Ăn Phủ Tạng động Vật Tốt Hay Không Tốt? - Viện Dinh Dưỡng

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Đội ngũ lãnh đạo
    • Các đơn vị trong viện
  • Hoạt động
  • Tin tức
  • Tin đấu thầu
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Danh gia tinh trang dinh duong X Đánh giá tình trạng DD Đối với người trưởng thành Cân nặng kg Chiều cao mét KQ BMI kg/m2 Đánh giá

Hoạt động chuyên môn

  • Nghiên cứu khoa học
    • Lĩnh vực nghiên cứu
    • Các đề tài và xuất bản phẩm
  • Đào tạo
    • Giới thiệu trung tâm đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Thư viện Giáo trình/Bài giảng
    • Hoạt động Đào tạo
    • Dành cho học viên
    • Luận án của học viên
  • Hợp tác quốc tế
    • Lĩnh vực hợp tác
    • Đối tác quốc tế
    • Các hoạt động
  • Chiến lược Dinh dưỡng
  • Quản lý nhà nước
    • Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
    • Thanh tra, kiểm tra về ATTP

Thông tin - giáo dục dinh dưỡng

  • Thông tin, giáo dục truyền thông
  • Dinh dưỡng phòng chống COVID-19
  • Tài liệu truyền thông dinh dưỡng
  • Tra cứu đề tài
  • Số liệu thống kê
  • Thư viện điện tử

Dịch vụ

  • Kiểm nghiệm VSATTP
  • Khám tư vấn dinh dưỡng
  • Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD)
    • Công bố các sản phẩm thực phẩm
Giới thiệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia Giới thiệu Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia Dinh dưỡng cho trẻ đề kháng kém-nguồn VTV2 Liên kết Website WHO UNICEF Cục ATVSTP Nutrition-USA ENN MOH Viet Nam FANTA SMART Nutrition Survey Trung tam TTGDSK TW WHO Library HINARI WHO Library eLENA WHO In Viet Nam Sức khỏe & đời sống Thư viện Nestlé Vi chất dinh dưỡng Tạp chí Y học dự phòng NINFOOD Link liên kết

Dinh dưỡng hợp lý

Ăn phủ tạng động vật tốt hay không tốt? Cập nhật: 5/26/2017 - Lượt xem: 43016 Phủ tạng động vật bao gồm: óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày, ruột... Thông thường chúng ta hay ăn tim, gan, bầu dục dạ dày của lợn, gà, ngan, vịt, ngoài ra còn ăn tim gan của trâu bò nhưng ít hơn. Trên thực tế có quan niệm cho rằng không nên ăn gan động vật, vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể. Hoặc một số người cho rằng “ ăn gì bổ nấy” như: ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận…. Cho nên khi bị bệnh ở cơ quan nào thì mua các phủ tạng tương ứng của động vật về ăn cho bổ và chữa bệnh. Điều này có đúng không? Trước hết chúng ta cần phải biết được các loại phủ tạng này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào, thì mới nên quyết định là ăn hay không ăn.Thành phần một số chất dinh dưỡng có nhiều trong các phủ tạng(hàm lượng có trong 100g thực phẩm ăn được)

STT

Tên thực phẩm

Chất đạm (g)

Chất béo(g)

Cholesterol(mg)

Vitamin A(mcg)

Sắt(g)

1

óc  lợn

9,0

9,5

2500

-

1,6

2

Tim gà

16,0

5,5

 

-

5,3

3

Tim lợn

15,1

3,2

140

8.0

5,9

4

Tim bò

15,0

3,0

150

6,0

5,4

5

Gan bò

17,4

3,1

 

5000

9,0

6

Gan gà

18,2

3,4

440

6960

8,2

7

Gan vịt

17,1

4,7

400

2960

4,8

8

Gan lợn

18,8

3,6

300

6000

12,0

9

Bầu duc lợn

13,0

3,1

375

150

8,0

10

Dầu dục bò

12,5

1,8

400

330

7,1

11

Luỡi lợn

14,2

12,8

 

-

2,4

Như vậy phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A, nhưng nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục.Tim, gan, bầu dục có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.Nhưng ngược lại vì các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân - béo phì...Cho nên người cao tuổi thì nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn các loại phủ tạng này.Quan niệm "ăn gì bổ nấy" là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Ví dụ có người cho răng ăn óc bổ óc cho nên khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh là không đúng. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn lượng cholesterol đã  gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 - 300mg cholesterol). Cho nên những người đau đầu mà nguyên là do tăng huyết áp thì ăn óc là cực kì nguy hiểm. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân - béo phì còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.Một số quan niệm ăn thận bổ thận cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm, đặc biệt bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hoá lipit, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận ( bầu dục) thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm. Hay quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy, người bị bệnh tim mach thường hay có tăng  huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.Còn ăn gan có thật sự là độc hay không? Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng, như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc. Có điều phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh: gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan, khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.Tóm lại, ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, nhưng khi ăn cũng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi, Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khoẻ mạnh không mắc bệnh. Đối với những người cao tuổi, thừa cân - béo phì nên ăn hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh goute,  thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng. 

Tin liên quan

Ăn uống hợp lý và sức khỏe Dinh dưỡng hợp lý và lao động Cơm lam- món ăn đặc biệt của đồng bào miền núi Táo- Vị thuốc trong y học cổ truyền Ăn uống trong mùa thi Có nên nhịn ăn để chữa bệnh? Những món ăn chế biến từ đậu nành và bệnh xơ vữa động mạch Có thể giảm được nguy cơ ung thư bằng chế độ ăn uống hợp lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Đội ngũ lãnh đạo
    • Các đơn vị trong viện
  • Hoạt động
  • Tin tức
  • Tin đấu thầu
  • Hỏi đáp
  • Nghiên cứu khoa học
    • Lĩnh vực nghiên cứu
    • Các đề tài và xuất bản phẩm
  • Đào tạo
    • Giới thiệu trung tâm đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Thư viện Giáo trình/Bài giảng
    • Hoạt động Đào tạo
    • Dành cho học viên
    • Luận án của học viên
  • Hợp tác quốc tế
    • Lĩnh vực hợp tác
    • Đối tác quốc tế
    • Các hoạt động
  • Chiến lược Dinh dưỡng
  • Kiểm nghiệm VSATTP
  • Khám tư vấn dinh dưỡng
  • Chiến lược dinh dưỡng
    • Chiến lược dinh dưỡng 2001-2010
    • Chiến lược dinh dưỡng 2011-2020
  • Liên hệ
  • Giới thiệu dự án
  • Hoạt động triển khai dự án
  • Tình hình DD trẻ em
    • Thông tin DD 2012
    • Thông tin DD 2013
    • Số liệu TK tình trạng DDTE
  • Sổ tay chuyên trách DD
    • Mẫu biểu thống kê - Báo cáo
    • HD kỹ thuật triển khai cộng đồng
    • HD sử dụng Tài liệu truyền thông
    • Nghiệp vụ cán bộ chuyên trách DD
    • Phổ biến kiến thức chuyên môn
    • Video
  • CLB chuyên trách dinh dưỡng
  • Video trang chủ
  • Tin tức - Sự kiện nổi bật
  • Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
  • Khám tư vấn dinh dưỡng
  • Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD)
    • Công bố các sản phẩm thực phẩm
  • Menu chân trang
    • Kiểm nghiệm VSATTP
    • Khám tư vấn dinh dưỡng
    • Hợp tác quốc tế
    • Thư viện điện tử
  • Thông tin, giáo dục truyền thông
  • Dinh dưỡng phòng chống COVID-19
  • Quản lý nhà nước
    • Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
    • Thanh tra, kiểm tra về ATTP
  • Tài liệu truyền thông dinh dưỡng
  • Tra cứu đề tài
  • Số liệu thống kê
  • Thư viện điện tử

Từ khóa » Vịt Có Tốt Cho Gan Không