Ăn Rau Dớn Có Tác Dụng Gì? - Eva
Có thể bạn quan tâm
Tổng quan về rau dớn
Rau dớn còn được gọi là ráng song quần rau, dớn rừng, thái quyết. Tên khoa học là Diplazium esculentum. Rau dớn là một loài thực vật hoang dại thuộc họ Rau dớn (Athyriaceae) có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Loại rau này có giá trị sử dụng trong y học bởi một số chất dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản.
Đặc điểm sinh học của rau dớn
Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, hướng lên cao tới 15 cm, thường bao phủ nhiều vẩy ngắn hình mũi mác hẹp, mỏng, có khía răng cưa ở mép, màu hung, kích thước khoảng 10 × 1 mm. Các lá lược mọc thành cụm, dài 60–100 cm, cuống lá dài 50–60 cm, đường kính ở gốc khoảng 3–5 mm, màu vàng lợt hoặc nâu đen và có thể phủ vẩy thưa thớt ở gốc.
Phiến lá rau dớn cứng, không lông hoặc có lông, trục chính không lông hoặc có lông; gân sống lá xẻ rãnh nông, không lông hoặc đôi khi có lông ngắn màu nâu nhạt.
Rau dớn có bề ngoài nhìn gần giống cây dương xỉ, nhưng kích thước nhỏ hơn cây dương xỉ. Rau dớn có cành dài lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh như tán một cái ô rộng lớn, những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành khoảng từ hai đến ba cái cần với độ dài có thể lên đến nửa mét, đầu cong như móc câu còn những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như vòi voi.
Rau dớn có bề ngoài nhìn khá giống cây dương xỉ
Ngọn của cây rau dớn khi vào mùa lụt thì rất tươi tốt, non tơ mỡ màng, dễ bị gãy gọn, khi bị gãy thì từ thân cây ứa dòng nhựa xanh trong. Rau dớn khi ăn có vị hơi nhớt. Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo.
Đoạn vòi lá cuốn, hình dạng như cái vòi voi, chưa mọc lá thường được sử dụng trong ẩm thực bởi ăn rất ngon. Tuy nhiên loại rau này nhanh hư và dập
Cây rau dớn thường mọc nơi đất ẩm, mọc quanh khe đá, bờ rừng.
Rau dớn thường có ở đâu?
Rau dớn là một loại rau thường mọc ở những vùng núi rừng hoặc nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời. Rau dớn mọc hoang dại dọc khe suối, bên những tảng đá. Cây rau dớn thường mọc xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Ở một số nơi, rau dớn mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Đặc biệt rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi con người tự trồng được.
Rau dớn phân bố tự nhiên theo đai cao từ mực nước biển tới độ cao 2.300 m. Trên thế giới, rau dớn có ở Nhật Bản (Kyushu), Đài Loan, Trung Quốc (An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Papua New Guinea.
Mùa sinh sản, phát triển của rau dớn
Vào đầu mùa mưa, nguồn phù sa được bồi đắp và rừng luôn ẩm ướt nên rau dớn mọc xanh tươi tốt, chuẩn bị cho một chu kỳ sinh chồi, nảy lộc trong mùa xuân. Đây cũng là lúc cây đâm nhiều nhánh lá non. Mùa này chính là thời điểm thích hợp nhất cho việc thu hái rau dớn.
Ở một số nơi, vào khoảng tháng chín, tháng mười, rau dớn rừng cũng mọc thành một màu xanh ngắt vì đây là mùa sinh sôi và phát triển của rau. Một số nơi khác thì rau dớn tháng 4, ven các dòng suối, bên bờ khe hay giữa các phiến đá rau dớn có phủ đầy.
Rau dớn ăn ngon nhất là sau mùa lụt đến cuối mùa xuân. Mùa mưa bắt đầu cũng là mùa cao điểm để người dân miền núi hái rau.
Tác dụng của rau dớn
Rau dớn là loại rau rừng được nhiều người ưa thích. Ngoài được ứng dụng trong nấu nướng, thành những món ăn ngon thì rau dớn cũng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Rau dớn được sử dụng trong y học dân gian ở một vài nơi, đặc biệt là đối với người dân vùng núi.
Trong y học, rau dớn là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng... Theo đông y, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt. Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng. Ngoài ra rau dớn giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Rau dớn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Thuốc sắc từ lá rau dớn có tính chống sốt rét, được sử dụng trong chữa trị sốt rét, đau tai, đau răng, vàng da và táo bón. Rau dớn còn được phụ nữ mang thai dùng làm thuốc trong thời gian sinh đẻ để điều trị hậu sản.
Lá rau dớn non giã dập được dùng để chữa ghẻ, nhọt và nhiễm trùng da của trẻ sơ sinh. Thuốc sắc từ lá rau dớn cũng dùng để xoa vào vết thương và được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ cóc và giúp hạ sốt.
Thân rễ của cây rau dớn được dùng làm thuốc tẩy giun, chống côn trùng và sâu bệnh. Thân rễ rau dớn giã dập được đắp để hạ sốt, điều trị hen suyễn, ho, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, chảy máu cam.
Cành, lá rau dớn có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.
Ở Malaysia, người ta thường sắc nước rau dớn cho phụ nữ sau sinh uống vì rau dớn có tác dụng lợi sữa.
Rau dớn trong ẩm thực
Rau dớn là một trong những loại rau rừng được yêu thích và vốn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là vua của các loại rau, nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội ở gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Trước đây, rau dớn từng là món ăn chính của bộ đội B3 Trường Sơn.
Hiện nay, rau dớn đã trở thành món đặc sản ở thành phố, thậm chí có mặt trong những nhà hàng sang trọng. Rau dớn còn là thứ rau sạch mà nhiều nhà hàng đã điền tên trong thực đơn của nhiều nhà hàng. Nhiều người hái rau dớn về bán cho các nhà hàng đặc sản ở các thành phố lớn. Thị trường tiêu thụ mạnh, nguồn cung nhiều khi không kịp cầu.
Rau dớn có thể chế biến nhiều món ăn dân dã như rau dớn luộc, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn. Rau dớn hái về còn tươi xanh luộc chấm với mắm cái.
Rau dớn luộc có thể trộn tôm thịt bằng cách dùng tôm sông và thịt heo ba chỉ, xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều...
Cách ăn đơn giản của người dân tộc đó là rau dớn xào rắc hạt mắc khén.
Tác hại của rau dớn
Các lá rau dớn non có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc.
Rau dớn có thể giúp tăng khả năng lưu thông máu, có tính mát nên phụ nữ đang có thai không nên ăn vì dễ gây động thai, sảy thai.
Rau dớn mọc tự nhiên, hoang dã trên rừng nên không có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ để tránh ký sinh trùng bám trên lá rau.
Nguồn tham khảo: Công dụng của rau dớn - đăng tải trên trang tin chính thức của Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu. Xuất bản ngày 10/1/2014. |
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Rau Dớn
-
Cây Rau Dớn: Công Dụng Chữa Bệnh Không Phải Ai Cũng Biết - YouMed
-
5 Tác Dụng Của Rau Dớn Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Rau Dớn - Hình ảnh Và Các Công Dụng Kỳ Diệu Của Rau Dớn
-
Rau Dớn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Dớn
-
Rau Dớn: Loại Thực Phẩm Chữa được Nhiều Bệnh
-
Đọt Rau Dớn Và Các Công Dụng “kỳ Diệu” Làm Nên Bài Thuốc Hay
-
Tác Dụng Của Rau Dớn - Bác Sỹ Khuyên Bạn Nên ăn Rau Dớn Thường ...
-
Những Tác Dụng Của Rau Dớn đối Với Sức Khỏe Không Phải Ai Cũng Biết
-
Rau Dớn đang được Trung Quốc Thu Mua ồ ạt Có Thực Sự Tốt Như Lời ...
-
Rau Dớn Có Tác Dụng Gì
-
Công Dụng, Cách Dùng Của Rau Dớn - Tra Cứu Dược Liệu
-
Rau Dớn - Dư Vị Của Núi Rừng
-
3 Loại Rau Nằm Trong Danh Sách đen Gây Hại Cho Gan, Khuyên Bạn ...
-
Rau Dớn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương