Ẩn Dụ Là Gì? Các Hình Thức ẩn Dụ Và Ví Dụ Minh Họa - IIE Việt Nam

Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ và ví dụ minh họa

» Thuật Ngữ » Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ và ví dụ minh họa

Giải thích định nghĩa ẩn dụ là gì, các hình thức ẩn dụ thông dụng và ví dụ minh họa cụ thể, giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 6.

Ẩn dụ là gì? Đây cũng là thắc mắc mà nhiều em học sinh đặt ra trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Việc nắm được định nghĩa, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ có ý nghĩa quan trọng. Giúp cho các em dễ dàng tìm ra cũng như phân tích các câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp ẩn dụ sau này. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp ẩn dụ trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

  • 1 Ẩn dụ là gì?
  • 2 Các hình thức ẩn dụ
    • 2.1 Ẩn dụ hình thức
    • 2.2 Ẩn dụ cách thức
    • 2.3 Ẩn dụ phẩm chất
    • 2.4 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • 3 Tác dụng của ẩn dụ là gì?
  • 4 Ẩn dụ và hoán dụ có gì giống và khác nhau?
    • 4.1 Giống nhau
    • 4.2 Khác nhau
  • 5 Giải bài tập Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6
    • 5.1 Câu 1:
    • 5.2 Câu 2: Tìm các biện pháp ẩn dụ
    • 5.3 Câu 3: Tìm các biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng

Ẩn dụ là gì?

Dựa trên định nghĩa được nêu ra trong sách giáo khoa, có thể hiểu đơn giản ẩn dụ là việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng kia dựa trên điểm tương đồng. Từ đó giúp hình ảnh trong câu thơ, câu văn trở nên giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gì?

Các hình thức ẩn dụ

Ẩn dụ hình thức

Là kiểu ẩn dụ mà người nói/người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ. Tuy nhiên trong câu văn, câu thơ đã bị ẩn đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

“Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ, dùng để chỉ hoa lựu đỏ như màu ngọn lửa.

Ẩn dụ cách thức

Là hình thức ẩn dụ giúp người nói/người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý một vấn đề nào đó.

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Ẩn dụ phẩm chất

Dựa trên nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm”

Hình ảnh “người cha” được ẩn dụ để nói về Bác Hồ. Bởi đối với tác giả thì Bác Hồ là người ân cần và gần gũi như người cha.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Là kiểu ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.

Ví dụ: “Trời nắng giòn tan”

Trời nắng gay gắt đến mức khiến cho mọi vật trở nên khô héo.

Tác dụng của ẩn dụ là gì?

  • Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
  • Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
  • Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn

Ẩn dụ và hoán dụ có gì giống và khác nhau?

Giống nhau

  • Đều dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi cho sự vật, hiện tượng kia
  • Hình ảnh liên tưởng dựa trên sự gần gũi, tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng
  • Giúp tăng sức biểu cảm cho cách diễn đạt

Khác nhau

  • Ẩn dụ: Hai sự vật, hiện tượng không cần phải có sự liên quan trực tiếp đến nhau. Chỉ cần có một khía cạnh nào đó tương đồng thì vẫn có thể dùng để thay thế cho nhau.
  • Hoán dụ: Hai sự vật, hiện tượng phải có mối quan hệ gần gũi và liên quan trực tiếp đến nhau.

Giải bài tập Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6

Câu 1:

Mỗi cách diễn đạt đều thể hiện một sắc thái biểu cảm khác nhau

Cách 1: Câu không có biện pháp tu từ, không gợi hình gợi cảm.

Cách 2: Sử dụng phép so sánh với từ so sánh là “như”. Ví Bác Hồ như người cha giúp nêu lên sự thân thương và gần gũi.

Cách 3: Sử dụng biện pháp ẩn dụ, “người cha” được thay thế cho Bác Hồ. Từ đó giúp câu thơ ngắn gọn hơn mà vẫn đạt được sức biểu cảm như khi sử dụng phép so sánh.

Câu 2: Tìm các biện pháp ẩn dụ

  1. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Hình ảnh ẩn dụ “kẻ trồng cây” dùng để chỉ người tạo ra giá trị bằng sức lao động của mình. Câu tục ngữ khuyên nhủ thế hệ sau cần biết ơn những người đã lao động để tạo ra thành quả.
  2. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: “mực” ẩn dụ cho những điều xấu, môi trường xấu. Còn “đèn” dùng để chỉ những điều tốt đẹp và môi trường sống tốt. Câu tục ngữ thể hiện ảnh hưởng của môi trường sống và các yếu tố xung quanh tới nhân cách con người. Khuyên người ta nên sống ở những môi trường tốt, giao du với người tốt.
  3. “Thuyền” là hình ảnh ẩn dụ cho người con trai. “Bến” là ẩn dụ cho người con gái.
  4. “Mặt trời” dùng để nói đến Hồ Chí Minh. Ý nói Bác Hồ cũng vĩ đại, to lớn và ấm áp như mặt trời.

Câu 3: Tìm các biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng

  1. “Mùi hồi”: vốn dĩ phải được cảm nhận bằng khứu giác. Nhưng tác giả lại dùng thị giác để miêu tả cảm nhận của mình.
  2. “Ánh nắng”: từ một vật trừu tượng qua cách diễn đạt ẩn dụ lại mang đường nét, hình hài cụ thể. Từ đó giúp cho ánh nắng trở nên gần gũi, dễ cảm nhận hơn.
  3. “Tiếng rơi rất mỏng”: “tiếng rơi” vốn phải được nhận biết bằng thính giác tuy nhiên tác giả lại miêu tả “rất mỏng” – một đặc điểm chỉ được cảm nhận thông qua thị giác. Từ đó giúp người đọc, người nghe cảm nhận được tiếng rơi và chuyển động nhẹ nhàng của chiếc lá.
  4. “Ướt tiếng cười của bố”: Âm thanh cơn mưa rào được liên tưởng một cách mới lạ, như tiếng cười của bố.

Vậy là qua bài viết này, các em đã phần nào hiểu được ẩn dụ là gì cũng như các hình thức ẩn dụ phổ biến rồi. Chúc các em học tập tốt!

Thuật Ngữ -

Từ khóa » Các Ví Dụ Về ẩn Dụ Hình Thức