Ăn Rau Ngót Có Tác Dụng Gì? Những Lưu ý Khi ăn Loại Rau Này

NỘI DUNG:::::::
  • 1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
  • 2. Ăn rau ngót có tác dụng gì?
  • 2.1. Theo y khoa hiện đại
  • 2.2. Theo Đông y
  • 3. Một số cách chế biến rau ngót tốt cho sức khỏe
  • 3.1. Bồi bổ phụ nữ sau đẻ
  • 3.2. Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tốt cho sức khỏe
  • 3.3. Dùng để tưa lưỡi cho trẻ em
  • 4. Ăn rau ngót có tác dụng phụ không?
  • 4.1. Gây ra nguy cơ sảy thai
  • 4.2. Gây mất ngủ
  • 4.3. Có nguy cơ viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
  • 4.4. Có khả năng gây cản trở sự hấp thụ canxi và photpho
  • 5. Những lưu ý khi sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày

Rau ngót hay còn được gọi là rau bồ ngót, rau tuốt, tên khoa học là Sauropus androgynus. Đây là loại cây bụi, có thể cao lên đến 2m, lá có màu xanh thẫm và thường mọc so le. Loại cây này được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là phía Bắc, vụ mùa thường diễn ra vào t7 mùa này đến tháng 3 năm sau.

Các bộ phận rau ngót có thể dùng để chế biến là lá và rễ, nhưng lá được dùng phổ biến hơn - như một loại rau thông thường.

Loại rau này thường được trồng để ăn, làm hàng rào, đặc biệt dùng làm các bài thuốc chữa bệnh.

Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi. Rễ cây có tính mát, ngọt nhạt và hơi đắng. Rau ngót có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy ăn rau ngót có tác dụng gì?

1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Theo nghiên cứu đã chỉ ra, trong 100g rau ngót tươi, có chứa các chất như:

- Chất đạm 7,4 g 5,25 g

- Chất béo 1,1 g 0,58 g

- Chất xơ 1,8 g 1,75 g

- Độ ẩm 69,9g 85,4g

- Caroten 5600 μg -

- Riboflavin 0,21 mg -

- Thiamine 0,50 mg -

- Kali - 45,7 mg

- Conan - 1,62 mg

- Manga - 25,6 mg

- Đồng - 768,7 mg

- Natri - 306,3 mg

- Kẽm - 15,9 g

- Fe - 212,5 mg

- Magiê - 664,9 mg

- Canxi 711 mg 84,4 mg

- Vitamin C 244 mg 314,3 mg

- Phốt pho 543 mg

- Sắt 8,8 mg

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn loại rau này - Ảnh 2.

Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Rau má bao nhiêu calo? Uống nước rau má có giảm cân không?

- Cây rau mương có tác dụng gì? Điểm danh những công dụng của cây rau mương

Trong rau ngót có rất nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như có chứa nhiều chất hóa học có tác dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, ăn rau ngót đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Ăn rau ngót có tác dụng gì?

2.1. Theo y khoa hiện đại

- Làm lành các vết thương

Đã có những (1) thử nghiệm chứng minh rau ngót có khả năng làm lành vết thương. Nghiên cứu cho thấy rau ngót làm tăng đáng kể sự co bóp của vết thương, tái thanh nhiệt vết thương.

- Chống viêm

Một nghiên cứu trên chuột bị phù chân đã cho thấy (2), chiết xuất etanolic từ rau ngót có tác dụng chống viêm cao.

Ngoài ra, Vitamin C có trong rau ngót có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra hiệu quả.

- Kiểm soát đường huyết

Trong rau ngót có chất xơ và protein, có tác dụng làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết.

Theo một số nghiên cứu, những người sử dụng nước rau ngót có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Kết quả này cho thấy rằng loại cây này có tiềm năng cao trong việc giảm lượng đường trong máu của con người, điều này có thể sẽ hỗ trợ việc cải thiện bệnh tiểu đường.

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn loại rau này - Ảnh 3.

Rau ngót kiểm soát đường huyết tốt, có nhiều lợi ích cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)

- Tốt cho phụ nữ sau sinh

Trong rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, chất béo, photpho, vitamin A, B, C, protein, sắt và các hợp chất béo khác nên sẽ giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn. Đặc biệt, hợp chất phytochemical trong rau ngót kích thích sự phát triển của các hormon steroid, trong đó bao gồm cả hormon như estrogen nên có tác dụng kích thích lượng sữa.

Ngoài ra, mẹ sau sinh ăn rau ngót còn giúp giảm viêm nhiễm vì vitamin C có trong rau ngót giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, tăng cường hệ miễn dịch, làm lành các vết thương và tăng cường chức năng não.

- Chống oxy hóa

Theo nhiều nghiên cứu, rau ngót có tiềm năng trở thành một chất chống oxy hóa mạnh. Loại cây này được phát hiện có hàm lượng flavonoid và polyphenol cao, các hoạt động chelat ion cupric, loại bỏ gốc tự do và làm giảm các đặc tính chống oxy hóa.

- Cải thiện đời sống tình dục

Trong rau ngót có chứa phytochemical - có tác dụng tăng ham muốn tình dục và kiểm soát rối loạn chức năng tình dục.

Hơn nữa, một số dưỡng chất trong rau ngót còn có tác dụng cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ các vitamin và khoáng chất trong rau ngót, nhất là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn ngừa và chống lại một số bệnh tật, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn.

2.2. Theo Đông y

Ngoài những lợi ích về mặt y khoa, một số công dụng của rau ngót trong đông y có thể kể đến như:

- Lợi sữa, đẩy sản dịch nhau thai sau sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều rau ngót, vừa làm sạch dịch trong buồng tử cung lại giúp mẹ nhiều sữa. Hơn nữa, rau ngót có khả năng làm co thắt tử cung, tống các sản dịch còn ứ đọng ra bên ngoài.

- Thanh nhiệt

Rau ngót được biết đến là vị thuốc đông y giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, … Đặc biệt, những người hay bị chảy máu cam nên thường xuyên bổ sung rau ngót.

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn loại rau này - Ảnh 4.

Theo đông y, rau ngót giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống táo bón, ... (Ảnh: Internet)

- Hỗ trợ làm giảm các bệnh ho, sốt, tưa lưỡi

Nhờ các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất mà rau ngót có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, sốt. Loại rau này được sử dụng nhiều trong kháng viêm, kháng khuẩn nên dùng hỗ trợ chữa tưa lưỡi khá tốt.

- Hỗ trợ điều trị táo bón

Rau ngót có chứa chất xơ và có tính bổ âm nên hỗ trợ trị chứng táo bón rất hiệu quả. Mỗi tuần nên ăn 3-4 bữa rau ngót giúp nhuận tràng, thanh mát cơ thể.

Ngoài ra, theo đông y rau ngót giúp hỗ trợ điều trị mồ hôi trộm, chậm kinh, đái dầm, chảy máu cam, đau mắt … hiệu quả.

3. Một số cách chế biến rau ngót tốt cho sức khỏe

3.1. Bồi bổ phụ nữ sau đẻ

Các bạn có thể nấu canh hoặc cháo rau ngót cho phụ nữ sau sinh, vừa tăng cường dinh dưỡng lại lợi sữa, sạch sản dịch sau đẻ.

Cách nấu canh rau ngót:

- Chuẩn bị một bó rau ngót, khoảng 150g thịt heo băm nhỏ, hành khô, gia vị. Sau khi chuẩn bị và sơ chế sạch sẽ, các bạn cho thịt lên bếp, cho đầy đủ gia vị đảo qua. Tiếp đó đổ rau ngót vào xào cùng khoảng 3 phút, cho lượng nước vừa đủ ăn.

- Đợi đến khi sôi nêm nếm gia vị, vậy là bạn đã có món canh bổ dưỡng.

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn loại rau này - Ảnh 5.

Canh rau ngót là cách chế biến loại rau này phổ biến nhất (Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo rau ngót thịt bằm:

- Cách chế biến rau ngót và thịt bằm tương tự như canh rau ngót. Tuy nhiên, khi dùng với cháo, các bạn nên để thịt và rau dạng sền sệt, không cho nhiều nước.

- Sau đó, các bạn cho gạo vào nấu thành cháo, có thể nấu với xương lợn hoặc gà để bổ sung nhiều dưỡng chất hơn.

- Khi cháo chín, đổ rau ngót và thịt bằm vào, hoà quyện với nhau là bạn có thể thưởng thức.

3.2. Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tốt cho sức khỏe

Để giúp thanh nhiệt cơ thể, các bạn có thể nấu canh rau ngót với công thức dành cho bà đẻ. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nấu rau ngót với cua đồng để tăng độ hấp dẫn.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị rau ngót, cua đồng, hành khô, gia vị, đem đi sơ chế sạch sẽ

- Sau đó, bạn giã cua lọc lấy phần nước, rồi cho lên bếp đun sôi cho đến khi riêu cua nổi lên.

- Tiếp theo, bạn xào rau ngót khoảng 3 phút, nêm nếm thêm gia vị rồi đổ nước riêu cua vừa thu được.

- Đun canh thêm lần nữa đến khi sôi, cho gia vị đầy đủ là có thể thưởng thức.

3.3. Dùng để tưa lưỡi cho trẻ em

Cách làm khá đơn giản, sử dụng khoảng 5g rau ngót, giã nhuyễn lấy phần nước. Sau đó lấy miếng gạc hoặc khăn sạch, nhúng vào nước rau ngót, đánh vào lưỡi, lợi, vòm họng cho trẻ.

Lưu ý: Khi trẻ đã khỏi tưa lưỡi thì không nên áp dụng cách này, khi tưa lưỡi cho trẻ nên nhẹ nhàng. Chỉ nên thấm một lượng nước rau ngót vừa đủ, tuyệt đối không cho trẻ uống nước rau ngót sống vì có thể gây buồn nôn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Ăn rau ngót có tác dụng phụ không?

Mặc dù rau ngót có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu lạm dụng và không dùng đúng cách, có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

4.1. Gây ra nguy cơ sảy thai

Một trong những thực phẩm bà bầu nên tránh đó là rau ngót. Đặc biệt là những mẹ bầu có tiền sử sinh non, làm thụ tinh trong ống nghiệm thì tuyệt đối không nên ăn loại rau này. Vì trong rau ngót có chứa papaverin - một chất được khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ có thai, chất này làm co thắt cơ trơn tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

4.2. Gây mất ngủ

Việc sử dụng nước rau ngót sống như nước ép, salad, … làm cho cơ thể kém ngủ, mất ngủ thậm chí là buồn nôn, choáng váng. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ hết khi ngưng sử dụng thực phẩm này, điều này không quá nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn loại rau này - Ảnh 6.

Ăn rau ngót sống, ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng kém ngủ, khó ngủ (Ảnh: Internet)

Hiện nay, có nhiều công thức uống nước ép rau ngót sống giúp giảm cân, thanh nhiệt, đẹp da, ... Mọi người chú ý, không nên áp dụng những công thức này vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần. Vì vậy, trước khi làm nước ép rau ngót, các bạn nên làm chín rau sau đó mới chế biến thành nước uống.

4.3. Có nguy cơ viêm tiểu phế quản tắc nghẽn

Trong rau ngót có chứa papaverin, không chỉ gây sảy thai mà còn có thể gây ra các bệnh về phổi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên nấu chín rau ngót khi sử dụng.

4.4. Có khả năng gây cản trở sự hấp thụ canxi và photpho

Khi ăn rau ngót, trong quá trình trao đổi chất tạo ra hợp chất glucocorticoid, đây là nguyên nhân gây cản trở quá trình hấp thu Canxi và Photpho. Đặc biệt, đối với những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng không nên bổ sung nhiều rau ngót vào chế độ ăn.

Một số loại rau tốt cho trẻ bị còi xương như rau bina, rau cải xanh, rau bó xôi, ... lựa chọn thêm nhiều củ quả có chứa hàm lượng vitamin cao như bí đỏ, khoai tây, các loại đậu, ...

5. Những lưu ý khi sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày

Để ăn rau ngót đem lại lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra các tác dụng phụ, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Không nên ăn rau ngót sống dưới các dạng chế biến như nước ép rau ngót, salad, … Vừa đảm bảo sức khỏe lại giúp ngon miệng, canh rau ngót là lựa chọn hàng đầu, các bạn có thể nấu rau ngót với thịt bằm, hến, trai, ... để cung cấp nhiều dinh dưỡng.

- Không nên ăn rau ngót trong một thời gian dài và thường xuyên. Mỗi tuần các bạn chỉ nên ăn 3-4 bữa rau ngót, trong các bữa ăn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác như cá, trứng, thịt, củ quả, các loại rau xanh khác …

- Đối với bà bầu, 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót, trong suốt thời gian thai kỳ nên hạn chế không ăn loại rau này. Một số loại rau bổ dưỡng khác mẹ bầu có thể lựa chọn như rau bó xôi, bông cải xanh, … những thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất.

- Người cao tuổi, kém ngủ, còi xương, … không nên ăn quá nhiều rau ngót. Vì có thể sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.

- Trước khi chế biến rau ngót nên rửa sạch rau với nước muối pha loãng, để giữ dưỡng chất trong rau không nên vò nát. Đặc biệt, nên ăn rau theo đúng vụ mùa để tránh chọn phải loại rau có nhiễm hoá chất.

Trên đây là những thông tin về lợi ích, tác dụng phụ cũng như cách chế biến rau ngót. Không nên ăn rau ngót quá thường xuyên, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 bữa để làm đa dạng thực đơn, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Nguồn tham khảo:

- Nutritive value of Sauropus androgynus leaves

- Food Safety Tips on Sauropus androgynus

- Sauropus androgynus (L.) Merr. Induced Bronchiolitis Obliterans: From Botanical Studies to Toxicology

5 loại rau tốt nhất giúp giảm cholesterol trong máu giảm nguy cơ đột quỵ mùa hèhttps://suckhoehangngay.vn/an-rau-ngot-co-tac-dung-gi-nhung-luu-y-khi-an-loai-rau-nay-20220718092257799.htm

Từ khóa » Bồ Ngót Bao Nhiêu Calo