Ảnh Hiếm Có Về Kỵ Binh Tại Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Từ Xưa đến Nay

Từ thời phong kiến xa xưa đến nay, kỵ binh trở thành một trong những lực lượng nòng cốt của quân đội nhà nước.

Mới đây, ngày 8/6, Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công An) đã chính thức ra mắt. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, việc phát triển lực lượng kỵ binh Việt Nam là mô hình lấy kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới.

Đoàn CSCĐ kỵ binh trong tương lai sẽ phục vụ vào các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ giải tán đám đông, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thể đi tới được, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi.

Không phải chỉ bây giờ mới xuất hiện kỵ binh mà từ thời xa xưa, kỵ binh đã trở thành một trong những lực lượng nòng cốt của quân đội nhà nước. Kỵ binh thường được dùng trong nhiều công tác khác nhau như: do thám, dẫn dụ, bọc hậu, hộ tống, phụ trách thông tin…

Các thời nhà Lý, Trần hay vua Lê-chúa Trịnh đã biết sử dụng ngựa trong chiến đấu. Kỵ binh dùng gươm, thương, giáo… khi ra trận hay kỵ xạ (cưỡi ngựa bắn cung) đều là những đội quân rất hùng mạnh. Sau này, thời Nguyễn và Pháp thuộc, kỵ binh chuyển sang cưỡi ngựa bắn súng.

Ngay cả Bộ Công an bây giờ cũng từng có lực lượng kỵ binh khi còn là công an nhân dân vũ trang (tiền thân Bộ đội biên phòng). Kỵ binh chủ yếu dùng trong tuần tra biên giới ở những nơi không có đường xá.

Một số hình ảnh về kỵ binh tại Việt Nam từ xưa đến nay:

 Hình ảnh kỵ binh triều Nguyễn tại Cung đình Huế. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia cung cấp.

Hình ảnh kỵ binh triều Nguyễn tại Cung đình Huế. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia cung cấp.

Đội vệ binh Cung đình Huế đầu thế kỷ 20. Ảnh:Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Đội vệ binh Cung đình Huế đầu thế kỷ 20. Ảnh:Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Ảnh hiếm có về kỵ binh tại Việt Nam qua các thời kỳ từ xưa đến nay - 3

 Kỵ binh bên ngoài cổng thành Cung đình Huế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cung cấp.

Kỵ binh bên ngoài cổng thành Cung đình Huế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cung cấp.

Ngự lâm quân thời Nguyễn. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Ngự lâm quân thời Nguyễn. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Ảnh hiếm có về kỵ binh tại Việt Nam qua các thời kỳ từ xưa đến nay - 6

Kỵ binh và những cỗ xe ngựa hoàng gia thời vua Nguyễn. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Kỵ binh và những cỗ xe ngựa hoàng gia thời vua Nguyễn. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

 Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động mới ra mắt ngày 8/6/2020.

Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động mới ra mắt ngày 8/6/2020.

 Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cưỡi ngựa trên đường đi công tác trong kháng chiến. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cưỡi ngựa trên đường đi công tác trong kháng chiến. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Ngoài sử dụng trong chiến đấu, ngựa còn là phương tiện truyền tải thông tin liên lạc nhanh chóng trong thời kỳ công nghệ số chưa phát triển. Trong ảnh là Thiếu sinh quân tỉnh Cần Thơ trong lễ kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1949). Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Ngoài sử dụng trong chiến đấu, ngựa còn là phương tiện truyền tải thông tin liên lạc nhanh chóng trong thời kỳ công nghệ số chưa phát triển. Trong ảnh là Thiếu sinh quân tỉnh Cần Thơ trong lễ kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1949). Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân thích thú sờ đầu tuấn mã, xem kỵ binh diễu hành trước tòa nhà Quốc hội Người dân thích thú sờ đầu tuấn mã, xem kỵ binh diễu hành trước tòa nhà Quốc hội

Sáng nay 8/6, khối Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Kỵ binh sẽ diễu hành, báo cáo kết quả trước đại biểu Quốc hội tại kỳ...

Bấm xem >>

Từ khóa » Hình ảnh đội Kỵ Binh Việt Nam