Ấn Phẩm – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Phân loại
  • 2 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Ấn phẩm là các sản phẩm của ngành in ấn.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo tính chất phát hành
    • Ấn phẩm là xuất bản phẩm bao gồm các loại như sách, báo, tạp chí (xuất bản định kì, nhiều kì, không định kì); ấn phẩm tờ rời như bản nhạc, bản đồ, tranh ảnh...
    • Ấn phẩm không phải là xuất bản phẩm bao gồm các loại như nhãn hiệu, bao bì, mẫu biểu, tài liệu thống kê, thiếp mời, danh thiếp... Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất bản được in thành nhiều bản để phát hành: sách, báo, tranh ảnh, băng nhạc, băng hình, đĩa hình... Điều 4, Luật xuất bản năm 2004 quy định: "Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau. Trong các loại hình Xuất bản phẩm, sách là bộ phận cơ bản nhất, phổ biến nhất và ra đời sớm nhất. Hiện nay, Xuất bản phẩm còn tồn tại ở nhiều dạng khác: băng, đĩa, sách, báo điện tử..." Để đưa ra khái niệm "ấn phẩm" là gì, ngoại trừ việc xem xét ngữ nghĩa của khái niệm đó, chúng ta hãy mở rộng cách nhìn nhận. Về ngữ nghĩa "ấn phẩm" gồm 2 từ đơn kết hợp "ấn" và "phẩm". 2 từ này có gốc hán tự, nghĩa nôm từ "ấn" là in, "phẩm" là những vật, đồ vật. Với cách hiểu này thì tất cả những gì là sản phẩm được tạo ra bằng việc sử dụng công nghệ in thì gọi là "ấn phẩm". Với cách hiểu này thì các loại sách báo, bản nhạc, bản đồ, bức tranh, nhãn hiệu bao bì, biểu mẫu, tài liệu, thiếp mời, danh thiếp,... được sinh ra từ công nghệ in thì đều là ấn phẩm. Tương tự như vậy, ngoài thuật ngữ ấn phẩm, chúng ta còn có những khái niệm liên quan đến "phẩm" như: Văn hóa phẩm - những đồ vật sử dụng trong lĩnh vực văn hóa (sách, báo, loa, đài phục vụ cho văn hóa, tuyên cũng là văn hóa phẩm); Văn phòng phẩm - đồ dùng trong văn phòng (lúc này giấy, bìa, con dao, cái kéo,... sử dụng cho văn phòng thì đều là văn phòng phẩm). Từ 2 căn cứ trên, nên chăng khái niệm "ấn phẩm" cần được hiệu rộng hơn theo nghĩa: Ấn phẩm là những đồ vật được tạo ra từ công nghệ in (bao gồm cả in máy, in bằng các bản khắc gỗ, sao chụp, phô tô, scan, in băng đĩa,...).
    • Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điện tử, tin học,... "ấn phẩm" truyền thống đã có những dạng thức mới. Nhiều loại "phẩm" (sản phẩm sinh ra từ công nghệ in trước đây) được số hóa như các báo điện tử, sách điện tử, tranh ảnh điện tử, báo cáo điện tử, thiếp điện tử, bản thuyến minh, thuyết trình, catalogue... được gọi là ấn phẩm điện tử.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ấn phẩm.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ấn_phẩm&oldid=71919277” Thể loại:
  • In ấn
  • Bưu chính
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Thiết Kế ấn Phẩm Là Gì