Mặt Trời Lớn Nhất Ấn Độ - Travellive
-
Đền Thờ Mặt Trời Konark – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Đền Mặt Trời Konark - Konark Sun Temple - Wikipedia
-
Đền Thờ Mặt Trời Konark - Di Sản Thế Giới UNESCO - 7298 - GiHay
-
Đền Thờ Mặt Trời Của Konark - Thông Tin
-
Đền Thờ Mặt Trời Konark - Advisor.Travel
-
Đền Konark Sun ở Odisha: Hướng Dẫn Du Lịch Cần Thiết