Analog – Tín Hiệu Tương Tự Là Gì? Đặc điểm, ứng Dụng Thực Tiễn
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực điều khiển và kỹ thuật số, tín hiệu tương tự (Analog) và tín hiệu Digital có lẽ là hai loại tín hiệu phổ biến nhất. Đặc biệt tín hiệu Analog là công nghệ đặt nền tảng cho các thiết bị kỹ thuật số digital, ví dụ như Camera.
Để xử lý và theo dõi hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của nó. Vì vậy bài viết hôm nay công ty camera Đà Nẵng Maxtech247 sẽ cùng tìm hiểu tín hiệu tương tự là gì cũng như các đặc điểm, tính chất của nó.
Tín hiệu tương tự là gì?
Bạn có thể tìm thấy các định nghĩa cụ thể và trực quan giải thích tín hiệu tương tự là gì trong các tài liệu về chuyên ngành kỹ thuật. Tín hiệu analog, hay còn gọi là tín hiệu tương tự, là một dạng tín hiệu liên tục. Tương tự ở đây là có nghĩa là tín hiệu lúc sau cũng có dạng tương tự về bản chất như lúc trước đó, tuy nhiên cường độ tín hiệu lúc sau sẽ khác so với lúc trước.
Phân biệt tín hiệu tương tự và Digital
Như đã đề cập ở phần mở bài, đây là hai dạng tín hiệu phổ biến nhất, tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm và phân biệt được 2 loại tín hiệu này. Các điểm khác biệt của Analog và Digital:
- Về bản chất: Tín hiệu tương tự (Analog) có tín hiệu số liên tục, không bị ngắt quãng. Ngược lại, tín hiệu Digital có tín hiệu số rời rạc.
- Về tín hiệu đường truyền: Tín hiệu tương tự có tỷ lệ nhiễu cao, đây được xem là một nhược điểm lớn. Ngược lại, tín hiệu Digital lại có tỷ lệ nhiễu thấp và dễ truyền, nhờ đó mà ngày nay Digital ngày càng được phổ biến rộng rãi
- Về ưu điểm: đường truyền của tín hiệu Analog diễn ra liên tục và không bị ngắt quãng. Còn Digital chỉ gồm 2 level cao thấp tương ứng với giá trị ON/OFF và không lặp lại.
Một điểm khác nhau cần chú ý đó là Digital có khả năng lưu trữ và xử lý được trên máy tính và các thiết bị tương tự, nguyên do là vì máy tính cũng sử dụng hệ nhị phân để lưu các dữ liệu. Còn tín hiệu tương tự, để có thể lưu trữ và xử lý trên thiết bị máy tính, bắt buộc phải được chia nhỏ thành nhiều giá trị 0 và 1 thì mới lưu được.
XEM THÊM: So sánh Camera Wifi và Camera có dây | Nên Mua Loại Nào?
Ứng dụng của tín hiệu tương tự
Tín hiệu tương tự đang được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các hệ thống cơ sở công nghiệp. Một ứng dụng cụ thể của tín hiệu tương tự có thể đề cập là điều khiển các thiết bị phụ tải. Trong những trường hợp điện áp thay đổi cao thấp nhanh chóng, việc theo dõi và điều khiển thiết bị phụ tải rất là quan trọng.
Tín hiệu tương tự còn được dùng để truyền thông tin từ các cảm biến về vi điều khiển, PLC, Scada,… nhằm mục đích giám sát quá trình vận hành, sản xuất liên tục của máy móc và hệ thống tự động hóa.
Trong các nhà máy và khu công nghiệp, tín hiệu tương tự sẽ sử dụng tín hiệu điện, cụ thể là 2 loại 4-20mA hoặc 0-10V để biểu diễn sự thay đổi của các tín hiệu của các loại cảm biến đo như nhiệt độ, độ ẩm, pH, áp suất,…
XEM THÊM: Power over Ethernet là gì? Ưu điểm và cách thức hoạt động
Ưu điểm và nhược điểm của tín hiệu tương tự
Ưu điểm của tín hiệu tương tự là gì?
- Các thiết bị sử dụng kiểu điều chế với tín hiệu Analog giúp tạo ra tín hiệu diễn ra liên tục với tín hiệu âm thanh. Với cách tích hợp một hệ thống đơn giản như vậy vào con chip, giá thành của các thiết bị Analog hấp dẫn hơn nhiều so với các thiết bị Digital.
- Lưu lượng tín hiệu analog không phải đối mặt các vấn đề mạng hay rủi ro truyền tải. Băng thông truyền qua cáp đồng trục là không giới hạn, đảm bảo lưu lượng được truyền đủ.. Hình ảnh, âm thanh sử dụng tín hiệu tương tự sẽ không bị ảnh hưởng hay nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống.
Nhược điểm của tín hiệu tương tự là gì?
Analog chính là nền tảng của các thiết bị số sau này. Và lẽ dĩ nhiên, phiên bản đi trước lúc nào cũng tồn tại nhiều khuyết điểm và các thiết bị ra đời sau sẽ khắc phục và trở nên phổ biến hơn.
Các nhược điểm của tín hiệu tương tự là:
- Việc lắp đặt các thiết bị Analog khá rắc rối và thiếu tính thẩm mỹ so với thiết bị Digital.
- Dữ liệu của tín hiệu Analog dễ bị tác động và gây nhiễu khi bị tác động trực tiếp đến thiết bị hoặc cáp truyền tải.
- Giới hạn chỉ cho một nhóm liên lạc với nhau trong cùng cùng một thời điểm trên 1 kênh tần số. Ngoài ra tín hiệu này không được hỗ trợ các phần mềm, ứng dụng,… Các thiết bị với tín hiệu Analog đang biến mất dần bởi sự thay thế của tín hiệu kỹ thuật số.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp cho các bạn các thông tin như định nghĩa tín hiệu tương tự là gì, đặc điểm, ứng dụng và các kiến thức liên quan.
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu cụ thể hơn về tín hiệu tương tự và sử dụng nó hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé, cảm ơn bạn đã đọc bài.
Từ khóa » Tín Hiệu Số Và Tương Tự
-
Tín Hiệu Analog, Tín Hiệu Số Là Gì?
-
Tín Hiệu Tương Tự Và Số - Mobitool
-
Phân Biệt Tín Hiệu Analog Và Tín Hiệu Digital - PLCTECH
-
Sự Khác Biệt Giữa Tín Hiệu Tương Tự Và Kỹ Thuật Số
-
Tín Hiệu Analog Là Gì - Bảo An Automation
-
Sự Khác Biệt Giữa Tín Hiệu Analog Và Kỹ Thuật Số
-
[Ôn Lại Căn Bản - P1] Phân Biệt Tín Hiệu Số Và Tín Hiệu Tương Tự
-
Khái Niệm Và Phân Loại Tín Hiệu - Bkaii
-
Tín Hiệu Tương Tự Là Gì? Có Gì Khác Biệt Với Tín Hiệu Digital?
-
Tín Hiệu Analog Cùng Các Cách Phân Loại Phổ Biến Hiện Nay
-
Tín Hiệu Tương Tự Là Gì?Lí Do Chuyển Tín Hiệu Tương Tự Sang Tín Hiệu Số.
-
Điện Tử Tương Tự – Wikipedia Tiếng Việt
-
Analog Vs Digital: Sự Khác Biệt Giữa Analog Và Digital Là Gì? - SoftGeek
-
Tín Hiệu Analog & Digital Và Mạch Chuyển đổi ADC & DAC