Ban Chỉ huy Mặt trận Hà Nội họp bàn kế hoạch tác chiến bảo vệ Thủ đô (1946).
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước'', ngày 20/12/1946.
20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, khi đèn điện TP vụt tắt, quân và dân Hà Nội đồng loạt tiến công 21 vị trí quân Pháp đóng quân và hoàn toàn làm chủ tình thế, dựa vào công sự, chiến lũy và thế liên hoàn của các căn nhà, dãy phố, kiên cường chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Các chiến sĩ “cảm tử quân” ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng, thiết giáp, gây nên nỗi kinh hoàng cho quân Pháp. Hình ảnh tái hiện tại bảo tàng Chiến thắng B52.
Cầu dao điện ba pha, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ dùng để cắt điện báo hiệu toàn quốc kháng chiến tháng 19/12/1946.
Chai axit công nhân Nhà máy điện Yên Phụ đã sử dụng đựng axit để cắt điện làm hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.
Pháo đài Láng – nơi nổ phát súng đầu tiên báo hiệu giờ toàn quốc kháng chiến, ngày 19/12/1946.
Hình ảnh dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ cảm tử trở thành biểu tượng của ý chí ''Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh''. Trên toàn TP, các cuộc tập kích địch liên tiếp nổ ra, ngăn chặn bước tiến của địch. Mỗi căn nhà, góc phố, mỗi xóm làng nội, ngoại thành Hà Nội thực sự là một pháo đài chiến đấu kiên cường, vững chắc.
Bao cát, bàn ghế được quân và dân Hà Nội dùng làm vật cản chặn địch trong những ngày đầu kháng chiến (tháng 12/1946).
Cột gỗ Nhân dân Hà Nội dùng làm vật cản chặn xe tăng địch tháng 12/1946.
Thanh tà vẹt quân và dân Hà Nội dùng làm vật cản bước tiến của địch tháng 12/1946.
Cảm tử quân dùng bom ba càng quyết chặn xe tăng địch ở phố Hàng Đậu tháng 12/1946.
Cụm hiện vật gồm: (1) Giấy chứng nhận tự vệ chiến đấu; (2) Mệnh lệnh sự vụ; (3) Huy hiệu vệ quốc đoàn; (4) Phù hiệu cảm tử quân; (5) Huy hiệu biệt động đội liên khu 3 – các chiến sĩ biệt động đội liên khu 3 dùng trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp.
Thông qua những hình ảnh, hiện vật, người đân Hà Nội luôn thấy tự hào về một thời Thủ đô ta sục sôi đánh giặc, lấy máu xương bảo vệ, giữ vững hồn thiêng sông núi Việt Nam. Hình ảnh các thế hệ người Hà Nội vùng lên quyết tâm ''sống chết với Thủ đô'' luôn khắc sâu trong tâm khảm người Việt Nam, trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nể phục của bè bạn năm châu về Thủ đô vì hòa bình.