An Toàn Lao động Trong Sản Xuất May Mặc - Chứng Nhận ISO

Ngày nay, an toàn lao động là một vấn đề nóng được cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm vì mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và tài sản là rất lớn. Đặc biệt trong các ngành sản xuất và an toàn lao động trong sản xuất may mặc nói riêng thì vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.

An toàn lao động trong sản xuất may mặc An toàn lao động trong sản xuất may mặc

Những nguy cơ gây mất an toàn lao động trong sản xuất may mặc

An toàn lao động trong sản xuất may mặc

Người lao động trong ngành sản xuất may mặc phải thường xuyên hoạt động trong môi trường nhiều tác nhân độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động như bụi vải, rác thải, tiếng ồn, thiếu anh sáng,…dẫn đến các bệnh nghề nghiệp về phổi, phế quản hay ảnh hưởng đến mắt. Nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn khi mà khu vực nhà xưởng sản xuất may mặc luôn chứa nhiều nguyên liệu và hàng hoá dễ dây ra cháy nổ như vải, giấy, cao su, chỉ,… Các thiết bị, máy móc khi vận hành không được kiểm tra, bảo trì thường xuyên hoặc không được lắp đặt các thiết bị an toàn nên dễ gây ra sự cố. Công tác quản lý, giám sát an toàn lao động chưa được quan tâm, thực hiện không nghiêm túc.

Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành sản xuất may mặc

Nguyên nhân về tổ chức

Tổ chức làm việc, phân chia công việc không hợp lý. Tổ chức huấn luyện đào tạo an toàn lao động không đạt yêu cầu. Nguyên nhân về con người Người lao động vi phạm những nội quy an toàn lao động tại nơi làm việc. Vi phạm quy trình sử dụng, vận hành máy móc an toàn.

Nguyên nhân kỹ thuật

Máy móc hoặc quy trình thiết bị chưa được kiểm định,..

Nguyên nhân về môi trường làm việc

Điều kiện làm việc kém: thiếu ánh sáng, hệ thông gió không tốt, nơi làm việc nhiều bụi, hơi khí độc, độ ồn – rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Mặt bằng khu vực làm việc lộn xộn, lối di chuyển có vạt cản. Sắp xếp các nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm liệu thiếu gọn gang, không ngăn nắp. Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính toán hoặc không đảm bảo những yếu tố an toàn lao động trong may mặc. Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân không đảm bảo yêu cầu an toàn.

An toàn lao động trong ngành sản xuất may mặc

An toàn lao động trong ngành sản xuất may mặc bao gồm nhiều công việc như đảm bảo an toàn điện, an toàn hoá chất, an toàn phòng cháy chữa cháy,…Do đo, doanh nghiệp cần tuyên truyền, thực hiện nhiều biện pháp để người lao động nắm được cách bảo vệ an toàn cho bản thân và người xung quanh trong quá trình làm việc như: Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ công việc. Không vận hành, sử dụng các thiết bị máy móc nếu chưa được huấn luyện an toàn vận hành máy móc. Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, kiểm tra các mối nối, dây dẫn điện đề phòng tai nạn điện xảy ra.

Nguyên tắc thiết kế nơi làm việc an toàn – hiệu quả.

Chiều cao đảm bảo. Đảm bảo không gian làm việc đủ không khí, thoáng mát. Các dụng cụ, thiết bị phải được bố trí, sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp. Máy móc phải đầy đủ các biện pháp an toàn, được lắp đặt và vận hành đảm bảo an toàn. Bố trí máy móc thiết bị hợp lý, đảm bảo khoảng cách di chuyển/vận chuyển vật liệu. Ghế ngồi làm việc phải có độ cao phù hợp khi thao tác làm việc. Nền nhà phải bằng phẳng, không trơn trượt. Mặt bằng nơi làm việc phải gọn gang, khu vực để nguyên liệu, vật lieu, bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải phải được phân chia theo khu vực riêng. Có lối thoát hiểm.

An toàn lao động trong sản ngành may mặc đối với người lao động.

Toàn bộ cán bộ, công nhân viên đều phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ, công việc. Trong khi làm việc, người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các phương tiện bảo hộ được cấp phát để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối tuân thủ các thao tác kỹ thuật, quy trình công nghệ, cách thức vận hành. Không được vận hành thiết bị nếu chưa được huấn luyện an toàn vận hành thiết bị. Nghiêm cấm việc thay đổi thiết bị, thay đổi thao tác vận hành hoặc quá trình công nghệ. Nghiêm cấm việc tự ý tháo dỡ các phương tiện che chắn của các loại máy móc, thiết bị. Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng, tháo gỡ, đóng mở các thiết bị điện nếu không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình Trong khi máy móc đang hoạt động, nếu phát hiện có điều bất thường cần phải báo ngay với người quản lý để đảm bảo an toàn. Nếu trong quá trình làm việc mà bị ốm, bệnh, cần xin phép người quản lý để nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Khi lấy hàng hoá phải sử dụng thiết bị nâng, máy nâng đúng quy trình, hướng dẫn. Thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị, chỗ làm việc gọn gàng.

Giải pháp an toàn lao động trong ngành dệt may đối với thiết bị

An toàn lao động trong ngành dệt may bao gồm an toàn điện, an toàn hoá chất, an toàn phòng cháy chữa cháy,…. Đối với thiết bị sản xuất làm việc toả ra bụi hay chất độc hại phải có xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Các bộ phận điều khiển phải dễ nhìn, dễ thao tác. Có nội quy hướng dẫn sử dụng khi vận hành máy. Không tự ý tháo gỡ phương tiện che chắn của các loại máy. Thêm biển báo, ký hiệu chỉ dẫn ở tủ điện, bảng điện, có cảnh báo nguy hiểm tại cầu dao tổng. Không vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luyện an toàn vận hành thiết bị. Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, kiểm tra mối nối, dây dẫn điện để đề phòng tai nạn điện xảy ra. Không sắp xếp sản phẩm cao che lấp bảng điện, tuân thủ nguyên tắc sắp xếp sản phẩm.

An toàn về điện

Tiến hành huấn luyện an toàn điện cho người lao động, người vận hành thiết bị, người quản lý. Nối đất các thiết bị có vỏ kim loại Các thiết bị sử dụng điện cần được kiểm định, kiểm tra định kỳ. Thay thế, sửa chữa các thiết bị điện bị hư hỏng ngay lập tức sau khi phát hiện.

An toàn về vận hành xe nâng

Đối với những người trực tiếp xếp – dỡ – vận chuyển hàng bằng xe nâng phải được huấn luyện an toàn vận hành xe nâng hàng và có giấy chứng nhận.

An toàn phòng cháy chữa cháy trong may mặc

Ngoài ra, doanh nghiệp phải huấn luyện an toàn phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ người lao động. Trang bị đầy đủ các thiết bị, kế hoạch phòng cháy chữa cháy. Mọi người cần nâng cao cảnh giá đề phòng khả năng xảy ra cháy nổ. Tắt tất cả các thiết bị trước khi ra về. Xếp hàng hoá trong kho phải gọn gàng, tránh xa các chỗ có nguồn điện.

An toàn hoá chất

Tất cả các hoá chất khi sử dụng cần phải có nguồn gốc rõ ràng, thành phần cụ thể. Niêm yết thông tin an toàn tại bộ phận kho chứa hoá chất. Tất cả các hoá chất phải đảm bảo được chứa đựng trong các dụng cụ theo đúng quy định của pháp luật. Có nắp đậy, không bị vỡ, nứt. Khi sang, chiết cần phải có thiết bị bảo hộ.

4/5 - (3 bình chọn)

Đăng bởi 10/09/2021 by Crs Vina & filed under Đào Tạo - Huấn Luyện, Tin tức.

Từ khóa » Dệt May An Toàn