Ăn Hạt Nêm Lợi Hay Hại? - Báo Khoa Học Và Phát Triển

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Pin kim cương-hạt nhân cung cấp năng lượng trong hàng nghìn năm Pin kim cương-hạt nhân cung cấp năng lượng trong hàng nghìn năm
  • Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy khi quay quanh Trái đất? Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy khi quay quanh Trái đất?
  • Cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI Cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI
  • Tìm thấy thiên hà rất giống Dải Ngân hà thuở sơ khai Tìm thấy thiên hà rất giống Dải Ngân hà thuở sơ khai
  • Phát hiện da có hệ thống miễn dịch riêng Phát hiện da có hệ thống miễn dịch riêng
  • Cần tăng cường kỹ năng ứng phó với động đất ở Việt Nam Cần tăng cường kỹ năng ứng phó với động đất ở Việt Nam
  • Quy mô “tối ưu” khi lắp điện mặt trời mái nhà Quy mô “tối ưu” khi lắp điện mặt trời mái nhà
  • Đến năm 2030, 70% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến Đến năm 2030, 70% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
  • Điều gì ngăn vũ khí hạt nhân phát nổ ngoài ý muốn? Điều gì ngăn vũ khí hạt nhân phát nổ ngoài ý muốn?
  • Elon Musk - Donald Trump có thể định hình khoa học Mỹ Elon Musk - Donald Trump có thể định hình khoa học Mỹ
Tìm kiếm Trang chủ Sống - Khỏe

Với ưu điểm tiện dụng, hạt nêm ngày càng được các bà nội trợ sử dụng nhiều hơn để chế biến những món ăn thơm ngon cho bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, những thông tin về thành phần của hạt nêm và tác dụng của nó trong việc nấu nướng thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Hạt nêm là gì?Hạt nêm là loại phụ gia hỗn hợp chứa nhiều nguyên liệu. Trong đó thành phần thường gặp là các chất điều vị: bột ngọt (chiếm khoảng 30% - 40%), siêu bột ngọt Disodium guanylate và Disodium inosinate. Nó mang nhiều hương vị khác nhau cho món ăn. Không giống như bột ngọt có dạng hình que dài, hạt nêm có dạng hạt nhỏ, gần như tròn, hoặc dạng bột, và thường có màu vàng nhạt.Hiện nay nhiều người coi hạt nêm là gia vị không thể thiếu trong các món ăn.Hiện nay nhiều người coi hạt nêm là gia vị không thể thiếu trong các món ăn.Hạt nêm không chứa nhiều dinh dưỡng như quảng cáoTrong hạt nêm, các thành phần là bột thịt đều được nghiền ra và sấy khô, thực chất không được chiết xuất từ nước hầm xương ống và thịt thăn như thường thấy trong quảng cáo. Bởi nếu dùng thịt, cá nguyên chất khi cô đặc lại để làm ra được hạt nêm sẽ rất dễ bị ôi thiu. Những nguyên liệu này không thể để lâu ngoài trời, nhất là trong nhiệt độ bình thường. Vì vậy, hạt nêm còn thường cho thêm thành phần chất bảo quản để giữ được lâu.Hạt nêm thực chất chính là làm từ bột thịt sấy khô.Hạt nêm thực chất chính là làm từ bột thịt sấy khô.Hạt nêm không tốt hơn mì chínhCó thể thấy, rất nhiều người đã loại bỏ mì chính ra khỏi các gia vị để nấu ăn trong các bữa ăn của gia đình và thay bằng hạt nêm. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng hạt nêm tốt hơn mì chính là hoàn toàn sai lầm. Hạt nêm không hề tốt cho sức khỏe hơn mì chính như nhiều người nghĩ. Ngoài các thành phần như đường, muối còn có thành phần chính là mì chính và chất tạo ngọt, đó chính là chất điều vị 627 và 631. Về cơ bản, chất này cùng vị với mì chính và thuộc nhóm bột ngọt giúp món ăn ngọt hơn giống như mì chính.Hạt nêm thực chất không tốt hơn mì chính.Hạt nêm thực chất không tốt hơn mì chính.Chính bởi vậy, những người bị mẫn cảm với mì chính và có các biểu hiện “say mì chính”, hoa mắt, chóng mặt, hay triệu chứng chân tay bủn rủn buồn nôn sau khi dùng mì chính thì cũng chớ nên coi thường khi dùng hạt nêm. Đặc biệt, những người bị dị ứng, cần kiêng mì chính thì cũng cần cẩn trọng khi sử dụng hạt nêm. Nhất là phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu hay trẻ sơ sinh càng cần cẩn thận khi dùng hạt nêm để nấu ăn.Hạt nêm không thể thay thế muối IotTổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, một người không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày, bao gồm cả bột canh, hạt nêm trong thức ăn, rau củ quả, dưa cà... Bởi vậy, bạn cần lưu ý, khi dùng hạt nêm nên bớt lượng muối, bột canh để bữa ăn của gia đình cân bằng hơn.Trong thành phần hạt nêm không phải muối iot. Dùng nhiều loại gia vị này sẽ kéo theo lượng iot cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu muốn sử dụng hạt nêm, bạn nên kết hợp liều lượng phù hợp với muối iot.Hạt nêm không gây hại cho sức khỏeHạt nêm chứa nhiều nguyên liệu. Trong đó thành phần không thể thiếu là mì chính (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631.Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị 627 và 631 có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Một thời gian, người tiêu dùng e ngại chất này có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, mì chính có thể gây nên “hội chứng nhà hàng Trung Quốc” với biểu hiện bủn rủn tay chân, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, hiện nay cả 3 chất điều vị 621, 627, 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.Không nên ăn nhiều hạt nêmDo tính tiện dụng, nhiều gia đình đã sử dụng hạt nêm thường xuyên, không bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống hàng ngày cho các bữa ăn dẫn tới thiếu chất, đặc biệt với trẻ nhỏ.Không nên ăn nhiều hạt nêm.Không nên ăn nhiều hạt nêm.Thành phần và giá trị dinh dưỡng của một món ăn do các thực phẩm (nguyên liệu chính) dùng để chế biến món ăn đó cung cấp, ví dụ món ăn chế biến từ thịt/cá sẽ chứa nhiều chất đạm, dầu/mỡ cung cấp chất béo, rau xanh cho nhiều chất xơ và vitamin… Người nội trợ cần lưu ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình thông qua bữa ăn đa dạng, có đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất;Việc sử dụng các gia vị chỉ để giúp tăng thêm mùi, vị và giúp món ăn thêm thơm ngon, đậm đà. Lê Kha (Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

3 lý do vì sao bạn nên thường xuyên ăn dứa

3 lý do vì sao bạn nên thường xuyên ăn dứa

Cách chữa chứng mất ngủ đơn giản hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Cách chữa chứng mất ngủ đơn giản hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Ăn bột ngọt/mì chính lợi hay hại?

Ăn bột ngọt/mì chính lợi hay hại?

TIN KHÁC

Món ngon trong tuần: Bánh gai, lẩu hải sản, chè lam, bánh cuốn

Món ngon trong tuần: Bánh gai, lẩu hải sản, chè lam, bánh cuốn

Clip: Biker tử vong tại chỗ chỉ vì... thích thể hiện

Clip: Biker tử vong tại chỗ chỉ vì... thích thể hiện

3 loại rau thơm quen thuộc trị hôi miệng

3 loại rau thơm quen thuộc trị hôi miệng

TIN TIÊU ĐIỂM

Một số nguyên nhân chính gây ra chứng đau nửa đầu

25/04

Thuận tự nhiên như thế nào?

15/04

Nguyên nhân gây nhiễm độc thực phẩm thường gặp

01/04

Thuật toán AI mới của Google dự đoán bệnh tim mạch bằng ảnh chụp đôi mắt

16/03

Sự kiện

Già hóa dân số Việt Nam

Già hóa dân số Việt Nam

Phân loại đầu nguồn & tái chế rác thải

Phân loại đầu nguồn & tái chế rác thải

Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà

Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà

Các bài thuốc hay

Các bài thuốc hay

Món ngon mỗi ngày

Món ngon mỗi ngày

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Bột Nêm Knorr Có Hại Hay Không