Ảnh CCCD Gắn Chip Xấu Có được Yêu Cầu Chụp Lại Không? - Sống Đẹp

Thông tư 06/2021 của Bộ Công an, căn cước công dân gắn chip có hình chữ nhật, 4 góc được cắt tròn. Thẻ có chiều dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm và dày 0,76 mm giống kích thước của mẫu thẻ căn cước mã vạch đang lưu hành.

Ảnh CCCD chân dung của công dân được giữ nguyên kích thước 20x30 mm và nằm ở mặt trước của căn cước. Song vẫn có nhiều người băn khoăn liệu nhuộm tóc sáng màu, trang điểm đậm đi chụp ảnh có được không?

Theo quy định về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể tại điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA như sau:

- Ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính;

- Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không sử dụng trang phục chuyên ngành (quân đội, công an, y bác sĩ…);

- Riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải đảm bảo rõ mặt.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc chụp ảnh thể CCCD phải mặc áo gì (chỉ cần trang phục nghiêm túc, lịch sự), không được trang điểm hay không được nhuộm tóc. Song trên thực tế, khi chụp ảnh CCCD nên mặc áo sơ mi sáng màu, tốt nhất là màu trắng, trang điểm nhạt hoặc không trang điểm... để dễ dàng cho việc đối chiếu, nhận diện khi sử dụng Căn cước công dân cho các thủ tục sau này.

anh-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-xau-co-duoc-yeu-cau-chup-lai-khong-0
Ảnh CCCD phải được chụpchính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, ăn mặc gọn gàng, trang nhã

Khi chụp ảnh CCCD, người dân cần có tác phong nghiêm túc, lịch sự. Tuy nhiên, quy định này không đồng nghĩa với việc người dân phải giữ bộ mặt "hình sự" trong khi tiến hành chụp ảnh. Người dân có thể mỉm cười nhẹ hoặc giữ nét mặt tươi tỉnh, ảnh thẻ sẽ đẹp hơn. 

Vậy ảnh CCCD xấu thì có được yêu cầu chụp lại không? Theo Theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA, cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sau khi thu nhận vân tay và chụp ảnh chân dung của công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin phải in Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

Theo quy trình đã được quy định này thì công dân có quyền kiểm tra, ký xác nhận về vân tay, ảnh của mình... trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân. Đây chính là cơ hội để người dân thỏa thuận với cán bộ tiếp dân, xin chụp lại ảnh nếu cảm thấy ảnh đó không ưng ý. Song quyền cho phép chụp lại hay không sẽ phụ thuộc vào cán bộ làm thủ tục.

Chỉ trường hợp ảnh thể không rõ mặt như nháy mắt, nghiêng đầu, cúi đầu quá, không rõ hai tai hoặc tác phong không lịch sự thì công dân có quyền không xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân và yêu cầu được chụp lại ảnh.

Lúc này, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin cần phải tiến hành tiến hành chụp ảnh lại để ảnh đáp ứng đúng quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BCA.

Được biết, trong hơn 2 tháng qua, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của công an các tỉnh, thành phố đã làm việc 3 ca mỗi ngày, kể cả cuối tuần, để thu nhận và xử lý hồ sơ cấp căn cước gắn chip.

Trước ngày 1/7, việc cấp căn cước gắn chip sẽ ưu tiên cho 3 nhóm, gồm: Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa từng được cấp giấy tờ tùy thân; người đang có chứng minh nhân dân 9 số; người được cấp căn cước 12 số hay căn cước mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết thời hạn hoặc cần thay đổi thông tin.

Còn đối với chứng minh thư 12 số, căn cước mã vạch chưa bị hỏng và chưa hết thời hạn, cơ quan chức năng khẳng định các loại giấy tờ đó vẫn có giá trị sử dụng. Các trường hợp này chưa cần phải đổi sang căn cước gắn chip.

Song cơ quan Công an khuyến khích người dân dành thời gian đi làm thủ tục đổi sang căn cước công dân gắn chíp sau ngày 30/6 để tạo thuận lợi về sau. Quá trình thực hiện các giao dịch, công dân có thể sử dụng 2 loại giấy tờ cũ và mới mà không cần phải có giấy xác nhận.

Làm Căn cước công dân gắn chíp hết bao nhiêu tiền?

Từ khóa » Hình Cccd Xấu