Ăn Xong Buồn Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người khi ăn rất ngon miệng nhưng khi ăn xong có triệu chứng buồn nôn khó chịu khiến họ thường băn khoăn lo lắng. Vậy ăn xong buồn nôn là bệnh gì? Bạn đọc có thể tìm hiểu các nguyên nhân gây nên triệu chứng này trong bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.
Menu xem nhanh:
- 1. Ăn xong buồn nôn là bệnh gì?
- 1.1. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
- 1.2. Ký sinh trùng
- 1.3. Bệnh dạ dày
- 1.4. Bệnh túi mật
- 1.5. Viêm tụy
- 2. Giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn
1. Ăn xong buồn nôn là bệnh gì?
1.1. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
Với một số thực phẩm cơ thể bị kích ứng khiến dạ dày co bóp mạnh, theo phản xạ tự nhiên sẽ đẩy thức ăn này ra ngoài qua đường miệng. Đó là lý do bạn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn xong. Một số thực phẩm hay bị dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, cá… mọi người cần cảnh giác trong việc lựa chọn thực đơn.
1.2. Ký sinh trùng
Trong quá trình ăn uống, vì nhiều lý do khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bạn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu.
1.3. Bệnh dạ dày
Ăn xong buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Buồn nôn và nôn ói sau khi ăn xong có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… Ngoài buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, bụng thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.
1.4. Bệnh túi mật
Ăn xong cảm thấy buồn nôn là triệu chứng có thể liên quan đến bệnh lý về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật. Người bệnh có thể nôn trong khi ăn hoặc sau bữa ăn, kèm theo đau bụng phía trên bên phải.
1.5. Viêm tụy
Sau khi ăn xong, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi bất thường, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên.
2. Giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn
Triệu chứng buồn nôn sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chủ yếu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, giảm triệu chứng buồn nôn khó chịu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho điều độ, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe: Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ ăn lạ, tránh ăn đồ chua cay. Ăn chín uống sôi, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn.
Ngoài ra, với những bệnh nhân thường có triệu chứng buồn nôn sau khi ăn do dị ứng hoặc ngộ độ thực phẩm cần lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm sạch và chú ý để loại trừ những thực phẩm này trong thực đơn tránh gây tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc nguy hại sức khỏe.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm kinh nghiệm để phòng tránh và xử lý những dấu hiệu bất thường của cơ thể ngay tại nhà, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Từ khóa » Các Bệnh Có Triệu Chứng Buồn Nôn
-
9 Triệu Chứng Buồn Nôn Thường Gặp Bạn Nên Biết
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
"Vạch Mặt" 12 Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Không Ngờ Tới
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn
-
5 Nguyên Nhân Chóng Mặt Buồn Nôn Thường Gặp Nhất
-
Buồn Nôn - Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được - Nguyên Nhân Do đâu
-
[CẢNH BÁO] Buồn Nôn Nhưng Không Nôn Là Biểu Hiện Bệnh Gì?
-
Điều Gì Khiến Bạn Mệt Mỏi Và Buồn Nôn? | Vinmec
-
Ngừng Nôn Và Buồn Nôn: Các Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Buồn Nôn Và Nôn, Những điều Cần Biết!
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Khi Bị đau đầu Buồn Nôn | Hapacol
-
Triệu Chứng Của COVID-19 | CDC