Ăn Mực Có Tốt Không? Những Ai Không Nên ăn Mực? - 24H
Có thể bạn quan tâm
Mực là thực phẩm yêu thích của nhiều người và có thể chế biến thành nhiều món ngon như nướng hoặc chiên... Vậy ăn mực có tốt không?
Mực là một loài nhuyễn thể thân mềm có giá trị thương mại cao. Mực ống (lat. Teuthida) - thuộc bộ động vật chân đầu, không giống như bạch tuộc, chúng có mười xúc tu. Mực được coi là một vận động viên bơi lội cừ khôi bởi chúng có khả năng bơi đến những khoảng cách rất xa. Chúng di chuyển nhờ sự hỗ trợ của một loại động cơ phản lực là một lỗ nhỏ trên người chịu trách nhiệm tạo ra lực đẩy giúp chúng di chuyển.
Thành phần dinh dưỡng của mực
Trung bình 100 gam mực chứa những dưỡng chất như sau:
- Calo: 104
- Chất đạm: 18 gram
- Chất béo: 2 gam
- Carbohydrate: 3 gam
Ngoài ra mực cũng là nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất như:
- Vitamin C
- Sắt
- Canxi
Những lợi ích sức khỏe của mực thường liên quan tới hàm lượng protein cao của nó. Các lợi ích khác gắn liền với hàm lượng chất béo không bão hòa của nó, được gọi là axit béo omega 3.
Ăn mực có tốt không? Tác dụng của mực
- Hỗ trợ quá trình mang thai khỏe mạnh: Nhiều phụ nữ sau sinh đang cho con bú lo ngại việc ăn đồ tanh như mực sẽ ảnh hưởng tới sữa và sức khoẻ bản thân. Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng ăn mực sau sinh sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng. Vậy ăn mực có tốt không, có phù hợp với phụ nữ sau đẻ không? Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhấn mạnh mực là thực phẩm lành mạnh cho những người đang mang thai và cho con bú. Hàm lượng protein và sắt trong mực được coi là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ khi đang mang thai.
- Sức khỏe tim mạch: Axit béo docosahexaenoic axit (DHA) trong mực cao hơn so với những loại hải sản khác. DHA đã được chứng minh là cải thiện được nhịp tim khi nghỉ ngơi. Các loại dầu giàu DHA, như dầu calamari, cũng có thể giúp giảm kết tập tiểu cầu ở phụ nữ.
- Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu về axit béo omega 3 có trong hải sản nói chung và trong mực nói riêng chỉ ra rằng chúng giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người tham gia vào một nghiên cứu về axit béo omega-3 cho biết thời gian cứng khớp vào buổi sáng của họ đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng sưng, đau các khớp cũng được xoa dịu rất nhiều.
- Giúp răng và xương chắc khỏe: Thành phần canxi và phốt pho trong mực đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Mực giúp hỗ trợ hình thành hồng cầu: Nghiên cứu cho biết cứ 100g mực sẽ cung cấp 90% lượng đồng, nó giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ, trao đổi chất hỗ trợ hình thành hồng cầu.
- Giảm huyết áp: Chất khoáng kali trong mực giúp giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, mực còn nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như là ổn định lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống ợ chua...
Mực đem lại rất nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe.
Với rất nhiều dưỡng chất thì ta có thấy được ăn mực rất tốt cho sức khỏe, nhưng mực cũng thường được coi là một loại thực phẩm an toàn ở mức độ vừa phải. Những rủi ro sức khỏe chính của mực đến từ mức thủy ngân và khả năng gây dị ứng của chúng.
Người lớn nên ăn mực và các loại hải sản khác nhiều nhất hai hoặc ba lần mỗi tuần với khẩu phần khoảng 100 gam. Đối với trẻ em từ hai đến 11 tuổi, khẩu phần được khuyến nghị là 30 gam.
Những ai không nên ăn mực?
Mực vốn là một món ăn có hàm lượng protein cao, cholesterol cao và theo Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng đối với nhiều người, nhưng cũng có những người không nên ăn chúng:
- Người bị dị ứng động vật có vỏ: Như với bất kỳ động vật có vỏ nào, mực có nguy cơ gây ra những phản ứng dị ứng. Một chất được gọi là tropomyosin có trong mực được coi là thủ phạm dẫn đến tình trạng này. Nếu không kiêng kỵ, có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc dị ứng gây đau và các triệu chứng khác.
- Người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch: Mực là một loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực nhiều, để không làm tăng nồng độ cholesterol và khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người bị bệnh về dạ dày và lá lách: Mực quanh năm sống trong nước, bản chất là một thực phẩm thuộc tính lạnh, sau khi ăn món này vào cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn. Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh, nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người mắc bệnh ngoài da: Mặc dù mực là một loại hải sản quý giá, nhưng chúng vẫn là động vật di chuyển tự do dưới nước, sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì cố gắng không ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.
Nguồn tham khảo:
Squid and Cholesterol: The Calamari Conundrum - Healthline - Xuất bản ngày 07/12/2018
Khi nấu mực tươi lưu ý 3 điểm này, món ăn giòn ngọt thơm ngon hết nước chấmNếu đã chán thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hãy thử đổi món với mực tươi cho mới mẻ.
Bấm xem >>Từ khóa » Gan Mực ống Có An được Không
-
Thấy Chất Nhầy Kỳ Lạ Bên Trong Con Mực, Người Bán Kêu Là 'gan Mực'
-
[Có Hình] Gan Mực? Hỏi ý Kiến Các Chuyên Gia Hải Sản. | TheNEXTvoz
-
Hướng Dẫn Cách Làm Sạch Mực ống ❣️ đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà ...
-
Mực Nang Là Gì? Phân Biệt Mực Nang Và Mực Lá, Cách Làm Sạch Và ...
-
Cách Sơ Chế Mực Sạch Giúp Món ăn Thơm Ngon Hơn - Bách Hóa XANH
-
Cách Sơ Chế Làm Sạch Mực ống – Nang – Lá – Trứng Như Thế Nào
-
Những Sai Lầm Phổ Biến Khi ăn Mực Gây Ra Nguy Hiểm Nghiêm Trọng
-
Làm Sạch Mực Tươi Nguyên Con.
-
Sự Thật Về Mực Xà, Mực Xà ăn Có độc Không?
-
Từ A-Z Cấu Tạo Trong Ngoài Của Con Mực - Hải Sản Tươi Sống
-
Giải độc Gan Với Mực ống - 3T Pharma
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Mực Ma (Mực Xà) Và Mực Lá Đại Dương
-
Làm Sao để Chọn được Những Con Mực Tươi Ngon? - Nấu Và Ăn