ĂNG-GÔ-LA - Châu Phi - Sở Ngoại Vụ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Tiểu sử tóm tắt, nhiệm vụ của Lãnh đạo
    • Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Thông tin liên hệ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Cải cách hành chính
    • Chuyển đổi số
    • Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công tác lễ tân
    • Công khai ngân sách
    • Chi bộ - Công đoàn
    • Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
    • Lịch công tác
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Công tác lãnh sự
    • Hoạt động Đối ngoại
    • Sự kiện quốc tế
    • Hợp tác quốc tế
    • Hội nghị - Hội thảo quốc tế
    • Bảo hộ công dân
    • Người Việt Nam ở ngước ngoài
    • Quản lý biên giới
    • Thông tin đối ngoại
    • Ngoại giao văn hóa
    • Cộng đồng Asean
  • Thủ tục hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Công khai thủ tục hành chính
    • Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
  • Hệ thống Văn bản
    • Văn bản của Chính phủ
    • Văn bản Bộ Ngoại giao
    • Văn bản của Tỉnh Ủy
    • Văn bản của HĐND tỉnh
    • Văn bản của UBND tỉnh
    • Văn bản Quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Góp ý dự thảo VBPL
  • Định hướng Đối ngoại
  • Biển đảo Việt Nam
ĂNG-GÔ-LA Thứ Năm, ngày 16/05/2019 15:00 | GMT +7 -   +   A -   A + In ĂNG-GÔ-LA Email

Tài liệu cơ bản về Ăng-gô-la

và quan hệ với Việt Nam

1. Khái quát • Tên nước: Cộng hòa Ăng-gô-la (Republica de Angola) • Thủ đô: Lu-an-đa (Luanda) • Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam châu Phi, phía Bắc giáp CHDC Công-gô và CH Công-gô, phía Đông giáp Dăm-bi-a, Nam giáp Na-mi-bi-a và phía Tây giáp Đại Tây Dương.Khí hậu: ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C. • Diện tích: 1.246.700 km2 • Dân số: 18,9 triệu người (UN 2011) • Tôn giáo: Thiên chúa giáo • Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Bồ Đào Nha • Đơn vị tiền tệ: đồng Kwanza • Tổng thống: Giô-xê Ê-đu-a-đô Đốt Xan-tốt (José Eduardo dos Santos) (từ 1979) • Bộ trưởng Ngoại giao: Gioóc Rê-bê-lô Chi-cô-ti (Georges Rebelo Chicoti) (từ 11/2010) • Quốc khánh: 11/11/1975 2. Lịch sử Từ thế kỷ 15, Bồ đào nha đến xâm chiếm miền đất Ăng-gô-la ngày nay, biến thành thuộc địa và nơi buôn bán nô lệ da đen, rồi thống trị suốt 5 thế kỷ. Ngày 11/11/1975, Đảng MPLA tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Ăng-gô-la, nay là Cộng hoà Ăng-gô-la. Sau độc lập, Ăng-gô-la thi hành đường lối đối nội, đối ngoại tích cực, quan hệ gắn bó với các nước XHCN và Phong trào giải phóng dân tộc. 3. Chính trị a) Đối nội Thời kỳ chiến tranh lạnh, Ăng-gô-la trở thành điểm đối đầu xung đột Đông-Tây. Sau chiến tranh lạnh, Ăng-gô-la thực hiện chế độ đa Đảng. Những năm 80, do tác động của hoà hoãn Xô-Mỹ, cuộc xung đột ở Tây Nam Phi đi vào giải pháp chính trị. Ngày 22/12/88, Mỹ, Nam Phi, Cu-ba và Ăng-gô-la ký kết Hiệp định Hoà bình về Tây Nam Phi, buộc Nam Phi rút quân khỏi Nam Ăng-gô-la, trao trả độc lập cho Nam-mi-bi-a gắn với việc rút toàn bộ quân tình nguyện Cu-ba khỏi Ăng-gô-la. Tuy nhiên, nội chiến dai dẳng tại Ăng-gô-la kéo dài đến khi thủ lĩnh của UNITA Sa-vim-bi bị tiêu diệt trong chiến dịch quân sự đầu năm 2002 tại các tỉnh phía Đông. Sau sự kiện này, Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA thoả thuận thực hiện Hiệp định Lu-sa-ka 1994, hòa bình được lập lại, Chính phủ hoà hợp dân tộc có sự tham gia của UNITA được thành lập. Sau khi ổn định tình hình, Chính phủ Ăng-gô-la tích cực tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, tái hoà nhập xã hội. Từ thập kỷ 80, Ăng-gô-la thực hiện chế độ đa Đảng. Hiện nay, khoảng 100 đảng phái đã đăng ký tại Tòa án. Tại cuộc bầu cử quốc hội tháng 9/2008, Đảng MPLA thắng lợi áp đảo, giành được 191/220 ghế nghị sỹ, đứng ra thành lập chính phủ mới. Ngày 9/2/2010, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, theo đó lần đầu tiên Ăng-gô-la có Phó Tổng thống do cựu thủ tướng Phéc-nan-đô Đi-át Đốt Xan-tốt nắm giữ. Nguyên Thủ tướng Pao-lô Cát-xô-ma được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Ăng-gô-la. b) Đối ngoại Ăng-gô-la theo đường lối KLK, thực dụng, đa dạng hóa quan hệ, ưu tiên các nước nói tiếng Bồ và các nước khu vực, đặc biệt là miền Trung và Nam châu Phi, tranh thủ quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, duy trì quan hệ với các nước bạn bè truyền thống. Ăng-gô-la là thành viên của LHQ, AU, KLK, SADC, COMESA, ACP, PALOP, WTO, AfDB, IMF, WB… 4. Kinh tế Nền kinh tế Ăng-gô-la đang từng bước được tái thiết sau 20 năm nội chiến, tốc độ tăng trưởng cao trên 10% từ năm 2002 – 2008, và lạm phát được kiểm soát từ 325% (2000) xuống còn dưới 14% (2010). Nông nghiệp thu hút 85% dân số nhưng chỉ tạo được ra 9,6% của cải xã hội. Tuổi thọ trung bình của người dân chưa đến 40 tuổi (2010) do đói nghèo, bệnh tật… Công nghiệp chiếm 65,8 % GDP của Ăng-gô-la, với nhiều ngành khác nhau trong đó khai khoáng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, phốt phát, bô-xít, uranium, xi măng, các kim loại cơ bản, chế biến cá và thức ăn, thuốc lá, đường, dệt may, sửa chữa tàu… Trong đó dầu lửa chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu của Ăng-gô-la. Nông nghiệp với các loại nông sản chính như chuối, mía, cà phê, ngô, bông, sắn, hải sản… Lĩnh vực dịch vụ của Ăng-gô-la khá phát triển, chiếm tới 24,6% GDP. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Ăng-gô-la hàng năm phải nhập khẩu khoảng 400 ngàn tấn gạo, người dân Ăng-gô-la (đặc biệt ở nông thôn) thường xuyên bị thiếu lương thực và bị bệnh tật đe dọa. GDP: 99,3 tỷ USD (2011) GDP đầu người: 3.400 USD (2011) (tính theo sức mua) Tốc độ tăng trưởng GDP: 3,7% (2011) (cia.gov) 5. Quan hệ Việt Nam – Ăng-gô-la Việt Nam và Ăng-gô-la lập quan hệ ngoại giao ngày 12/11/1975. Ta lập Sứ quán thường trú tại Ăng-gô-la năm 1976, rút Sứ quán năm 2000 và mở lại Sứ quán ở Luanda năm 2002. Ăng-gô-la mở Sứ quán tại Hà Nội tháng 2/2012. Từ năm 1986, ta đã cử nhiều lượt chuyên gia (thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp) sang công tác tại Ăng-gô-la; hiện tại có khoảng 320 chuyên gia giáo dục và y tế làm việc tại Ăng-gô-la. Cộng đồng người Việt đang làm ăn, buôn bán tại Ăng-gô-la khoảng 10.000 người. Hai nước đang thực hiện Dự án đầu tư tổng hợp do Tập đoàn Cao su chủ trì (được Thủ tướng thông qua tháng 3/2010). Quan hệ thương mại: kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2011 đạt trên 74 triệu USD. Ta xuất gạo, hàng dệt may, nước trái cây, nước hoa, giày dép các loại, sản phẩm chất dẻo, và nhập sắt thép phế liệu. Kim ngạch thương mại quý 1/2012 đạt 21,5 triệu USD trong đó ta xuất siêu chủ yếu là các mặt hàng gạo, phân bón, sản phẩm dệt may (theo số liệu của Bộ Công thương). Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao: TBT Nông Đức Mạnh (4/2008), đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban BT (7/2009) thăm Ăng-gô-la; Chủ tịch Quốc hội Rô-béc-tô Đề An-mây-đa (10/2004), Ủy viên BCT, Bí thư TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật và Kiểm toán Gioóc Đôm-bô-lô (10/2010), Phó Tổng thống Phéc-nan-đô Đi-át Đốt Xan-tốt (2/2012). - Các Hiệp định, Thoả thuận đã ký: Hiệp định Thương mại (ký lại tháng 4/2008); Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật (1979); Hiệp định về cử chuyên gia Việt Nam sang Ăng-gô-la hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (1995) và Y tế (1996); Nghị định thư hợp tác hai Bộ Ngoại giao (2002); Thỏa thuận hợp tác về Thuỷ sản (2004); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ (4/2008); Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực Dầu lửa và Khí đốt (4/2008), Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế, Khoa học kỹ thuật và Văn hóa (2008), Nghị định thư hợp tác chuyên gia giáo dục (3/2011), Nghị định thư hợp tác về kỹ thuật và giáo dục đại học (2/2012), Nghị định thư hợp tác văn hóa (2/2012). 6. Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao tại mỗi nước: Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la Địa chỉ: Via AL4, Lotes No.4-5, Talatona, Luanda Sul, Luanda CP 1774 Điện thoại: (244) 222 010697 Fax: (244) 222 010696 Email :dsqvnangola@netangola.com lanhsuangola@yahoo.com.vn Đại sứ quán Ăng-gô-la tại Hà Nội Địa chỉ: Số 1 ngõ 9 Đặng Thai Mai Điện thoại: 0904 486 743

Tin bài liên quan
  • Lịch sử hình thành Châu Phi (16/05)
  • Ê-THI-Ô-PI-A (16/05)
  • XÊ-NÊ-GAN (16/05)
  • XU-ĐĂNG (16/05)
  • U-GAN-ĐA (16/05)

Từ khóa » Diện Tích đất Nước Angola