Ăn Gì để Chống Dị Tật Thai Nhi Và Top 15 Thực Phẩm Giàu Folate - Ferrovit
Có thể bạn quan tâm
Dị tật thai nhi là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng cao. Chính vì vậy mà dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi. Vậy những thực phẩm nào tốt cho mẹ bầu và cung cấp đủ chất dinh dưỡng, phòng tránh dị tật thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng phù hợp trước và trong thai kỳ để bảo vệ bé yêu tốt nhất.
Phân biệt Folate và Axit Folic
Axit folic là chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự tăng trưởng tế bào, hình thành DNA và giúp thai nhi phòng tránh dị tật ống thần kinh. Thế nhưng ngoài axit folic còn có folate. Vậy hai chất này có gì khác nhau?
Trên thực tế, đây là cùng một loại vitamin B9, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 tên gọi này chính là:
- Folate là vitamin B9 có trong các thực phẩm tự nhiên.
- Axit folic thường ở dạng viên hoặc uống, là dược phẩm do con người tổng hợp nên, được tìm thấy trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường.
Thời kỳ mang thai mẹ cần một lượng folate nhiều hơn người bình thường, tầm 400mcg/ngày. Chính vì vậy ngoài viên uống bổ sung axit folic mẹ có thể tăng cường các thực phẩm giàu folate.
Dưới đây là lượng axit folic mẹ nên dùng từ trước khi mang thai tới sau sinh:
- Trước khi mang thai: 400mcg/ngày.
- Trong 3 tháng đầu mang thai: 400mcg/ngày.
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg/ngày.
- Khi cho con bú: 500mcg/ngày.
Ảnh hưởng của việc thiếu Folate trong thai kỳ
Thiếu folate – axit folic sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành tế bào thần kinh của thai nhi, khiến em bé trong bụng có thể phải đối diện với hàng loạt các vấn đề như:
- Ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi (dị tật ống thần kinh).
- Thai nhi có thể bị suy tim hoặc các bệnh về tim bẩm sinh.
- Bé có thể gặp các vấn đề bất thường về đường tiết niệu hoặc dị tật hậu môn.
- Các dị tật tay, chân là những trường hợp phổ biến với thai nhi không được bổ sung lượng folate cần thiết.
- Trẻ có thể bị hở vòm, sứt môi.
- Không chỉ thế, thiếu 2 chất này còn khiến cho mẹ bầu thường xuyên đãng trí, trầm cảm thậm chí là viêm loét dạ dày, đau đầu trong quá trình mang thai.
Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy mẹ thiếu folate:
- Hệ thống miễn dịch yếu, thường xuyên bị ốm.
- Cơ thể thiếu sức sống, mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.
- Tiêu hóa kém: Táo bón, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích…
- Thai nhi còi cọc, tăng trưởng kém
- Thiếu máu
- Miệng bị lở loét, sưng lưỡi
- Tóc bạc sớm
- Da nhợt nhạt
- Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt khó chịu
Top 15 thực phẩm giúp phòng tránh dị tật thai nhi và gợi ý thực đơn cho mẹ bầu
1. Các loại đậu và hạt
Các loại đậu và hạt như đậu xanh, đậu tương, đậu đỏ, lạc, vừng đen, vừng trắng… cũng như các loại hạt cứng như óc chó, hạnh nhân… không chỉ có thể làm bữa phụ tuyệt vời của mẹ bầu mà còn có hàm lượng folate vô cùng cao. Đây là thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi vô cùng tốt. Đặc biệt đối với các mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu thì việc sử dụng các chế phẩm từ các loại hạt này là vô cùng cần thiết.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Sữa ngũ cốc, sữa hạnh nhân, sữa óc chó,…
- Ngũ cốc rang.
- Canh đậu đỏ nấu sườn.
- Cháo cá chép đậu xanh
- Chè vừng đen
2. Măng tây
Trong măng tây có chứa lượng folate rất lớn, cứ 180g măng tây có chứa đến 268mcg folate, chiếm 1/3 nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, măng tây còn chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết như vitamin B6, B12, vitamin C, K, A…
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Măng tây xào thịt bò hoặc thịt gà
- Súp măng tây
3. Trứng
Vừa nhiều folate lại giàu vitamin B2, protein, vitamin B12. Ngoài ra, trứng là một nguồn choline tuyệt vời. Choline là chất góp phần quan trọng cho quá trình phát triển trí não và sức khỏe của mẹ và bé.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Trứng xào nấm
- Canh trứng cà chua
- Trứng kho thịt
- Trứng rán, trứng luộc, trứng hấp,….
4. Rau có màu xanh đậm
Các loại rau như rau bina, cảnh xanh, cải xoăn, súp lơ,… Các loại rau này vừa nhiều chất xơ, ít calo nhưng lại giàu vitamin K, E, sắt và đặc biệt là folate. Ăn nhiều rau còn giúp mẹ bổ sung thêm đầy đủ dưỡng chất mà không sợ béo.
Xem ngay: 8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thaiCác món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Rau xào, rau luộc, salad, rau nhúng lẩu,… (rau được chế biến sẽ tốt hơn là ăn sống)
- Mẹ lưu ý ưu tiên các món canh, xào hoặc hấp để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng.
5. Củ cải đỏ
Trong củ cải đỏ ngoài folate còn có các chất bổ dưỡng khác như magie, vitamin C, chất xơ… Chỉ cần ăn 136g củ cải đỏ là bạ đã cung cấp cho cơ thể tới 147mcg folate tương đương 37% lượng folate hàng ngày.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Củ cải đỏ xào thịt
- Củ cải đỏ luộc
- Canh hầm củ cải đỏ
- Súp củ cải đỏ
6. Bắp cải Bi-xen
Cải bi-xen chứa rất nhiều sắt, folate, vitamin C, K và giàu chất xơ. Trong 78g cải bi-xen chứa tới 47mcg folate.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Cải bi-xen xào thịt bò
- Canh cải bi-xen hầm với thịt sườn
- Giò sống hấp với cải bi-xen
7. Cà rốt
Nổi tiếng với hàm lượng vitamin A cần thiết cho thị giác của thai nhi, thường xuyên ăn cà rốt cũng là cách mẹ bảo vệ cho sự phát triển toàn diện của bé. Với 1 ly nước ép mỗi ngày, mẹ sẽ đáp ứng đáp ứng được 5% nhu cầu folate hàng ngày của cơ thể.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Nước ép cà rốt
- Canh súp (cà rốt, khoai tây, củ dền)
- Cà rốt luộc, xào…
8. Gan bò
Ít ai biết rằng đây lại là nguồn thực phẩm rất giàu folate dành cho phụ nữ mang thai. Trong 85g gan bò có chứa 212mcg folate, chiếm tới 54% lượng mẹ cần trong một ngày.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Gan bò xào chín kỹ với rau củ
9. Bông cải xanh
Không nhiều folate bằng rau bina và măng tây nhưng bông cải xanh cũng là lựa chọn lý tưởng để đổi món cho thực đơn hàng ngày. Chỉ cần 1 chén bông cải xanh đã có thể đáp ứng được 24% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Bông cải xanh xào thịt
- Canh bông cải xanh thịt sườn
10. Đậu bắp
Ngoài folate, các loại vitamin và lượng chất xơ trong đậu bắp có thể giúp bầu ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và tim mạch.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Đậu bắp luộc
- Đậu bắp xào rau củ thập cẩm
11. Cần tây
Chỉ cần một chén cần tây nguyên sẽ cung cấp khoảng 34mcg folate, chiếm 8% nhu cầu hàng ngày của bạn.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Thịt bò xào cần tây
- Nước ép táo và cần tây
- Mực xào cần tây
- Cần tây xào nấm
12. Quả bơ
Bơ là một trái cây tuyệt vời của vùng nhiệt đới. Bơ không chỉ là thực phẩm làm đẹp da mà còn là sự lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu muốn sinh con khỏe mạnh, thông minh. Trong nửa quả bơ sẽ cung cấp cho bạn tới 21% lượng folate cần thiết 1 ngày. Đồng thời, bơ còn giúp bạn giảm táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
Các món ăn mẹ bầu có thể dùng như:
- Sinh tố bơ
- Bơ dầm đường sữa
- Salad rau xanh và bơ
- Bơ phết bánh mì nướng
13. Đu đủ
Vừa giàu folate lại chứa nhiều vitamin A và vitamin C, mẹ bầu chỉ cần ăn 140g đu đủ chín là có thể cung cấp 13% lượng folate cho một ngày.
14. Cam
Không chỉ giàu folate, cam còn là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin C và chất xơ cho cơ thể. Lượng vitamin C cao trong cam giúp mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất sắt và có tác dụng làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ số đường huyết trong cam ở mức thấp nên chúng tuyệt đối an toàn, hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ.
15. Sữa và chế phẩm từ sữa
Nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa, hẳn các mẹ bầu sẽ nghĩ ngay đến lượng canxi và protein dồi dào. Nhưng bầu có ngạc nhiên khi biết đây cũng là nguồn axit folic rất dồi dào? Trung bình, cứ 1 ly sữa 250ml, mẹ bầu có thể bổ sung khoảng 15mcg folate cho cơ thể.
Bổ sung đầy đủ lượng sữa tiệt trùng, sữa chua trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo, dị ứng và tiểu đường thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế việc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi, như: gene di truyền, môi trường sống… Do đó, cách tốt nhất để bạn chủ động đảm bảo sức khỏe của bé yêu là thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sớm từ tuần thai thứ 10.
Xem thêm:
5 biện pháp giúp cải thiện sức khỏe mẹ bầu suốt thai kỳ
8 nguyên nhân gây mệt mỏi khi mang thai và cách khắc phục
Ăn gì để chống dị tật thai nhi và top 15 thực phẩm giàu Folate
Nguồn tham khảo:
Folic Acid – https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/folic-acid/
Folic Acid and Pregnancy – https://www.webmd.com/baby/folic-acid-and-pregnancy#1
15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid) – https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid#2.-Asparagus
Folate (vitamin B9): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/folate-vitamin-b9-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-phu/
Từ khóa » Cần ăn Gì để Tránh Thai
-
Top 14 Thực Phẩm Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ Hiệu Quả Nhất
-
Ăn Gì để Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ TỰ NHIÊN - AN TOÀN - HIỆU QUẢ
-
Ăn Gì để Tránh Thai? 6 Loại Thực Phẩm Nên ăn Thường Xuyên Khi Chưa ...
-
Các Loại Thực Phẩm Ngừa Thai Và Tác Dụng Thật Sự
-
Giải đáp Thắc Mắc: Ăn Gì để Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ 24h? | Medlatec
-
Nên Ăn Gì Để Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ Và Lưu Ý?
-
Ăn Gì Sau Khi Quan Hệ để Không Có Thai? 7 Thực Phẩm Hot Dành Cho ...
-
Ăn Gì Để Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ 24h Vừa Hiệu Quả Vừa An ...
-
Top Cách Tránh Thai Tự Nhiên Bằng Món Ăn An Toàn Và Hiệu Quả
-
Nên ăn Gì để Tránh Thai Hiệu Quả? - Phòng Khám Đa Khoa Thái Dương
-
Ăn Gì để Tránh Thai Sau Khi Quan Hệ? Tư Vấn Từ Chuyên Gia - IPREG
-
Ăn Gì để Tránh Thai An Toàn Sau Khi Quan Hệ - Bluecare Blog - Xem Ngay
-
6 Cách Tránh Thai Tự Nhiên, Không Cần Thuốc Phụ Nữ Nên Biết Rõ
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai