Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Là Trọng Tâm Trong Chính Sách Của Mỹ

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chiến lược trên trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào sáng nay (11/6).

Theo ông Austin, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm trong chiến lược lớn của Mỹ. Khu vực này đang đối diện với nhiều mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh đến các mối đe dọa trên không gian mạng và phổ biến vũ khí hạt nhân. Chính vì vậy, Mỹ muốn luôn sát cánh cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực này để xây dựng một khu vực tự do, rộng mở và hòa bình; không bên nào bị bắt nạt, đe dọa.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh sự hiện diện ngày càng gia tăng của nước này ở khu vực cũng như tăng cường đầu tư lớn vào nhiều lĩnh vực.

Ông Austin thông báo, trong năm tới Mỹ sẽ điều một tàu tuần duyên đến Đông Nam Á và đây sẽ là tàu tuần duyên đầu tiên đóng tại đây, giúp phối hợp huấn luyện, tăng cường an ninh trong khu vực này.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm trong chính sách của Mỹ - Ảnh 1.

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 9 được tổ chức trực tuyến vào ngày 26/10/2021. (Ảnh: The Diplomat)

Trước đó, vào ngày 11/2, chính quyền Tổng thống Biden công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đáng chú ý là chiến lược ở khu vực này được công bố trước khi chiến lược an ninh quốc gia chung được đưa ra. Đây là sự cụ thể hóa chỉ dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hồi năm 2021, với mục đích là tạo ra một khu vực tự do, rộng mở, dựa trên luật lệ.

Tháng 5/2022, Mỹ đã tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt với các lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Mỹ dành cho ASEAN.

Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) của Mỹ tạo ra không gian đa tầng về kinh tế, đối thoại và an ninh trong khu vực và sẽ mở ra nhiều chọn lựa cho các quốc gia, mang giá trị địa chiến lược và địa kinh tế. Mỹ đã đưa ra cam kết với tư cách là một cường quốc, một nền kinh tế lớn nhất thế giới, đủ để thấy chính quyền ông Biden nghiêm túc, coi trọng khu vực này.

Với khuôn khổ kinh tế mới, các nước đối tác được quyền lựa chọn và chủ động cuộc chơi. Dù không phải hàng hóa vào Mỹ sẽ được giảm thuế ngay nhưng nếu có thỏa thuận theo khuôn khổ này, hàng hóa đỡ bị vướng rào cản kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Mỹ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Mỹ

VTV.vn - Từ khi tiếp quản Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden coi Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên đối ngoại số một của Mỹ và thúc đẩy chiến lược dựa trên 4 trụ cột chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa » Chiến Lược ấn độ Dương Thái Bình Dương Của Anh