Ảnh Căn Cước Công Dân Xấu Có đi Làm Lại được Không? - LuatVietnam

1. Ảnh Căn cước công dân xấu có đi làm lại được không?

Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định trên, chỉ cần người dân có yêu cầu thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp Căn cước công dân. Do đó, nếu cảm thấy ảnh Căn cước công dân xấu hay chưa được ưng ý, người dùng có thể yêu cầu làm cấp đổi thẻ mới.

Mặc dù có thể được làm lại thẻ Căn cước và chụp lại ảnh mới, tuy nhiên người đổi thẻ cần cân nhắc thật kỹ bởi việc làm lại thẻ Căn cước có thể mất nhiều thời gian chờ đợi, nếu không có Căn cước thì các giao dịch, thủ tục hành chính rất khó thực hiện.

Ảnh trên thẻ Căn cước được chụp một cách rất chân thực nhằm mục đích nhận diện, xác minh nhân thân nên nếu không có thay đổi đặc biệt trên gương mặt thì cũng không cần thiết phải đổi thẻ.

anh can cuoc cong dan xau
Ảnh Căn cước công dân xấu hay đẹp là điều mà rất nhiều người để tâm (Ảnh minh họa)

2. Chụp ảnh Căn cước công dân xấu có được xin chụp lại không?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, khi làm thẻ Căn cước công dân, cán bộ Công an sẽ thu nhận thông tin công dân lần lượt theo các bước:

  • Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

  • Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhận dạng;

  • Thu nhận vân tay của công dân;

  • Chụp ảnh chân dung;

  • In các Phiếu thu nhận thông tin căn Cước công dân; Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có); Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có).

  • Công dân sẽ được được kiểm tra và ký vào các phiếu này để xác nhận thông tin.

  • Cuối cùng, cán bộ làm thủ tục thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Theo quy trình này, người làm Căn cước công dân có thể kiểm tra thông tin và xem lại ảnh chụp chân dung khi xác nhận Phiếu thu nhận thông tin.

Nếu chưa hài lòng với ảnh chụp, người làm Căn cước công dân có thể đề nghị chụp lại ảnh. Tuy nhiên, việc cho phép chụp lại hay không sẽ do cán bộ làm thủ tục quyết định.

Thông thường không phải lúc nào người dân cũng được chụp lại ảnh, cán bộ làm Căn cước sẽ chỉ cho phép chụp lại ảnh chân dung nếu ảnh thẻ không rõ mặt hoặc bị nháy mắt, nghiêng đầu, không rõ hai tai hoặc tác phong không lịch sự…

3. Làm sao để chụp ảnh Căn cước công dân đẹp?

Ảnh chụp chân dung ở mặt trước của Căn cước công dân được dùng để nhận dạng nhân thân trong hầu hết các trường hợp. Vì vậy ảnh này thường được cho là đẹp khi người trong ảnh có nét mặt tươi tắn, tóc tai gọn gàng, quần áo lịch sự, sáng sủa.

Theo đó, để có một bức ảnh Căn cước công dân đẹp, khi chụp ảnh nên mặc áo sơ mi, nếu là màu sáng hoặc màu trắng thì càng tốt. Đầu tóc để gọn gàng, vén qua tai để lộ toàn khuôn mặt.

Cán bộ Công an khi chụp ảnh sẽ không cho đeo kính, tuy nhiên có thể dùng kính áp tròng thay cho kính có gọng để đôi mắt có hồn, không bị dại.

Khuôn mặt có thể trang điểm nhẹ cho tươi tắn nhưng tuyệt đối không được kẻ mắt đen hay tạo khối đậm để làm khác đi đường nét tự nhiên sẵn có.

Khi chụp ảnh nên ngồi ở tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng, mắt nhìn tập trung một điểm, miệng cười mỉm hoặc giữ nét mặt tươi tỉnh.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về: Ảnh Căn cước công dân xấu có đi làm lại được không? Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến LuatVietnam theo số 1900.6192

Từ khóa » Tiêu Chuẩn ảnh Căn Cước Công Dân