Ăn Mồng Tơi Mùa Hè Ngon, Mát Nhưng Không được Quên Những ...
Có thể bạn quan tâm
Mồng tơi là món ăn mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. Trời nắng nóng cao điểm như gần đây mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì bằng. Có thể nói, thưởng thức canh rau mồng tơi vào mùa hè sẽ giúp bạn mát từ trong ra ngoài, đồng thời phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp.
Trước những suy nghĩ ấy, nhiều người cho rằng, cứ ăn càng nhiều mồng tơi vào mùa hè thì càng có lợi cho sức khỏe. Liệu suy nghĩ ấy có đúng hay không? Chuyên gia Đông y sẽ trả lời chúng ta ngay trong bài viết dưới đây!
Mồng tơi là món ăn mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. (Ảnh: Internet)
Mùng tơi – Món ăn ngon mát vào mùa hè có tác dụng chữa bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
“Chất nhầy pectin có trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt, giảm béo , chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Cụ thể là, chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
Canh cua mồng tơi nấu mướp ăn kèm cà pháo là món ăn không thể thiếu vào mùa hè. (Ảnh: Internet)
Dưới đây là những bài thuốc cụ thể từ rau mồng tơi được lương y Bùi Hồng Minh cung cấp:
- Chống bệnh xương khớp: Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
- Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng nặn đi.
- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
- Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt , bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
- Chữa táo bón: Sử dụng canh mồng tơi ăn thường xuyên sẽ giúp nhuận tràng, tránh nguy cơ mắc bệnh táo bón .
- Điều trị tiểu khó: Giã nhuyễn mồng tơi lấy nước cốt, hòa thêm chút muối, cho thêm nước đun sôi để nguội và uống hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu.
- Chữa bỏng: Giã mồng tơi, đắp hoặc bôi lên vùng da bị bỏng.
- Lợi sữa: Trong rau mồng tơi có rất nhiều vitamin A, sắt, chất nhầy… rất tốt cho chị em mới sinh đẻ mà ít sữa. Ăn canh rau mồng tơi nấu với thịt nạc sẽ giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa.
“Tóm lại, rau mồng tơi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng tác dụng chính của nó là thanh nhiệt, giải độc , giảm mỡ máu”, ông Minh nhấn mạnh.
Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. (Ảnh: Internet)
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi
Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Ông Minh cho hay, nếu lạm dụng loại rau này sẽ gây những tác hại cụ thể như sau:
- Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt là ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Sỏi thận: Vì chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận .
- Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.
- Gây khó chịu trong dạ dày: Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. 1 chén rau mồng tơi nấu chín có 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.
Từ những tác dụng phụ trên, vị lương y này khuyên chúng ta nên ăn vừa phải. “Nên ăn 2 lần mỗi tuần. Những người bị sỏi thận, gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Theo Trí thức trẻ
Từ khóa » Thịt Vịt Nấu Rau Mồng Tơi được Không
-
Thịt Vịt Nấu Với Rau Mồng Tôi được Không - Bất Động Sản ABC Land
-
Thịt Vịt Nấu Với Rau Mồng Tôi được Không - Học Tốt
-
Thịt Vịt Kỵ Với Rau Gì Cần Tránh?
-
Cháo Vịt Nấu Với Rau Mồng Tơi - Xây Nhà
-
Nước Luộc Vịt Nấu Rau Mồng Tơi - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Chăm ăn 1 Loại Thịt Và 2 Loại Rau Này, "chuyện Yêu" Thăng Hoa Bất Ngờ
-
Thịt Vịt Nấu Với Rau Gì Hợp Nhất? - Wiki Phununet
-
2 Thực Phẩm Kỵ Thịt Vịt Và Những Người Không Nên ăn
-
Vịt Nấu Cháo Với Rau Gì Cho Bé
-
Đề Xuất 8/2022 # Nước Luộc Vịt Nấu Rau Gì Ngon? # Top Like
-
Cháo Vịt Cho Bé ăn Dặm Nấu Với Rau Gì Ngon Và Bổ Dưỡng Nhất?
-
Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Ngon, Bổ Và Lạ Miệng Mẹ Nên Thử
-
Vịt Nấu Chao ăn Với Rau Gì Ngon Nhất? Câu Trả Lời Sẽ Khiến Bạn Bất Ngờ