Ăn Ghẹ Có Tác Dụng Gì? Trẻ ăn Ghẹ Nhiều Có Tốt Không?

Mục Lục Ăn ghẹ có tác dụng gì? Những người không nên ăn ghẹ Những lưu ý quan trọng khi ăn ghẹ

Ghẹ là một loại cua biển thuộc họ Cua ghẹ (Portunidae) vỏ trắng có hoa, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua. Ghẹ có gạch màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chứ không mềm. Còn ghẹ thịt thì khi bạn bấm tay vào sát phần yếm phía dưới ức, gần chân mái chèo nếu lõm là ghẹ óp.

Ghẹ là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu protein, canxi, magie, kẽm, đồng và axit béo omega 3 - những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch. Ghẹ cũng chứa các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (thông qua quá trình làm giảm lượng homocysteine), giúp tái tạo các tế bào hồng cầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các axit amin... Ngoài ra, trong ghẹ cũng có nhiều loại vitamin, khoáng chất và hợp chất khác.

Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh. Ghẹ cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, được nhiều người yêu thích.

Ăn ghẹ có tác dụng gì? Trẻ ăn ghẹ nhiều có tốt không? - 1

Ăn ghẹ có tác dụng gì?

1. Phòng và điều trị bệnh thiếu máu

Trong thịt ghẹ chứa nhiều sắt và vitamin B12, những chất này giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó, nó có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng bệnh thiếu máu hiệu quả.

2. Giảm lượng mỡ trong máu

Thịt ghẹ chứa hàm lượng cholesterol không quá cao nhưng lại chứa nhiều chất khoáng như magie, kẽm, đồng, phốt pho, đồng thời chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong máu, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

3. Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp

Lượng protein có trong thịt cua, ghẹ nhiều hơn so với các loại cá và thịt khác, do đó bạn có thể bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết có trong thịt ghẹ. Chúng giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

4. Tốt cho sự phát triển của não bộ và tim mạch

Axit béo omega-3 có trong cua, ghẹ sẽ là dưỡng chất giúp não bộ và tim mạch phát triển. Đồng thời, chúng có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen. Hơn thế nữa, trong các loại hải sản, ghẹ lại chứa lượng thủy ngân ít hơn các các loại cá ngừ, cá biển...

Đó cũng là lý do ghẹ rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai khi ăn ghẹ sẽ được cung cấp nhiều protein, omega-3 và các chất dinh dưỡng khác mà lại ít chất béo bão hòa, vừa tốt cho mẹ bầu, vừa hỗ trợ phát triển não bộ, đôi mắt và sự tăng trưởng của thai nhi.

Ăn ghẹ có tác dụng gì? Trẻ ăn ghẹ nhiều có tốt không? - 2

Trẻ em khi ăn ghẹ cũng rất tốt cho não bộ và tim mạch. Có mẹ sợ cho bé ăn nhiều thịt ghẹ sẽ bổ quá, nhiều cholesterol. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, mức độ cholesterol trong thịt gà và thịt thăn mẹ hay cho bé ăn là 44mg/kg và 50mg/kg thì lượng cholesterol ở thịt ghẹ là từ 30 - 56mg/kg. Như vậy mẹ cũng không phải băn khoăn về vấn lượng cholesterol trong thịt ghẹ nữa.

5. Tốt cho sinh lực của nam giới

Ghẹ biển là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sinh lực của nam giới. Theo nghiên cứu, ăn ghẹ sẽ hỗ trợ chữa chứng liệt dương, bồi bổ cơ thể.

Ghẹ biển tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, chữa chứng liệt dương. Trong 100g thịt ghẹ biển có 15g chất đạm, 2,6g chất béo, vitamin A, canxi và các nguyên tố vi lượng.

6. Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Trong thịt ghẹ có chất selen - đóng vai trò như chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh về viêm khớp. Đồng thời, chúng còn dùng để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương hiệu quả.

Ngoài ra thịt ghẹ còn có khả năng phòng bệnh loãng xương, giúp giảm cân, ngừa mụn, giảm thiểu cholesterol, điều chỉnh huyết áp.

Những người không nên ăn ghẹ

- Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao: Những người này không nên ăn quá nhiều ghẹ vì trong ghẹ có hàm lượng natri cao, dễ khiến tình trạng bệnh trở nặng.

- Người bị bệnh gout, viêm khớp cũng không nên ăn ghẹ vì có thể làm tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Ăn ghẹ có tác dụng gì? Trẻ ăn ghẹ nhiều có tốt không? - 3

- Người hay bị dị ứng: Ghẹ rất ngon nhưng lại là một trong những hải sản dễ gây dị ứng nhất, gây ra các tình trạng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nôn nao, đau bụng, khó thở... Do đó, những người hay bị dị ứng nên cẩn thận khi ăn ghẹ hoặc chỉ nên ăn ít một.

- Những người đang bị ho hay bị bệnh hen: Những đối tượng này nên hạn chế ăn hải sản, bao gồm cả ghẹ vì sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.

- Những người bị cảm, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn ghẹ.

Những lưu ý quan trọng khi ăn ghẹ

- Khi chế biến và ăn ghẹ biển, không nên ăn ghẹ đã chết vì chất đạm trong ghẹ dễ bị thối nát biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Những người bị dị ứng hải sản, bị rối loạn tiêu hóa, người có cơ địa dị ứng cũng không nên ăn ghẹ.

- Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn thịt ghẹ vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn… Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn ghẹ 2h.

- Không nên uống trà ngay sau khi ăn ghẹ vì chất trong lá trà có thể kết hợp với canxi trong thịt ghẹ khiến canxi khó hòa tan. Chỉ nên uống trà sau khi ăn ghẹ khoảng 2h.

Củ ấu có tác dụng gì? Cách ăn củ ấu có lợi cho sức khỏe Củ ấu có tác dụng gì? Cách ăn củ ấu có lợi cho sức khỏe Củ ấu không chỉ ăn được mà còn có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả. Bấm xem >>

Sống khỏe

Từ khóa » Tac Dung Cua Con Ghe Bien