Ăn Mày đòi Xôi Gấc - Gõ Tiếng Việt

5/5 - (1 bình chọn)

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người có một cuộc sống riêng. Người giàu, kẻ nghèo, ai cũng có những nỗi lòng, nỗi lo riêng biệt. Biết hài lòng với những gì mình đang có là bí quyết để có được hạnh phúc. Chớ sống kiểu tham lam, Ăn mày đòi xôi gấc để rồi bi quan, buồn bã, chán nản.

Xem thêm bài viết:

  • Tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
  • Ca dao “Có làm thì mới có ăn/Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”
  • Mèo mả gà đồng
Ăn mày đòi xôi gấc

Ăn mày đòi xôi gấc

Ăn mày đòi xôi gấc

Ăn mày đòi xôi gấc là thành ngữ chỉ sự tham lam, đòi hỏi quá mức. Không biết thân biết phận, ảo tưởng chạy theo những thứ hào nhoáng. Ao ước những điều viển vông không gắn liền với hoàn cảnh của bản thân.

Ăn mày đòi xôi gấc lấy ý từ tình huống có thật trong hiện thực. Những người ăn mày, quanh năm thiếu ăn, thiếu mặc. Khi được bố thí thì lại đòi hỏi, mong muốn những thứ ngon nghẻ, cao sang như xôi gấc. Có cái ăn đã là tốt đẹp. Ấy vậy mà còn chê bai, đòi hỏi.

Câu thành ngữ này vừa là một nhận định vừa là một kiểu phê phán khéo léo. Sống ở đời mà không tự thấu hiểu bản thân. Không tự chấp nhận sự thật về bản thân mà phấn đấu vươn lên thì sẽ mãi dậm chân tại chỗ.

Để bàn về kiểu ứng xử như vậy, dân gian ta cũng có những câu tương tự như: chó mà đòi mặc áo lính; Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nghĩa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre; Con nhà lính, tính nhà quan,…

Đây là kiểu suy nghĩ tham lam, ích kỉ. Không những có hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh.

Biết hài lòng với những gì mình đang có là bí quyết để có được hạnh phúc.

Biết hài lòng với những gì mình đang có là bí quyết để có được hạnh phúc.

Đời có mấy ai không tham lam

Đạo Phật từng có câu nói rất nổi tiếng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham là cái đứng hàng đầu. Không hài lòng với những gì mình đang có cũng xuất phát từ chữ tham mà ra.

Nói về lòng tham của con người thì cũng rất muôn hình vạn trạng. Có người tham của cải, tiền tài. Có người lại tham danh tiếng, sắc đẹp. Có kẻ lại chỉ tham ăn uống, ngủ nghỉ.

Bất kể cái tham nào cũng đều mang đến hệ lụy. Có được thứ này rồi, ta lại tham lam muốn có thêm nhiều thứ khác nữa.

Rõ ràng ta hiểu đó là tính xấu. Nhưng khi nghĩ về những món lợi, có mấy ai thoát ra khỏi cái cái tham rất đời thường ấy.

Cân bằng cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Nếu những cái tham của ta mang lại điều tốt đẹp thì không hề gì. Nhưng nếu nó đi xa quá mức kiểm soát thì quả thật là đáng sợ.

Những vụ việc đau lòng xảy ra như con giết cha mẹ, vợ giết chồng vì tham lam tài sản, tiền bạc đã không còn xa lạ. Cảnh anh em ruột thịt chém giết nhau vì mảnh đất, khu vườn đã trở nên quá đỗi bình thường.

Cái tham không được điều chỉnh khiến ta dễ mất đi nhân tính. Cái tham là thứ dễ che khuất đi sự sáng suốt và cái lương thiện của người đời.

Con nhà lính, tính nhà quan

Người trẻ hiện nay tham nhiều nhất có lẽ là tham danh. Khi công nghệ quá phát triển, con người ta có nhiều cơ hội để thể hiện mình hơn. Theo đó, thói háo danh cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Thay vì những giá trị thực đời thường, giới trẻ hiện nay đua nhau làm trò để được nổi tiếng trên mạng xã hội. Để được coi là bằng bạn, bằng bè dù gia đình rất khó khăn nhưng vì háo danh, mong muốn có được sự ngưỡng mộ ảo từ những trang mạng mà sẵn sàng làm khổ cha mẹ mình.

Kiểu video “đập hộp” từng là kiểu video gây bão trong giới trẻ. Mới đầu nó chỉ là những video review về những món hàng order trên mạng. Nhưng sau đó nó đã biến chất trở thành một kiểu khoe của mới của các bạn trẻ. Mà đa phần những thứ được đem ra khoe toàn là thứ xa xỉ.

Để được bằng bạn, bằng bè, để được cái danh hão trên mạng. Nhiều bạn đòi bố mẹ mình mua cho bằng được những món đồ đắt tiền. Với những gia đình giàu có thì mọi chuyện có vẻ khá dễ dàng. Nhưng với những gia đình còn khó khăn thì kiểu chơi này mang đến hệ quả nặng nề.

Nợ nần là điều dễ hiểu. Nhưng nó còn khiến nhiều bạn trẻ rơi vào những con đường sai lầm. Để có tiền “đú” với bè bạn, nhiều bạn không ngần ngại trở thành gái mại dâm hay trai bao.

Cái danh có được so với cái giá phải trả thực sự là quá chênh lệch. Con đường đi đến cuộc sống thoải mái, an nhàn sẽ càng xa nếu như ta không biết điểm dừng với cái tham, sân, si.

Xem thêm: Ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Hiểu mình, hiểu đời, sống an nhiên

Cũng từng có câu: biết mình, biết ta, trăm trận, trăm thắng. Ở cuộc sống này, chẳng gì hơn là sống với hiện thực và hiểu rõ bản thân mình.

Khi ta biết mình muốn gì, mình cần làm gì. Ta hiểu được hoàn cảnh của bản thân, hiểu được những khía cạnh của cuộc sống theo nghĩa tích cực nhất. Thì khi đó là lúc ta nắm được chìa khóa của cuộc sống.

Hạnh phúc chính là hài lòng về những gì mình đang có. Và hơn hết là luôn nhìn về phía trước với sự cố gắng, nỗ lực hết sức mình.

Ta không chỉ đang tồn tại mà còn đang sống. Để thực sự sống, ta hãy làm những điều có ích cho bản thân và cho xã hội. Sống ảo tưởng về những thứ xa rời thực tế. Hay mong muốn những thứ vượt quá tầm với sẽ khiến ta nhanh chóng rơi vào sự tự ti và mệt mỏi.

Hoạch định cuộc đời với những gì có thật trong thực tế. Nỗ lực hoàn thành những mục tiêu nhỏ hằng ngày. Đó chính là cách tốt nhất để ta giải quyết những vấn đề.

Tuy nhiên, ta cũng nên tránh cách sống an phận. Không cầu tiến, cho rằng cha mẹ sinh sao để vậy. Tự ti, không cố gắng, nỗ lực hết mình cũng không phải là lựa chọn hoàn hảo. Cha mẹ sinh ra ta trong nghèo khó, nhưng ta không thể cũng chết đi trong nghèo khó.

Cuộc đời mỗi người được quyết định bởi tư duy. Nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn tích cực và thực tế sẽ cho ta một đời thật đẹp, không chút áy náy, hối hận.

Lời kết

Ăn mày đòi xôi gấc còn được cho là một câu chửi khéo. Nó dùng để mỉa mai những người không biết thân biết phận. Nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho những ai còn đang ngủ yên trong những ảo tưởng, những giấc mơ không bao giờ có thể thành hiện thực. Bạn hãy cứ ước mơ, nhưng cũng đừng quên nỗ lực hành động. Cuộc đời vẫn tồn tại  những phép màu. Nhưng phép màu chỉ để dành cho những người xứng đáng.

Tham khảo thêm bài viết:

  • Ca dao “Bạn nghèo thuở trước chớ quên/Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình”
  • Ca dao “Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng/Dù thương cho lắm cũng chồng người ta”
  • Ca dao “Thương chồng phải lụy cùng chồng/Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam”
Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Ăn mày đòi xôi gấc HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Từ khóa » đã ăn Mày Còn đòi Xôi Gấc