Ăn Gì Dễ Bị Sảy Thai Nhất? 10+ Loại Thực Phẩm Mẹ Bầu Cần Tránh
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Hiện tượng sảy thai là gì? Dấu hiệu nhận biết sảy thai mẹ cần lưu ý
- Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần tránh xa
- Những nguyên tắc mẹ bầu cần nhớ để tránh sảy thai sớm
- Những câu hỏi thường gặp về thức ăn dễ gây sảy thai
Cơ thể người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mối đe dọa sảy thai sớm là lớn nhất. Sảy thai sớm có thể do nhiều nguyên nhân như do đột biến gen, do tác động thuốc men, hóa chất, chất phóng xạ,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có một số thức ăn gây sảy thai bà bầu nên tránh vì chúng gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thai nhi và sức khoẻ của người mẹ. Dưới đây các chuyên gia đã liệt kê một số loại thực phẩm gây sảy thai sớm nguy hiểm nhất.
>> Tham khảo:
- Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
- Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Hiện tượng sảy thai là gì? Dấu hiệu nhận biết sảy thai mẹ cần lưu ý
Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của giai đoạn mang thai. Hiện tượng này rất khó xác định nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng sảy thai xảy ra do nhiễm sắc thể của thai nhi phát triển bất thường.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra và siêu âm để biết chính xác. Thông thường, sau 1-2 tuần, bào thai sẽ tự ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Mẹ nên quan sát các dấu hiệu sảy thai sau đây để kịp thời xử lý khi cần thiết:
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Chuột rút trong thai kỳ.
- Co thắt cơ tử cung khiến bạn thở khó khăn và đau thắt.
- Mất các triệu chứng mang thai, mẹ có thể tìm hiểu các dấu hiệu có thai.
- Dịch âm đạo tiết bất thường, kèm cục máu đông hay chất lỏng có màu hồng và mùi hôi.
- Sử dụng que thử thai cho kết quả âm tính.
>> Tham khảo:
- Ra máu khi mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý gì?
- Mang Thai Ra Máu Nhưng Không Đau Bụng Liệu Có Nguy Hiểm?
- Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai
Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần 20 trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần tránh xa
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai mà bạn cần tránh:
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh được xem là một trong những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, do chứa các enzyme có thể kích thích co thắt tử cung. Mặc dù đu đủ hầm giò heo là món ăn quen thuộc giúp kích thích tiết sữa và bổ sung đạm cho phụ nữ sau sinh, nhưng trong thời gian mang thai, đặc biệt là với đu đủ xanh hoặc chưa chín, mẹ bầu nên tránh ăn để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh khác trong thai kỳ.
>> Tham khảo: Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
Nếu lỡ ăn phải hạt đu đủ cũng giàu enzyme gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. (Nguồn: Sưu tầm)
Dứa hay thơm
Dứa cũng có thể là thực phẩm gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì dứa có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung và gây co tử cung. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Các bác sĩ cũng đã khuyên phụ nữ mang thai nên tránh ăn dứa hoặc uống nước dứa.
>> Tham khảo: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ NÊN biết
Dứa chứa lượng bromelain có khả năng làm mềm tử cung và gây co tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
Măng tươi
Măng tươi, nếu không được nấu chín kỹ, có thể chứa cyanide - một chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, măng tươi cũng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu như đầy hơi, khó tiêu,...
Rau má
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Rau má được biết có nhiều lợi ích về sức khỏe, là một thức uống ưa thích để làm mát cho những người làm việc ngoài trời vì có tác dụng thanh nhiệt. Bên cạnh đó, rau má có tính lợi tiểu nên có tác dụng hạ huyết áp và duy trì sự trẻ trung. Khi phụ nữ uống rau má ít có cơ hội thụ thai, thậm chí phụ nữ có thai uống nước rau má có thể dẫn đến sảy thai, đầy bụng.
>> Tham khảo: Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh
Rau ngót
Rau ngót chứa nhiều dưỡng chất cần thiết nhưng đồng thời cũng chứa papaverin – một hợp chất có khả năng làm giãn cơ trơn tử cung, có thể kích thích co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai. Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể, mẹ bầu nên hạn chế ăn rau ngót trong 3 tháng đầu, nhất là với những người có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.
Rau chùm ngây
Lá và hoa của cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin C, canxi, vitamin A, sắt, kali,... là thức ăn vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này chứa alpha-sitosterol với cấu trúc giống như estrogen gây tác dụng ngừa thai. Lá cây chùm ngây làm cho cơ tử cung mềm và dẫn đến sảy thai, nên lại không tốt cho phụ nữ đang mang thai.
Ngải cứu
Trong y học cổ truyền, ngải cứu được coi là loại thảo dược có khả năng kích thích kinh nguyệt và làm co thắt tử cung. Việc ăn ngải cứu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, có thể gây ra nguy cơ sảy thai.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội được cho là "thuốc chữa bách bệnh" cho vẻ đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn các món ăn được làm bằng lô hội, không được uống nước ép lô hội trong thời kỳ mang thai vì điều này có thể dẫn đến xuất huyết và sau đó dẫn tới sảy thai sớm. Tốt nhất nên tránh tất cả các loại sản phẩm lô hội trong ba tháng đầu để tránh sảy thai.
Khổ qua
Mặc dù khổ qua có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể gây rối loạn tử cung và tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt nếu mẹ bầu ăn quá nhiều và thường xuyên. Dù chưa có kết luận khoa học rõ ràng về mức độ nguy hiểm, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ khổ qua trong suốt thai kỳ.
>> Tham khảo: Mẹ Bị Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Sao Không?
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất thì mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai vì. (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn khoai tây mọc mầm
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Khoai tây nảy mầm không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà còn cho tất cả mọi người. Mẹ bầu không nên ăn vì khoai tây khi nảy mầm có chứa các độc tố khác nhau, có hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Chất solanin có trong khoai tây mầm gây ra tác động xấu cho sự phát triển của bào thai, gây sảy thai.
>> Tham khảo: Làm thế nào để có song thai? 9 cách sinh đôi cực đơn giản
Rau chưa rửa và rau chưa chín
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho phụ nữ mang thai, nhưng nếu không rửa sạch, chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasma hoặc các vi khuẩn như E.coli, Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên đảm bảo rửa kỹ rau trước khi ăn.
Thịt chưa nấu chín kỹ
Thịt tái và thịt chế biến chưa kỹ có thể chứa vi khuẩn như toxoplasma, E. coli, và listeria, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Các loại thịt này cần được nấu chín kỹ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
Trứng sống
Trứng chưa nấu chín hoàn toàn, như trứng ốp la hoặc trứng chần, có thể gây nhiễm khuẩn salmonella, gây ra các triệu chứng như sốt, buồn nôn, và tiêu chảy. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn salmonella có thể dẫn đến sảy thai.
Ăn cá, hải sản sống và chứa nhiều thủy ngân
Cá, hải sản sống có chứa chất đạm và axit béo cần thiết omega-3 nên được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai. Nhưng mẹ không nên ăn hải sản thường xuyên trong thai kỳ vì nguy cơ nhiễm các kim loại như thủy ngân,… Các loài hải sản mẹ nên tránh như sò, ngao, tôm, cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm,…
>> Tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Mẹ bầu chỉ nên ăn các hải sản ít thủy ngân với khẩu phần tối đa hai lần mỗi tuần. (Nguồn: Sưu tầm)
Mách nhỏ:
Mẹ nên lưu ý “đun sôi nấu chín” nhất với các loại thịt, cá, sò, các món ăn như sashimi and sushi cũng nên hạn chế. Điều này sẽ giúp tránh lây lan các bệnh có hại như salmonella, campylobacter và E. Coli… hoặc tránh gây ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu.
Gan và lòng động vật
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Thức ăn ở gan có thể bổ dưỡng và ngon nhưng có thể gây hại cho những phụ nữ mang thai. Bởi nó có chứa nhiều chất độc nếu gan được lấy từ động vật bị bệnh. Gan và phèo cũng chứa lượng vitamin A và cholesterol cao. Việc tiêu thụ những vitamin quá mức này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và gây sảy thai. Người bình thường cũng hạn chế ăn thức ăn này. Phèo cũng là bộ phận có nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng đường ruột khá cao như giun sán,...
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nhồi, pate, thịt băm, salami, thịt nguội và dăm bông không an toàn cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn như Toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella. Những vi khuẩn này có khả năng gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm này hoặc đảm bảo chúng được nấu chín kỹ trước khi sử dụng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Đồ ăn vặt, trái cây chứa quá nhiều đường
Các loại đồ ăn vặt và một số trái cây chứa nhiều đường như mít, nhãn, vải, chôm chôm và sầu riêng là thực phẩm gây tính nóng mẹ bầu nên tránh. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân không lành mạnh, tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sảy thai.
Sữa tươi và chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa qua tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa không qua xử lý nhiệt có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes, có thể gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ các sản phẩm này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, phô mai được làm bằng sữa không tiệt trùng cũng có thể có hại. Bởi vì sữa không được tiệt trùng, có một số vi khuẩn có thể xâm nhập vào những phô mai này. Một số phô mai mềm phổ biến nên tránh là feta, gorgonzola và Roco pho,...
>> Tham khảo: Có nên dự đoán giới tính của trẻ qua nhịp tim thai không?
Phô mai là một trong những món ăn có khả năng gây sảy thai (Nguồn: Sưu tầm)
Thức uống chứa caffeine
Cả trà và cà phê đều chứa caffeine, một chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, giúp con người tỉnh táo và giảm buồn ngủ. Trà còn được biết đến là nguồn giàu chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều trà có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Caffeine còn có tác dụng lợi tiểu và có thể gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Việc tiêu thụ lượng caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Caffeine xuất hiện tự nhiên trong nhiều thực phẩm, bao gồm cà phê, trà, sô-cô-la, cũng như trong các loại nước giải khát và nước tăng lực. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng chứa caffeine.
Mẹ lưu ý, caffeine không nên dùng nhiều hơn 300mg một ngày. Hàm lượng caffeine trong một số thực phẩm và đồ uống là:
- Một tách cà phê hòa tan: 60-80 mg.
- Một tách cà phê lọc: 60-120 mg.
- Một chén trà: 10-50 mg.
- 250ml nước tăng lực có thể uống: 80mg.
- Một thanh chocolate sữa 100g: khoảng 20mg.
Để giảm caffein, thay vào đó mẹ nên dùng nước trái cây hoặc nước khoáng thay vì trà, cà phê và cola thường xuyên.
Uống rượu, bia
Việc mẹ sử dụng rượu bia trong quá trình mang thai cũng đã được các bác sĩ ghi nhận là có nguy cơ gây những tác động xấu đến bào thai, gây nguy cơ sảy thai. Các bác sĩ nhận thấy những phụ nữ có thai nghiện rượu mức trung bình đến nặng thì tỷ lệ sảy thai sớm tự nhiên trong ba tháng giữa của thai kỳ tăng lên gấp 2-4 lần, gây khuyết tật cho thai nhi như sinh ra con dị dạng, chậm phát triển trí tuệ,… được gọi là hội chứng thai nhi ngộ độc rượu (Alcohol Fetal Syndrome).
>> Tham khảo:
- 15 sản phẩm sắt cho bà bầu nên được bổ sung trong suốt thai kỳ
- Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
Mẹ tìm hiểu ăn gì dễ bị sảy thai nhất để phòng tránh tiêu thụ thực phẩm không tốt (Nguồn: Sưu tầm)
Uống nước dừa có sảy thai không?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết bầu mấy tháng có thể uống nước dừa được. Bởi theo Đông y, nước dừa có tính hàn, có khả năng kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh và có khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu khi thai chưa bám chặt vào tử cung. Do đó, khi mang thai giai đoạn đầu, mẹ không nên tiêu thụ nước dừa. Nếu thèm quá thì chỉ nên uống 1 lượng rất nhỏ. Sau đó, mẹ có thể uống nước dừa trong tam cá nguyệt thứ 2 và giảm dần lượng tiêu thụ ở tam cá nguyệt thứ 3.
>> Tham khảo:
- Bà bầu mấy tháng được uống nước dừa? Lợi gì cho mẹ bầu?
- Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?
Các loại thảo mộc và trà thảo mộc
Một số loại thảo mộc có thể kích thích tử cung co bóp hoặc ảnh hưởng đến hormone, gây nguy cơ sảy thai. Ví dụ như trà ngải cứu, trà hoàng cầm, và trà đinh hương. Trước khi sử dụng bất kỳ loại trà thảo mộc nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số loại gia vị nên tránh hoặc tiêu thụ ít khi mang thai
Một số loại gia vị nên tránh hoặc tiêu thụ ít khi mang thai bao gồm cỏ cà ri, Ferula assa-foetida, tỏi, bạch chỉ, bạc hà và gia vị quá cay. Các loại gia vị này có thể kích thích tử cung, gây co thắt mạnh, dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình mang thai, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mẹ có biết:
Ở thời điểm này, việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là miếng lót sơ sinh, tã dán sơ sinh là điều rất quan trọng.Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo các bài viết cùng chủ đề:
- 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm nhất
- 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
- Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý gì để an toàn?
Từ khóa » Thời Gian Dễ Sảy Thai Nhất
-
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Sảy Thai 3 Tháng đầu | Vinmec
-
Bà Bầu Bị Sảy Thai - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Chi Tiết Các Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Theo Từng Tuần Mẹ Có Thể Nhận Biết
-
Các Dấu Hiệu Sảy Thai Thường Gặp - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Và Dọa Sảy Thai Mẹ Bầu Nào Cũng Cần “nằm Lòng”
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Sảy Thai Mẹ Bầu Cần Lưu ý Trong Những Tháng ...
-
Tỉ Lệ Sẩy Thai Theo Tuần Tuổi | BvNTP
-
Sảy Thai Tự Nhiên - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
3 Tháng đầu, Những Mẹ Bầu Nào Dễ Bị Sảy Thai Và Làm Thế Nào để ...
-
Những Nguyên Nhân Gây Sảy Thai Trong 3 Tháng đầu | TCI Hospital
-
Dọa Sảy Thai Ra Máu Bao Lâu? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Những Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sảy Thai ở Mẹ Bầu
-
[PDF] Khi Gặp Trắc Trở - NSW Health
-
Sảy Thai Bao Lâu Thì Mang Thai Lại được