Ăn Gạo Lứt Muối Vừng Chữa được Bách Bệnh? - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
“Gạo lứt nguyên cám cũng đã có nghiên cứu nói chẳng tốt hơn so với gạo trắng bởi nhiều lý do”; “Gạo lứt, mỗi cái việc nhai đã khá mỏi răng” - trích bài viết của BS. Ngô Đức Hùng kiêm tác giả sách “Để yên cho bác sĩ hiền”.
BS. Ngô Đức Hùng hiện công tác tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện tuyến Trung ương thường xuyên viết những nội dung hóm hỉnh, hữu ích về sức khỏe, chuyện đời, chuyện nghề. Lần này, anh đã có những giải thích khoa học gây bất ngờ về mối liên hệ giữa “trái tim, gạo lứt muối vừng và dầu gạo”.
BS. Ngô Đức Hùng |
“Trái tim là nhân vật chính trong biết bao áng thơ ca, nhạc họa, trở thành biểu tượng trên các hộp sô-cô-la để minh chứng cho tình yêu mãnh liệt và thường xuyên được đem ra để thề thốt. Thế nhưng, trong cuộc sống “đời thường”, nhân vật chính này bị đối xử rất ư là… phũ.
Vài tháng vừa rồi ngồi khám tư vấn sức khỏe định kỳ cho cánh anh chị em văn phòng, mới thấy rằng bước ra khỏi thế giới ảo diệu của thơ ca, trái tim trần trụi chỉ là một trái tim… nhiễm mỡ. Vì lười vận động thể chất, vì ăn uống vô tội vạ và thiếu khoa học... Rồi từ đây, biết bao hệ lụy dẫn tới, nào là xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Thế nên chả trách bác sĩ trực cấp cứu như tôi hằng đêm phải xử lý hồi sức cấp cứu không biết bao nhiêu ca tim mạch, toát cả mồ hôi. Mời mọi người xem clip thú vị dưới đây cái đã, trước khi chúng ta bàn tiếp:
PlayTrái tim chỉ có một, hãy yêu quý trái tim của mình
Clip hay ho ấy nhỉ? Trái tim chỉ có một, hãy yêu quý trái tim, đừng phũ với nó hoài mãi nữa. Các bạn cộng đồng mạng lại hỏi tôi: Vậy làm thế nào để thể hiện tình yêu thương quý mến và bảo vệ sức khoẻ trái tim? Thực dưỡng và vận động chăng? Dưới góc độ bác sĩ, tôi chỉ muốn chia sẻ về câu chuyện thực dưỡng, còn việc vận động thể chất thì đúng thật là thuộc về phạm trù “niềm tin ý chí” của mỗi người, thôi thì thân ai nấy lo vậy!
Trái tim bị đối xử quá “phũ”, sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… - Ảnh minh họa: Shutter Stock |
Trước hết, chúng ta hãy ăn sạch, ăn khoa học và điều độ. Việc cân bằng các yếu tố dinh dưỡng trong bữa ăn là rất cần thiết. Mỗi bữa ăn cần đầy đủ chất đạm, đường và chất béo theo tỉ lệ nhất định. Việc kiêng khem phiến diện bất kể chất nào cũng có nguy cơ gây mất cân bằng cho cơ thể, từ đó khởi phát nhiều hệ lụy bệnh tật, trong đó có bệnh tim.
Gần đây dân tình rộ lên việc ăn món gạo lứt muối vừng thực dưỡng để chữa bách bệnh, thậm chí chữa hẳn ung thư. Sự thật thì không đơn giản vậy đâu. Khi ăn gạo lứt, thú thật là mỗi cái việc nhai đã khá…mỏi răng.
Gạo lứt và gạo trắng, được phân biệt bởi màu sắc. Nguồn gốc đều từ hạt thóc, chỉ là khác nhau ở cách xay xát! Gạo lứt sau khi bỏ lớp trấu bên ngoài, giữ lại lớp vỏ ngoài màu nâu đỏ mỏng tang cùng mầm gạo (còn gọi là cám). Còn gạo trắng thì bỏ nốt lớp vỏ này rồi được đánh bóng thành một hạt gạo “không còn tì vết”.
Cám gạo trong gạo lứt là thành phần duy nhất mà gạo trắng không có, tạo ra sự khác biệt khiến thiên hạ ngợi ca công dụng của gạo lứt. Cám gạo chiếm 7-8% thành phần hạt, có chứa nhiều chất xơ, Vitamin B, một số khoáng chất như Magiê, Mangan, Phốt pho và có nhiều hơn đến 40% Protein so với gạo trắng. Đặc biệt cám gạo còn chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol, chống oxy hóa cao gấp 4 lần Vitamin E.
May thay, với công nghệ hiện đại, lớp cám gạo quý giá ấy được trích ly thành dầu gạo, mà người Nhật hay dùng trong bữa ăn thay cho nhiều loại dầu thực vật khác vì nó chứa nhiều vitamin, acid béo không no ở tỉ lệ cân bằng hơn; trong đó dưỡng chất Gamma-Oryzanol được giới khoa học chứng minh có tác dụng ngăn ruột hấp thu cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp cân bằng tỉ lệ cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng của việc tăng huyết áp. Mình gọi đó là sự kỳ diệu của khoa học.
Mỗi loại thức ăn có vai trò cung cấp một vài loại chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể, đừng bắt nó phải gánh thêm nhiệm vụ khác, như hạt gạo chẳng hạn. Tiêu hóa muốn tốt, thì ăn gạo trắng, còn muốn hấp thu dưỡng chất quý từ lớp cám gạo thì ngoài gạo lức còn có thêm … dầu gạo, (Việt Nam đã sản xuất được dầu gạo rồi mà), còn muốn thêm Protein hãy ăn thực phẩm giàu Protein như họ đậu và thịt, vậy là đủ.
Gõ trên Google có thể ra hàng triệu kết quả liên quan đến sức khỏe, nhưng không phải tất cả đều có giá trị. Các thánh nhân cõi mạng thường dễ bị ngộ nhận bởi những kiến thức cóp nhặt như thế. Họ ngồi một chỗ và coi mình đã hấp thu được cả túi khôn của nhân loại, đâu biết rằng đa số đó có rất nhiều rác thải khoa học. Chính sự ngộ nhận trong sợ hãi đó cũng là nguồn cơn gây bệnh”.
BS. Hùng khuyên: “Thay vì kiêng khem món này món kia, hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; thay vì ngồi cào bàn phím thì hãy đứng dậy, đi ra ngoài và tập thể dục giúp máu lưu thông, tiêu tốn bớt năng lượng thừa, cơ thể khỏe lên. Hệ thống miễn dịch từ một cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được nhiều cuộc tấn công từ bên ngoài hơn. Đó cũng là cách để chúng ta bảo vệ trái tim và tự phòng ngừa bách bệnh cho mình…”.
(BS. Ngô Đức Hùng)
Từ khóa » Gạo Lứt Muối Vừng
-
Tác Dụng Của Gạo Lứt Muối Mè Với Sức Khỏe Và Những Lưu ý Khi Sử ...
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm ăn Gạo Lứt Muối Mè Không Ngấy Và Tốt Cho Sức ...
-
Lưu ý Khi ăn Gạo Lứt Muối Vừng
-
Thực Hư ăn Gạo Lứt, Muối Vừng… Chữa Bách Bệnh?
-
Cách Làm Gạo Lứt Muối Mè, Món ăn Giảm Cân Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Nhập Viện Cấp Cứu Sau 41 Ngày ăn Gạo Lứt, Muối Vừng| VTC14
-
Gạo Lứt Muối Mè: Biết Cách ăn Mới Tốt
-
Tác Dụng Thực Sự Của Gạo Lứt Muối Mè được Chuyên Gia Giải đáp
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Gạo Lứt Muối Mè - Emuglucan
-
Tìm Hiểu Cách ăn Gạo Lứt Muối Mè Của Ohsawa - Nutri Ancan
-
Chữa Bệnh Bằng Gạo Lứt
-
Sự Kỳ Diệu Của Gạo Lứt Muối Mè
-
Gạo Lứt Muối Mè - Thần Dược Hay độc Dược?
-
Ăn Gạo Lứt Muối Mè Trong Bao Lâu để Trị Bệnh Hiệu Quả? - Resmart