Ẩn Dụ Là Gì? Có Mấy Kiểu ẩn Dụ? Ví Dụ Chi Tiết Về ần Dụ?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Ẩn dụ là gì?
- 2 2. Phân loại ẩn dụ và ví dụ dễ hiểu nhất:
- 3 3. Chức năng của ẩn dụ:
1. Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở sự tương đồng, sự giống nhau/… giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và các muốn nói đến.
Có nhiều cách diễn dải khác nhau về ẩn dụ. Như Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Ẩn dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa bằng tổng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tượng được so sánh thay cho tên gọi so sánh khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó, nhằm phát động trường liên tưởng rộng lớn trong lòng người đọc” .
Còn ông Đỗ Hữu Châu viết: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng.”
Hầu hết các tác giả đều dựa trên quan hệ tương đồng hay kế cận giữa hai đối tượng và sự chuyển nghĩa của từ để đưa ra khái niệm. Vì vậy, các định nghĩa về ẩn dụ tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song cơ bản là không mâu thuẫn hay đối lập với nhau mà ngược lại các ý kiến đó còn bổ sung cho nhau hình thành nên một cách hiểu về ẩn dụ đầy đủ hơn.
Xem thêm: Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ?
2. Phân loại ẩn dụ và ví dụ dễ hiểu nhất:
– Ẩn dụ hình tượng: Ẩn dụ hình tượng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối tượng. Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa đối tượng được thay thế tên gọi với đối tượng được sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tượng được phân loại thành ba kiểu sau:
+ Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng.
Ví dụ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.
Hình dáng của “khuôn trăng” tròn đầy là hình ảnh ẩn dụ được dùng để biểu thị khuôn mặt tròn trĩnh, đầy đặn, phúc hậu của Thúy Vân; “nét ngài” là hình ảnh ẩn dụ chỉ nét lông mày dài hơn mức bình thường của nàng. Cả hai hình ảnh ẩn dụ này đều dựa trên nét tương đồng về hình thức giữa vật thay thế và vật được thay thế.
+ Ẩn dụ đặc điểm, tính chất, hành động
Ẩn dụ tính chất, hành động được hình thành trên cơ sở mối quan hệ tương đồng về tính chất, đặc điểm giữa các đối tượng. Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của một đối tượng cụ thể để biểu thị một đối tượng cụ thể hoặc một đối tượng trìu tượng.
Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của con người cụ thể biểu thị tính cách đặc điểm cụ thể của con người: “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”. Câu thơ sử dụng một thành ngữ với hình ảnh ẩn dụ “kẻ cắp bà già”. Kẻ cắp là những kẻ ranh ma, quỷ quyệt, còn bà già là người từng trải, khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm, hiểu đời và rất cẩn thận, có thể đoán biết được ý đồ và hành động, việc làm của người khác. Hình ảnh “kẻ cắp bà già” biểu thị cho những người ranh ma, tinh quái, xảo quyệt. Trong Truyện Kiều, hình ảnh ẩn dụ này được Thúy Kiều dùng để chỉ mình và Hoạn Thư. Kiều cho rằng mình và Hoạn Thư là người ngang sức, ngang tài. Hoạn Thư là kẻ lọc lõi, quỷ quái, mưu sâu, kế hiểm thì Kiều là người thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, từng trải.
Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể được dùng theo lỗi chuyển nghĩa lấy tên chung thay cho tên riêng hoặc lấy tên riêng thay cho tên chung.
Ẩn dụ có thể bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Một số ẩn dụ được hình thành trên cơ sở mối tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng và phẩm chất, hành động. Những ẩn dụ này được sử dụng để tạo sức hấp dẫn đặc biệt và có giá trị tu từ cao.
Như dùng phẩm chất, đặc điểm, hành động của con vật biểu thị đặc điểm phẩm chất của con người hoặc đối tượng khác. Hoặc lấy hoa lá có cây thay cho người hoặc các đối tượng khác. Hay lấy một đối tượng cụ thể khác ngoài con vật, hoa lá, có cây thay thế cho một đối tượng cụ thể hoặc đối tượng trừu tượng; lấy một đối tượng cụ thể để biểu thị cho một đối tượng tự thể. Lấy đối tượng trừu tượng biểu thị đối tượng cụ thể hoặc đối tượng trừu tượng.
+ Ẩn dụ cách thức phương tiện hành động
Ẩn dụ cách thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng.
“Cao chạy xa bay” chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho cao để khỏi bị bắn. Nghĩa ẩn dụ của thành ngữ “cao chạy xa bay” là trốn tránh để khỏi bị bắt.
Ẩn dụ cách thức, phương tiện hành động thể hiện sự sáng tạo của người sử dụng về mối quan hệ gắn bó về nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng và cách thức, phương tiện, hành động.
– Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Ẩn dụ bổ sung là sự chuyển đổi cảm giác từ cơ quan cảm giác khác hoặc cảm xúc nội tâm, nó chính là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ những trung khu cảm giác khác nhau. Ẩn dụ bổ sung được sử dụng trong phong cách khẩu ngữ là cách nói quen thuộc như: nói ngọt, cười nhạt, nghe mát… Trong ngôn ngữ văn chương ẩn dụ bổ sung được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tu từ.
– Ẩn dụ tượng trưng
Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác. Ẩn dụ tượng trưng được hình thành trên cơ sở tính không đồng loại của hai khái niệm: một khái niệm trừu tượng và một khái niệm cụ thể. Những khái niệm về cảm giác trong ẩn dụ tượng trưng đã có hiện tượng chuyển nghĩa từ trường nghĩa vật chất sang trường nghĩa tinh thần.
Ví dụ trong đoạn trích Trao duyên của Truyện Kiều có câu: “Giữa đường đứt gánh tương tư”. “Gánh” là mang vật gì ở trên vai, treo ở hai đầu một cái đòn, “tương tư” là nỗi nhớ của những người yêu nhau. Trong văn cảnh trên, “tương tư” là từ chỉ tâm trạng được dùng để kết với từ “gánh” tạo thành một ẩn dụ tượng trưng.
3. Chức năng của ẩn dụ:
* Chức năng biểu cảm: Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm. Qua ẩn dụ tu từ, người sử dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đối với đối tượng được thể hiện một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc. Trong thực tế sử dụng ngôn từ, những ẩn dụ mang tính tích cực, đẹp đẽ thể hiện tình cảm yêu mến, thái độ ca ngợi của người sử dụng. Ngược lại, để thể hiện sự căm ghét, phê phán người ta sử dụng các ẩn dụ tu từ mang tính tiêu cực, xấu xa, thấp hèn. Trong ca dao hàng loại các con vật được sử dụng làm ẩn dụ tu từ biểu thị số phận con người như:
“Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.”
Hình ảnh con rùa bội hạc, đội bia tương đồng với hình ảnh người nông dân lao động suốt cả cuộc đời phải chịu nhiều tầng áp bức, chịu nhiều sự bất công trong xã hội phong kiến.
Ẩn dụ tượng trưng biểu thị cụ thể niềm vui, nỗi buồn của con người bằng sự kết hợp các khái niệm vui, buồn với các khái niệm cảm giác như: “Tiếng khèn than thở, tiếng hát thổn thức, tiếng sáo thẩn thơ, tiếng hí thảnh thơi” (Tô Hoài). Hoặc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người như. Qua các ẩn dụ tượng trưng, người sử dụng bộc lộ tâm hồn sâu kín, tâm tư tình cảm của mình
Như vậy, sáng tạo ra các ẩn dụ bổ sung giúp người sử dụng huy động mọi giác quan, dẫn đến sự xuyên thấu hòa đồng của các giác quan và truyền những cảm giác mới lạ cho người tiếp nhận, đánh thức những giác quan của họ, đưa họ vào thế giới của sự cảm nhận bằng các giác quan khác nhau.
– Chức năng tạo dựng hình ảnh: Ẩn dụ tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng, thú vị.
– Chức năng thẩm mĩ: Ẩn dụ tu từ có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên vẻ đẹp của ngôn từ, thể hiện tài năng của người sử dụng. Ẩn dụ tu từ sử dụng những hình ảnh đẹp, bóng bảy, đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn… đã đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi con người.
– Chức năng nhận thức: Ẩn dụ thu từ thể hiện sức nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của người sử dụng về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng đồng thời phát triển tư duy cho người tiếp nhận.
Ẩn dụ tu từ là cách biểu đạt mới về đối tượng dựa trên phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ làm phong phú thêm sự nhận thức cho người tiếp nhận. Ẩn dụ mở ra khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của các sự vật, hiện tượng khác nhau. Ẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tượng nó có thể phát hiện ra bản chất ẩn dấu của đối tượng.
THAM KHẢO THÊM:
- Hoán dụ là gì? Các mấy kiểu hoán dụ? Đặt câu có hoán dụ?
- Nhân hóa là gì? Phân loại, tác dụng và lấy ví dụ minh họa?
- Nói quá là gì? Tác dụng, lấy ví dụ về nói quá (cường điệu)?
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ ẩn Dụ
-
Ẩn Dụ Là Gì? Ví Dụ Về ẩn Dụ - Luật Hoàng Phi
-
Biện Pháp Tu Từ - Ẩn Dụ - Thư Viện Khoa Học
-
[ CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về ẩn Dụ - TopLoigiai
-
Ẩn Dụ Là Gì? Phân Loại, Ví Dụ Chi Tiết - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Ẩn Dụ Là Gì, Có Mấy Kiểu Và Lấy Ví Dụ Minh Họa?
-
Ẩn Dụ Là Gì? Các Bài Tập ẩn Dụ - THPT Sóc Trăng
-
Lấy Ví Dụ Về ẩn Dụ, Hoán Dụ - Mai Rừng - Hoc247
-
Ẩn Dụ Là Gì? Có Những Kiểu ẩn Dụ Nào, Lấy Ví Dụ Chi Tiết Về Từng Kiểu ...
-
Thực Hành Phép Tu Từ Ẩn Dụ Và Hoán Dụ - Tập Làm Văn Lớp 10
-
Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu
-
Ví Dụ Về ẩn Dụ Và Hoán Dụ - Học Tốt
-
Biện Pháp Tu Từ ẩn Dụ
-
Ẩn Dụ Là Gì? Các Hình Thức ẩn Dụ Và Ví Dụ Minh Họa - IIE Việt Nam
-
Ẩn Dụ Là Gì? Tìm Hiểu Thực Tế Biện Pháp Tu Từ ẩn Dụ - KiemtientuWeb