Ăn Lá Lốt Mất Sữa Phải Làm Sao? Các Thực Phẩm Bổ Sung Sữa
Có thể bạn quan tâm
Ăn lá lốt mất sữa phải làm sao? Nếu các mẹ sau sinh ăn lá lốt mất sữa hoặc gây tình trạng giảm tiết sữa cho con một cách nhanh chóng. Cho nên, phụ nữ đang cho con bú tốt nhất là hạn chế việc ăn lá lốt, các món ăn được chế biến từ lá lốt để có thể bảo vệ nguồn sữa mẹ cân cần thiết cho con mỗi ngày.
Để hiểu hơn về việc ăn lá lốt mất sữa phải làm sao? Hay những thực phẩm nên tránh trong khi đang chăm bé, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Phạm Vũ Dương Sơn!
Mục lục bài viết
- Ăn lá lốt mất sữa phải làm sao?
- Các thực phẩm tốt cho việc bổ sung sữa
- Bổ sung thêm các chất bổ sung cho bà mẹ nuôi con bú
- Vitamin tổng hợp
- Omega-3 (DHA)
- Vitamin D
- Nhu cầu nước hàng ngày cho bà mẹ nuôi con bú
- Một số thực phẩm bà mẹ KHÔNG nên dùng trong thời gian nuôi con bú
- Các món ăn bổ sung sữa sau khi sinh
- Thịt dê hầm đương quy
- Các món hầm từ đu đủ xanh
- Thịt bò hầm cà chua
- Canh móng giò, thông thảo
- Canh cá diếc, thông thảo
- Canh rong biển
Ăn lá lốt mất sữa phải làm sao?
Khi ăn phải lá lốt trong quá trình nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ cho con bú thì bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên bình tĩnh và bổ sung các thực phẩm tốt cho sữa để đảm bảo sữa cho con nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ thường sẽ lớn hơn khi trong thời kỳ cho con bú và bà mẹ phải cung cấp đủ thành phần thực phẩm trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu cho cả hai mẹ con. Số lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiện diện của những chất dinh dưỡng này có trong sữa mẹ.
Mặt khác, một số chất dinh dưỡng cũng được chuyển tiếp vào sữa mẹ bất kể nguồn dinh dưỡng đó có được mẹ tiêu thụ hay không. Điều quan trọng là ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, toàn phần để đảm bảo người mẹ có được tất cả chất dinh dưỡng mà chính bản thân mẹ và bé cần.
Xem ngay: Măng tây nấu với gì cho bé?
Các thực phẩm tốt cho việc bổ sung sữa
Vậy, mẹ cần ăn gì khi đang cho con bú để đảm bảo đáp ứng theo nhu cầu khuyến nghị. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ cũng như chất lượng sữa dành cho bé:
- Cá và hải sản: cá hồi, rong biển, động vật có vỏ, cá mòi
- Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt nội tạng chẳng hạn như gan.
- Trái cây và rau quả: quả mọng, cà chua, bắp cải, cải xoăn, tỏi, bông cải xanh
- Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, hạt cây gai dầu và hạt lanh.
- Thực phẩm khác: trứng, yến mạch, khoai tây, quinoa, kiều mạch, socola đen.
Ngoài ra, bà mẹ nên tránh các thực phẩm chế biến càng nhiều càng tốt vì chúng thường chứa nhiều calo, đường bổ sung và chất béo không lành mạnh.
Bổ sung thêm các chất bổ sung cho bà mẹ nuôi con bú
Bà mẹ luôn luôn hoài nghi sử dụng các chất bổ sung đặc biệt là khi đang cho con bú. Nhiều chất bổ sung có chứa các thảo mộc, chất kích thích và hoạt chất có thể được truyền vào sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng có một chất bổ sung khác có thể có lợi cho bà mẹ cho con bú.
Vitamin tổng hợp
Một số phụ nữ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng quan trọng do trong quá trình mang thai thường bị nghén (nôn, sợ thực phẩm…) và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn. Bà mẹ sẽ hưởng lợi nếu bổ sung thêm vitamin tổng hợp khi đang trong thời gian cho con bú.
Omega-3 (DHA)
DHA là một acid béo omega-3 chuỗi dài cần thiết trong nhu cầu dinh dưỡng. Nó được tìm thấy nhiều ở trong hải sản, tảo. Nó là thành phần quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương, da và mắt. DHA còn quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não. Nếu mẹ tiêu thụ lượng DHA thấp thì chất này cũng sẽ thấp ở trong sữa mẹ. Thiếu omega-3 ở giai đoạn đầu đời cơ liên quan đến một số vấn đề về hành vi, chẳng hạn như học hành không tập trung, tính tình hung hăng…
Do đó, phụ nữ có thai và cho con bú nên uống ít nhất 2.6 gam omega-3 và 100 – 300 mg DHA mỗi ngày.
Vitamin D
Vitamin D chủ yếu được tìm thấy trong cá béo, dầu gan cá và thực phẩm bổ sung. Nó có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là xương và chức năng hệ miễn dịch. Vitamin D thường chỉ xuất hiện với lượng rất thấp trong sữa mẹ. Do đó, các bé từ 2-4 tuần tuổi được khuyến nghị bổ sung vitamin D.
Nếu thiếu vitamin D có thể gây hậu quả nghiêm trọng như yếu cơ, mất xương và tăng nguy cơ gãy xương. Trẻ thiếu vitamin D có thể xảy ra tình trạng co giật, còi xương và một số bệnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Có thể bạn cần: Rau chân vịt nấu món gì?
Nhu cầu nước hàng ngày cho bà mẹ nuôi con bú
Theo nguyên tắc thông thường bà mẹ sẽ uống nước khi khát và uống cho đến khi hết khát. Tuy nhiên, với bà mẹ đang cho con bú thì do quá trình tiết sữa sẽ làm cho bà mẹ bị thiếu nước. Vì vậy, uống nước đủ sẽ giúp bà mẹ đáp ứng yêu cầu gia tăng về sản xuất sữa. Tốt nhất là các bà mẹ nên uống nước trắng, hoặc có thể là nước trái cây hoặc sữa.
Một số thực phẩm bà mẹ KHÔNG nên dùng trong thời gian nuôi con bú
- Caffeine: Khoảng 1% lượng caffeine được bà mẹ tiêu thụ sẽ chuyển và sữa mẹ. Trẻ sơ sinh sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hoá nó. Bên cạnh đó nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Rượu: Rượu cũng có thể được truyền vào sữa và nó cũng làm cho bé phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hoá.
- Sữa bò: Có khoảng 2-6% trẻ có thể bị dị ứng với sữa bò từ chế độ ăn của mẹ. Biểu hiệu của dị ứng là bị phát ban, chàm, tiêu chảy, đại tiện ra máu, nôn mửa, đau bụng… Nếu xảy ra tình trạng này tức là bé không có khả năng dung nạp protein của sữa bò. Bà không nên sử dụng sữa bò trong khẩu phần của mình.
Các món ăn bổ sung sữa sau khi sinh
Thịt dê hầm đương quy
Thịt dê là thực phẩm cung cấp tốt về chất đạm, ít chất béo hơn thịt bò và cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dưới dạng Hem nên rất dễ hấp thu cho nhưng người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.
Nguyên liệu: 100 gram đương quy; 200 gram thịt dê làm sạch, thái miếng vừa ăn; 5 lát gừng tươi; 3 nhánh hành hoa.
Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước xâm xấp và ninh nhỏ lửa cho tới khi thịt dê chín nhừ thì bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Mỗi ngày mẹ nên ăn món này 4-5 lần, kết hợp uống nước hầm rất tốt cho những sản phụ sau sinh mất máu, suy kiệt, kém ăn, cơ thể gầy yếu, ít sữa. Tuy nhiên, lưu ý với mẹ táo bón không nên dùng.
Các món hầm từ đu đủ xanh
Đu đủ là loại quả rất tốt cho sản phụ bởi tác dụng lợi sữa, bồi bổ cơ thể. Trong đu đủ xanh chứa vitamin A, B, C và E, ngoài ra còn có các enzym và khoáng chất giúp mẹ dễ tiêu hóa.
Từ đủ đủ xanh mẹ có thể chế biến thành rất nhiều các loại thức ăn lợi sữa bổ dưỡng và rất dễ ăn như:
Đủ đủ luộc, hoặc nấu với xương: đây là món ăn vừa giúp mẹ lợi sữa, vừa giúp thông tia sữa.
Canh móng giò đủ đủ xanh: giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, có tác dụng thông sữa mẹ, rất tốt cho những mẹ ít sữa hoặc sữa loãng.
Canh đu đủ nấu cùng cá chép (hoặc cá quả): ít ngấy hơn canh móng giò nấu đủ đủ, vừa ngon, vừa dễ ăn, vừa giúp mẹ nhiều sữa, nguồn sữa chất lượng.
Thịt bò hầm cà chua
Trong thịt bò còn có chứa vitamin B12, giàu chất đạm, bổ sung dưỡng chất giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh cũng như tác động đến cơ thể làm lợi sữa.
Có rất nhiều các món ăn từ thịt bò rất dễ chế biến, dễ ăn, có thể bổ sung vào thực đơn mẹ sau sinh như cháo thịt bò, thịt bò hầm rau củ quả…. Và ngon nhất phải kể đến món thịt bò hầm cà chua.
Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 200gram thịt bò tươi, cà chua ngâm muối rửa sạch, bổ cau hầm với thịt bò thái miếng hình bao diêm, nêm gia vị đầy đủ. Món thịt bò hầm cà chua vừa giúp lợi sữa vừa bổ máu giúp cung cấp vitamin và khoáng chất giúp mẹ bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Canh móng giò, thông thảo
Nguyên liệu: 1 chiếc chân giò heo làm sạch, 200 gram thông thảo, nêm gia vị cho vừa miệng rồi đem hầm nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 4 – 6 ngày sẽ giúp mẹ có nguồn sữa nhiều hơn.
Canh cá diếc, thông thảo
Nguyên liệu: 1 con cá Diếc sống làm sạch, 3 gram thông thảo và thêm 5gram đương quy cho vào cùng 1 nồi ninh kĩ. Khi chín, vớt cá ra ăn kết hợp uống nước canh thông thảo đương quy vừa ngọt vừa mát sẽ giúp mẹ nhiều sữa hơn, cải thiện các triệu chứng, dấu hiệu mẹ ít sữa. Một ngày mẹ có thể ăn từ 5 đến 7 lần.
Xem thêm: 1 gói cà phê g7 16g bao nhiêu calo?
Canh rong biển
Rong biển là loại thực phẩm nổi tiếng ở xứ xở Kim Chi không chỉ bởi tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể mà nó còn mang lại nhiều lợi ích khác như như chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, tốt cho da và tim mạch.
Trong thành phần Rong biển có rất nhiều đạm, khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt, can-xi (với hàm lượng cao hơn trong sữa), vitamin A (cao gấp 10 lần trong bơ), vitamin B2 (gấp 7 lần trứng), vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Sản phụ sau sinh nếu thường xuyên ăn canh rong biển sẽ giúp lợi sữa rất tốt, giảm mệt mỏi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Một số món ngon từ rong biển giúp mẹ lợi sữa, bồi bổ cơ thể sau sinh:
- Canh rong biển nấu thịt bò
- Canh rong biển hầm sườn non
- Canh rong biển nấu thịt nạc
- Rong biển nấu đậu hũ
- Cơm cuộn rong biển…
Bài viết mới
• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449 • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làmTừ khóa » Vì Sao ăn Lá Lốt Mất Sữa
-
Phụ Nữ Sau Sinh ăn Lá Lốt Có Mất Sữa Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Những Thực Phẩm Có Thể Khiến Bạn Mất Sữa | Vinmec
-
Cảnh Giác Với 20 Thực Phẩm Gây Mất Sữa
-
Mẹ Sau Sinh ăn Lá Lốt Có được Không? - Monkey
-
Mẹ Sau Sinh ăn Lá Lốt Có Bị Mất Sữa Không? Sau Sinh Bao Lâu được ...
-
Thực Hư Chuyện ăn Lá Lốt Mất Sữa - Hương Anh Yoga
-
Vì Sao ăn Lá Lốt Mất Sữa? Mất Sữa Do ăn Lá Lốt Có đúng? - Mẹ Bé AZ
-
Ăn Lá Lốt Có Bị Mất Sữa Không? Các Loại Thực Phẩm Cần Tránh Với Sản ...
-
Hỏi - Đáp: Sau Khi Sinh ăn Lá Lốt được Không?
-
Ăn Lá Lốt Mất Sữa – Sự Thật Hay Chỉ Là Lời đồn Vô Căn Cứ?
-
Mẹ Sau Sinh ăn Lá Lốt Có Mất Sữa Không? Các Nguyên Nhân Gây Mất ...
-
Thực Hư Chuyện ăn Lá Lốt Mất Sữa - Kinh Nghiệm Nuôi Con!
-
Bà đẻ Có Thể ăn Lá Lốt Không, Có Bị Mất Sữa Không? - GiaDinhMoi
-
CẢNH BÁO 10 THỰC PHẨM GÂY MẤT SỮA SAU SINH MẸ NÊN ...