Ấn Phẩm Truyền Thông Là Gì? Cách Viết Hấp Dẫn Và Chuẩn Xác!
Có thể bạn quan tâm
Khi muốn quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, một doanh nghiệp không thể chỉ dừng lại ở Facebook, website, zalo, mà còn cần đến các ấn phẩm hỗ trợ việc truyền thông. Vậy, ấn phẩm truyền thông là gì? Làm sao để viết được ấn phẩm truyền thông hấp dẫn? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Ấn phẩm truyền thông là sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, sự kiện để duy trì sự tin cậy, tạo nhận thức quen thuộc và đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng một cách gần gũi và tự nhiên.
→ Tham khảo: Thông cáo báo chí là gì? Cách viết thông cáo báo chí
Bài viết liên quan
Bị buộc thôi học có được thi lại đại học không?
Lợi ích của mạng máy tính là gì?
Có mấy phương pháp chế biến nông sản?
Phân loại Ấn phẩm truyền thông
Ấn phẩm truyền thông có 2 dạng chính như sau:
1. Ấn phẩm online
Thời đại Internet bùng nổ, hầu hết các hoạt động marketing đều gắn liền với các kênh truyền thông trực tuyến để tăng tính hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp đều cố gắng đầu tư các ấn phẩm trực tuyến sao cho ấn tượng, bắt mắt để quảng bá chất lượng nhất. Có thể thấy các ấn phẩm online rất đa dạng, bao gồm website, video, logo…
2. Ấn phẩm truyền thông offline, in ấn
Ấn phẩm offline, in ấn thường rất đa dạng. Sau khi được thiết kế, những ấn phẩm này sẽ được in ấn, thi công, lắp đặt tại các khu vực tổ chức sự kiện để tuyên truyền cho sự kiện, hoạt động đó. Những ấn phẩm offline, in ấn phổ biến nhất được chia thành những loại như sau:
2.1 Flyer
Flyer sinh ra để tạo được ấn tượng ban đầu đối với người nhìn. Bạn hay thường thấy những Flyer này tại những nơi công cộng, hay thậm chí được phát tận tay, hoặc có người đưa về tận nhà cho bạn. Flyer hiểu đơn giản chính là tờ rơi có chức năng truyền tải thông tin ngắn gọn nhất đến mọi người.
Tờ rơi hay được thiết kế trên khổ giấy A4, A5, A6 hay danh thiếp, chúng được dùng rộng rãi trong các chiến dịch quảng bá do sở hữu nhiều ưu điểm như giá rẻ, in được hàng loạt, tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu nhanh chóng.
Ngày càng nhiều tổ chức sử dụng hình thức quảng cáo phát tờ rơi này. Một số tổ chức vì không kiểm soát được số lượng phát ra nên gây tình trạng lãng phí vì tờ rơi không được đưa đến tận tay đối tượng cần thiết. Nhiều người cảm thấy bị làm phiền khi có người tiếp cận để phát tờ rơi cho mình. Những thông tin trên tờ rơi lại không hề hữu ích với đối tượng mục tiêu nên vô tình trở thành rác trên phố, làm giảm hình ảnh tổ chức và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2.2 Poster
Poster hay còn gọi là áp phích cũng là ấn phẩm truyền thông được chú trọng về thiết kế. Mục đích tạo ra cũng là để các đơn vị truyền tải thông tin đến người đọc. Nhưng thay vì được phát tận tay như Flyer thì Poster thường được đặt hoặc treo cố định tại những nơi đông người dễ nhìn thấy. Ví dụ như tại rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm, rạp xiếc…tùy vào từng mục đích sử dụng.
Poster có nhiều ưu điểm là giảm thiểu tình trạng vứt tờ rơi gây mất mỹ quan đô thị; truyền tải thông điệp hiệu quả do nội dung và thiết kế đều được chăm chút tỉ mỉ; kích cỡ trung bình đủ để người ở xa cũng có thể đọc được thông điệp muốn truyền tải.
Poster cũng có một số nhược điểm như giá đắt hơn so với Flyer vì phải sử dụng chất liệu giấy để thiết kế truyền thông in ấn hiệu quả là Couché hoặc Biston 250 – 300, phải tráng thêm cả lớp màng bóng hoặc mờ lên giúp tăng độ bền. Tuy nhiên, do lợi ích mang lại lớn hơn nên những chi phí phải bỏ ra thật hoàn toàn xứng đáng.
Banner chính là bảng quảng cáo có sức hút cao với mọi người. Dù đưa ra hình ảnh và thông tin ít hơn so với Poster hoặc Flyer nhưng lại chú tâm nhiều vào thông điệp. Banner thường có kích thước lớn, chứa từ khóa, phông chữ to và hạn chế hình ảnh. Bạn có thể nhìn thấy banner tại các vị trí nơi tầm cao, khi mọi người phải di chuyển nhanh chóng qua như cột điện, máy bay, khinh khí cầu, cây cối, cầm trên tay…
Dựa vào mỗi mục đích sử dụng mà banner sẽ có chất liệu khác nhau. Hình dáng chủ yếu là chữ nhật dẹt, chất liệu hay dùng là vinyl hoặc vải. Banner có nhược điểm là giá cao hơn rất nhiều so với Flyer và Poster; đôi khi thiếu thông tin sẽ không mang lại hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Do đó, các đơn vị cần cân nhắc đến việc có cần thiết dùng banner cho sự kiện đó không, thông tin in trên banner có độc đáo và đủ gây ấn tượng với người nhìn hay không.
2.4 Backdrop
Để thể hiện tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy của một tổ chức, backdrop được coi là ấn phẩm truyền thông in ấn được sử dụng phổ biến nhất. Flyer, poster hay banner thường được dùng cho mục đích truyền thông trước hoạt động hay sự kiện thì backdrop sẽ được dùng trực tiếp tại chính sự kiện để truyền tải thông điệp thương hiệu tới người tham dự.
Backdrop theo nghĩa tiếng Việt là phông nền sân khấu được đặt tại vị trí chính diện của sự kiện đó. Trong các sự kiện lớn, backdrop không chỉ giúp trang trí, làm đẹp cho không gian tổ chức mà còn truyền thông đến người dự, đặc biệt là giới báo chí chụp ảnh. Đây được xem là phương tiện giúp truyền tải thông điệp nhanh nhất đến mọi người.
Backdrop được sử dụng rất phổ biến trong các buổi hội nghị, sự kiện quan trọng. Chúng có chất liệu và thiết kế rất đa dạng, giá cả cũng phụ thuộc vào hai yếu tố này. Để tổ chức một sự kiện lớn nhằm thu hút nhiều đối tác hay khách hàng thì backdrop là thứ không thể không có.
Cách viết ấn phẩm truyền thông hấp dẫn!
Để viết được ấn phẩm truyền thông hấp dẫn, bạn cần nằm lòng những lời khuyên sau:
1. Xác định được nhu cầu của người đọc
Việc cố gắng tạo ra điểm nhấn cho ấn phẩm truyền thông từ màu sắc, bố cục đến nội dung thì điều quan trọng nhất đó là bạn cần tỉnh táo để xác định được nhu cầu của người đọc. Bằng cách trả lời được 2 câu hỏi trước khi bắt tay vào thực hiện ấn phẩm. Đó là: Bạn cần làm ấn phẩm truyền thông này cho mục đích gì? Đối tượng hướng đến của tờ rơi là ai?
Đây là 2 câu hỏi sẽ chi phí toàn bộ nội dung và thiết kế của tờ rơi, và đây cũng chính là nội dung chiến lược nhất.
Khi đã xác định được nhu cầu người đọc, bạn sẽ biết cách ưu tiên nội dung nào mới thực sự quan trọng và cần thiết với khách hàng. Không nên đưa ra những nội dung lan man, không phù hợp mong muốn người đọc. Tờ rơi dù được thiết kế đẹp đến đâu mà không mang đến hiệu quả trong quảng bá, kinh doanh sản phẩm thì cũng đều phí phạm cả.
2. Trang bìa cần có nội dung truyền thông hấp dẫn
Trang bìa được xem là phần quan trọng nhất cho sự thành công của thiết kế tờ rơi. Một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp sẽ luôn hiểu nhu cầu, lợi ích khách hàng muốn nhận nhất chính là thể hiện câu chữ, hình ảnh trên trang bìa sao cho thẩm mỹ và ấn tượng để người xem phải tò mò, muốn tìm hiểu tiếp đến những trang bên trong.
Thường khi đi kèm tờ rơi, doanh nghiệp sẽ đính kèm thư mời tham gia buổi ra mắt và giới thiệu sản phẩm; bảng báo cáo hay voucher giảm giá để thu hút khách hàng. Nên thiết kế trang bìa của tờ rơi cần cuốn hút luôn người đọc bằng các slogan và hình ảnh độc đáo.
3. Mô tả sản phẩm/dịch vụ một cách khéo léo
Ấn phẩm truyền thông là công cụ giúp bán hàng một cách gián tiếp, do đó, để thuyết phục được khách hàng, các ấn phẩm này cần liệt kê được các đặc trưng tiêu biểu nhất của sản phẩm. Cam kết đưa ra phải đánh đúng vào nhu cầu, mong muốn và khắc phục lo lắng của khách hàng về sản phẩm đó.
Nên khi lên nội dung và thiết kế các ấn phẩm này, doanh nghiệp cần cùng cấp đến người dùng một sự chi tiết về sản phẩm. Điều này sẽ quyết định việc khách hàng có quan tâm đến sản phẩm của bạn hay không.
4. Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng
Ấn phẩm truyền thông chỉ thành công khi đem đến thông tin hữu ích khiến người đọc muốn lưu giữ, chia sẻ đến những người khác. Nên tùy từng sản phẩm và dịch vụ cụ thể mà bạn cung cấp thông tin sao cho phù hợp. Không chỉ nói về sản phẩm, thông tin cần mang tính độc quyền, được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng để thực sự chất lượng trong mắt người đọc.
5. Sắp xếp, trình bày nội dung truyền thông trong ấn phẩm một cách khoa học
Bố cục lẫn nội dung của ấn phẩm truyền thông phải sắp xếp một cách trình tự, khoa học sao cho hợp lý nhất. Không nên tham lam nhồi nhét nội dung, hình ảnh khiến người xem bị rối, không biết nên tập trung vào đâu. Nhiều khi những khoảng trống xung quanh tiêu đề hay hình ảnh trên tờ rơi lại trở nên nổi bật và hoàn hảo theo một cách riêng.
6. Call to Action: Kêu gọi hành động
Sau khi đọc được nội dung hấp dẫn về sản phẩm, sẽ có nhiều khách hàng tiếp tục phân vân xem có nên mua sản phẩm hay không. Chính vì vậy, bạn cần đưa vào những lời kêu gọi hành động, các chương trình giảm giá, ưu đãi để kích thích và khuyến khích hành vi mua hàng.
Mong rằng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu: Ấn phẩm truyền thông là gì? Cách viết ấn phẩm truyền thông sao cho thật hấp dẫn. Việc nắm vững và vận dụng tốt các lời khuyên trên, sẽ là cơ sở để bạn tạo ra những ấn phẩm truyền thông lan toả và mang lại hiệu quả cao.
Từ khóa » Cách Làm ấn Phẩm Truyền Thông
-
Quy Trình Thiết Kế ấn Phẩm Truyền Thông Là Gì?
-
17 Công Cụ Tự Thiết Kế ấn Phẩm đẹp Mắt - SONA Agency
-
Thiết Kế ấn Phẩm Truyền Thông Như Thế Nào Là Hiệu Quả? - Jamina
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Ấn Phẩm Truyền Thông 4.0 - YouTube
-
Trình Tự Thiết Kế Ấn Phẩm Truyền Thông Trên Canva - YouTube
-
Ấn Phẩm Truyền Thông Là Gì? Vai Trò Của ấn Phẩm Truyển Thông Trong ...
-
5 MẸO THIẾT KẾ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG CHUẨN CHO CỬA ...
-
Thiết Kế Ấn Phẩm Truyền Thông - In Hồng Đăng
-
Làm Thế Nào để Thiết Kế ấn Phẩm Truyền Thông Thu Hút được Khách ...
-
Tổng Hợp Các Loại ấn Phẩm Truyền Thông Mới Nhất 2021
-
Thiết Kế ấn Phẩm Truyền Thông HIỆU QUẢ Cần Lưu ý điều Gì?
-
Ấn Phẩm Truyền Thông Là Gì? Các Loại ấn Phẩm Truyền Thông?
-
Thiết Kế Bộ ấn Phẩm Truyền Thông, Vũ Khí Tiếp Thị Digital - ADSMO
-
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG