An Ninh Quốc Gia Là Gì? Nhiệm Vụ, Mục đích, Các Phương Pháp?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. An ninh quốc gia là gì?
- 2 2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia:
- 3 3. Biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia:
- 4 4. Mục đích của việc đảm bảo an ninh quốc gia:
- 5 5. Quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia:
1. An ninh quốc gia là gì?
An ninh quốc gia là các biện pháp thực thi an ninh của một quốc gia, là sự cần thiết để duy trì sự tồn tại của quốc gia hay cụ thể là một chế độ tại một thời điểm nhất định thông qua việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao với bên ngoài, triển khai sức mạnh vũ trang của nhà nước hiện hành và quyền lực chính trị với bên trong đất nước (tùy theo quan điểm và trường phái còn xem việc triển khai lực lựng hoặc can thiệp ra bên ngoài là biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia).
An ninh quốc gia còn là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong nước, trong đó đề cao: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. An ninh quốc gia đề cập đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm hoặc bị các thế lực thù địch đe dọa.
Một số khái niệm này được phát triển chủ yếu ở Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu tập trung vào sức mạnh quân sự, bây giờ nó bao gồm một loạt các khía cạnh, tất cả đều có tác động đến an ninh quân sự hay kinh tế không của dân tộc và các giá trị tán thành của xã hội quốc gia. Theo đó, để sở hữu an ninh quốc gia, một quốc gia cần phải có an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh lương thực, trật tự an toàn xã hội…, mối đe dọa an ninh không chỉ kẻ thù truyền thống như các nước khác, mà còn các tổ chức phi chính phủ bạo lực, các tập đoàn ma túy, băng đảng tội phạm nguy hiểm, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, một số đột biến bao gồm thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng.
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật an ninh quốc gia 2004.
Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, công trình, địa điểm, an ninh, quốc phòng, cơ sở kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, xã hội và văn hóa, và các danh mục được bảo vệ.
2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia:
Ngoài hiểu rõ an ninh quốc gia là gì, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia có một số nội dung cơ bản sau:
– Bảo vệ an ninh quốc gia là bảo vệ cho chế độ chính trị của đất nước, của chế độ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần thiết phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền trước sự xâm phạm của thế lực thù địch, chống phá đất nước. Đảm bảo nền độc lập dân tộc trong hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
– Bảo vệ an ninh về tư tưởng, văn hóa. Nghiêm cấm việc truyền bá tư tưởng phản động, chống đối nhà nước, thực hiện những hành động đồ trụy gây ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc. Toàn dân luôn đoàn kết, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo phát triển xã hội và ổn định cho xã hội qua các lĩnh vực như: kinh tế, quốc phòng, đối ngoại.
– Nhiệm vụ an ninh rất quan trọng cho các bí mật của nhà nước, bảo vệ cho các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia.
3. Biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia:
Nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia:
– Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự phải:
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký;
+ Không được lợi dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền do pháp luật quy định, bảo đảm tính hiệu quả;
+ Kết hợp việc áp dụng biện pháp pháp luật với sức mạnh quần chúng, sức mạnh của hoạt động ngoại giao, kinh tế, nghiệp vụ, khoa học – kỹ thuật và vũ trang để bảo vệ an ninh, trật tự.
– Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; tạo điều kiện, giúp cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong thời đại bùng nổ của khoa học kỹ thuật khắp nơi trên toàn thế giới thì việc đảm bảo an ninh quốc gia càng được quan tâm chú trọng. Một số các biện pháp mà nhà nước sử dụng nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia như sau:
Thứ nhất, đó là việc đưa ra những biện pháp có tác dụng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo trật tự an ninh quốc gia;
Thứ hai, nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và sớm phát hiện kết hợp với xử lý, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế;
Thứ ba, nhà nước đưa ra các biện pháp, quy định để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
Thứ tư, nhà nước đã đưa ra các chính sách về pháp luật giành cho lực lượng công an nhân dân với mục đích cao cả là bảo vệ nhân dân của đất nước. Ở một đất nước mà quyền con người và quyền công dân được coi trọng và thể hiện rõ ràng ở quyền công dân cũng như các quy định trong Hiến pháp và pháp luật, vì vậy mà mọi hành động có ý đồ xâm phạm đến quyền công dân và quyền con người đều sẽ bị pháp luật Nhà nước xử phạt.
Thứ năm, nhà nước cũng đưa ra các biện pháp, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự bằng cách giáo dục cán bộ hay các sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát, công an nhằm mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tôn trọng nhà nước chính quyền pháp luật. Cùng với đó, Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp quy định chặt chẽ nhằm tác động lên ý thức của các cán bộ, sĩ quan công an nhân dân có ý thức tự giác, linh hoạt, nghiêm chỉnh để có thể đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cho tổ quốc.
Cuối cùng là ngoài những biện pháp đã được nêu ra ở trên, nhà nước ta cũng đang cố gắng tiếp tục tìm các biện pháp, chính sách để có thể linh hoạt, hài hòa hơn giúp cho việc bảo vệ an ninh quốc gia trở nên đầy đủ và hiệu quả hơn.
4. Mục đích của việc đảm bảo an ninh quốc gia:
Thứ nhất, bảo vệ cho chế độ chính trị của đất nước, bảo vệ chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay của nước ta. An ninh quốc gia cần thực hiện để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia trước sự xâm phạm của các thế lực thù địch, và chống phá nhà nước; bảo vệ nền độc lập dân tộc để con người được sống trong sự hòa bình, thống nhất và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thứ hai, bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, việc truyền bá những tư tưởng phản động có xu hướng chống đối với nhà nước, phát tán những văn hóa đồ trụy gây ảnh hướng đến nền văn hóa của dân tộc đều sẽ bị ngăn chặn để bảo vệ an ninh cho dân tộc; bảo vệ an ninh của khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo lợi ích hợp pháp và quyền hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, nhiệm vụ bảo vệ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như các lĩnh vực về kinh tế, bảo vệ quốc phòng, đối ngoại với bên ngoài đất nước và bảo vệ các lợi ích khác của một quốc gia để đảm bảo phát triển xã hội và ổn định cho xã hội.
Thứ tư, nhiệm vụ của an ninh rất quan trọng, đó chính là việc bảo vệ cho các bí mật của Nhà nước và bảo vệ cho các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia của đất nước.
Thứ năm, một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động làm ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia, loại trừ các hoạt động xâm phạm đến nền an ninh quốc gia của đất nước, và ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của các thế lực thù địch và chống phá nhà nước gây mất trật tự và sự hòa bình của đất nước.
5. Quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia:
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia và chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
Kết luận: An ninh quốc gia là vấn đề quan trọng mà mang tính chất cốt yếu trong quá trình xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh. Giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ của các lực lượng nòng cốt và nhân dân trong cả nước.
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Là Gì
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - An Ninh Quốc Gia
-
Các Biện Pháp Cơ Bản Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Là Gì?
-
Các Biện Pháp Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
7 Biện Pháp Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia - Luật Sư X
-
Có Những Biện Pháp Cơ Bản Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Nào?
-
Nội Dung Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia
-
An Ninh Quốc Gia Là Gì ? Phân Tích Dấu Hiệu Pháp Lý Tội Xâm Phạm An ...
-
[DOC] Trách Nhiệm Của Cơ Quan, Tổ Chức Trong Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia
-
Biện Pháp Và Mục đích Của Việc đảm Bảo An Ninh Quốc Gia Là Gì?
-
An Ninh Mạng Là Gì? Nguyên Tắc Bảo Vệ An Ninh Mạng Dựa Trên ...
-
Nhiệm Vụ Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia (cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[PDF] 335 Chuyên đề 24 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN ...
-
Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Trong Tình Hình Mới - Báo Nhân Dân
-
Nâng Cao ý Thức Cá Nhân để Xây Dựng Không Gian Mạng Lành Mạnh