Ăn Nhiều Bòn Bon, Có Hại Sức Khỏe Không?
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: TL
Trái bòn bon là một loại trái cây quen thuộc ở Việt Nam, thủ phủ của trái bòn bon là ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (bòn bon Cái Mơn rất nổi tiếng). Bòn bon có thể phát triển quanh năm nhưng mùa cao điểm của trái là giữa tháng Bảy và tháng Chín hằng năm. Tên khoa học của bòn bon là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae, nguồn gốc từ Malaysia với tên gọi là langsat, ở Thái lan được gọi là longkong hoặc duku, người dân Philippines thì gọi là lanzones. Bòn bon chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, C, các khoáng tố gồm Ca, Fe và P. Bòn bon thường được ăn dạng quả còn tươi, nhưng đến mùa bội thu thì nó cũng được chuyển thành dạng phơi khô hoặc đóng hộp. Ở các nước Đông Nam Á, toàn cây bòn bon đều được dùng làm thuốc. Vỏ và hạt bòn bon làm thuốc hạ sốt, diệt ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng sốt rét và tiêu chảy, kiết lỵ, vỏ cây còn được dùng chữa côn trùng cắn. Chất xơ trong quả bòn bon còn giúp cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Bòn bon được xem là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều calo, ăn 100g quả bòn bon chỉ cung cấp 70 calo, nhưng lại nhiều xơ. Ăn bòn bon giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tốt cho ruột già, phòng ngừa được nhiều bệnh đường ruột nhất là bệnh ung thư ruột kết, bòn bon còn giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột. Bòn bon nhiều protein, chất béo, nhiều khoáng tố, vitamin và chất xơ. Ca tốt cho xương, Fe giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu. Bòn bon cũng chứa nhiều vitamin A, nhóm B, C và E là các vitamin được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Bòn bon còn là loại trái cây giàu vitamin C và thiamin. Nó còn chứa riboflavin có thể chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu.
Vỏ trái bòn bon phơi khô và đốt lên có tác dụng đuổi muỗi. Bôi lên da để làm dịu các vết do bò cạp hoặc côn trùng cắn và chích. Một nghiên cứu được công bố trong "Phytochemistry" 2006 còn cho rằng hạt bòn bon có công dụng chống sốt rét. Một nghiên cứu khác đăng trong "Tạp chí Ethnopharmacology" cũng ghi nhận một hợp chất chiết xuất từ vỏ quả cũng có tác dụng diệt quần thể ký sinh trùng sốt rét kể cả các chủng đã kháng thuốc dược phẩm đặc hiệu. Một nghiên cứu được ở Trường đại học Philippines, còn cho biết vỏ trái bòn bon phơi khô có tác dụng kháng khuẩn, còn trong lá cây thì chiết được một hợp chất có tác dụng ức chế các khối u ở da.
Ảnh: TL
Cần lưu ý khi ăn trái bòn bon, những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ thì có thể nhai luôn, nhưng một số múi có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì nó có vị đắng, trong hạt có chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc nhưng chưa đặt tên. Ngoài ra trong vỏ quả còn chứa một chất gọi là acid lansium, chất này liều cao có thể làm ngừng tim của con ếch. Những người dân ở một vài bộ lạc đôi khi lấy chất độc hại này từ vỏ trái cây và tẩm vào các mũi tên của họ. Vì vậy khi ăn không nên cắn trái bòn bon mà nên dùng tay để tách vỏ quả là tốt nhất.
DS. Lê Kim Phụng
Từ khóa » Có Nên ăn Quả Bòn Bon Không
-
Những Sai Lầm Khi ăn Quả Bòn Bon Nhiều Người Chưa Biết
-
Quả Bòn Bon Là Gì? Lợi ích Của Quả Bòn Bon Với Sức Khỏe
-
13 Tác Dụng Của Quả Bòn Bon Với Sức Khỏe ? Ăn Bòn Bon Có Tốt ...
-
Ăn Bòn Bon Có Tác Dụng Gì, Có Tốt Không Và Có Gây Nổi Mụn Không?
-
Những Sai Lầm Khi ăn Quả Bòn Bon Nhiều Người Mắc Phải - VOV
-
Bà Bầu ăn Bòn Bon Có Tốt Không? - Lợi ích Tuyệt Vời Cho Bà Bầu
-
Sau Sinh ăn Quả Bòn Bon được Không? 5 Sai Lầm Mẹ Hay Mắc Phải
-
Lợi ích Của Quả Bòn Bon đối Với Sức Khoẻ Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Bầu Ăn Quả Bòn Bon Được Không? Có Tốt Cho Thai Nhi?
-
Sai Lầm Khi ăn Bòn Bon Gây Hại Cho Sức Khỏe
-
7 Tác Dụng Của Quả Bòn Bon Và Những Sai Lầm Dễ Mắc Phải Khi ăn
-
[Mách Mẹ] Lợi ích Khó Tin Của Quả Bòn Bon Với Bà Bầu - Kids Plaza
-
Lợi ích Bất Ngờ Từ Quả Bòn Bon - Báo Thanh Niên
-
Ăn Bòn Bon Có Nóng Không? - Bác Sĩ Phụ Khoa Giỏi