Anh Hùng Hoàng Hanh Là Ai? Tiểu Sử Và Thành Tích đóng Góp Cho ...
Có thể bạn quan tâm
Anh hùng Hoàng Hanh là ai? Anh có đóng góp gì cho cuộc kháng chiến của nước ta. Thông tin bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về tiểu sử, quê quán và những đóng góp của Hoành Hanh nhé.
Mục Lục
Hoàng Hanh quê ở đâu?
Anh hùng Hoàng Hanh sinh ra năm 1888, mất năm 1963 tại quê ở xã Xuân Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người Công giáo, và có hoạt động tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Ông được sinh ra trong gia đình nghèo 9 người, đi ở thuê. Tuy nhiên, sau đó kể cả khi có một chút ruộng thì cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Nhà ông chỉ có 2 người trực tiếp tham gia canh tác. Đến năm 34 tuổi, ông mới cưới được vợ.
Hoàng Hanh tham gia trồng trọt làm nông, tăng gia sản xuất với công việc trồng khoai, lúa, bông, đậu tương, vừng, lạc… Tính theo mức bình quân thì năng suất của ông trồng trọt đều vượt mức toàn dân. Ngoài ra ông còn chăn nuôi gà, lợn, trâu, thỏ, hươu… Bên cạnh đó, ông còn có nhiều đóng góp, sáng kiến trong việc làm nông về trồng lúa có đào mương nhằm để tát nước khi hạn, đồng thời áp dụng một số biện pháp khoa học tiến bộ, ủ phân và cày lặp… về chăn nuôi. Từ đó giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc làm chuồng và chăm sóc gia súc gia cầm.
Về gia tăng sản xuất tốt thì ông có nhiều đóng góp về lương thực, thực phẩm phục vụ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi vậy, anh hùng Hoàng Hanh đã được bình chọn để tham dự Đại hội chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, và tham gia Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Tuyên Quang vào năm 1952. Tại đây, Hoàng Hanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Ông được trao huân chương và giấy chứng nhận bởi chủ tịch Hồ Chí Minh và trở thành một trong ba Anh hùng lao động đầu tiên (cùng với Ngô Gia Khảm và Trần Đại Nghĩa). Sau Đại hội thi đua, Hoàng Hanh đã truyền đạt kinh nghiệm của mình về chăn nuôi, trồng trọt cho các nông dân tại các vùng khác áp dụng theo và mang lại kết quả tốt Khi đã trở thành anh hùng, ông tiếp tục đóng góp thêm nhiều sáng kiến trong ngành nông nghiệp.
>>> Anh hùng Vũ Xuân Thiều – phi công cảm tử trận chiến B52
Về thành tích anh hùng Hoàng Hanh đóng góp được
Trồng trọt:
Lúa: Hoàng Hanh được giao 3 mẫu ruộng hạng D, tuy nhiên chỉ cày được 2 mẫu 2 sào lúa, vụ mùa 1950 đã thu hoạch mỗi sào 40kg. Đến năm 1951, mỗi sào thu hoạch 63 kg tăng hơn 57% so với năm ngoái.
Khoai: Hoàng Hanh được trồng 1 sào, năm 1950 thu được 10 gánh và tăng lên 13 gánh trong năm 1951 vượt 30%, nhiều hơn đồng bào vượt 40% (đồng bào mỗi sào 9 gánh).
Bông: Anh hùng Hoàng Hanh trồng thêm 2 sào bông, đạt 30kg mỗi sào trong năm 1950 và tăng 50kg trong năm tiếp theo, với mức vượt 60% so với năm trước và so với đồng bào năm nay vượt 70% (đồng bào được 36kg).
Vừng: Tôi gieo một sào vừng năm 1950 thu 20kg, so với đồng bào năm nay vượt mức 20% (đồng bào 10kg).
Lạc: Có 3 sào lạc năm 1950 thu cả thảy được 200kg, năm 1951 thu được 300kg, so với năm ngoái hơn 50%, so với đồng bào năm nay vượt 10%, đồng bào 3 sào được 270%.
Đậu tương: Tôi trồng hai bên rãnh lạc, bông, vừng, năm 1950 thu được 50kg, 1951 thu được 70kg vượt mức năm ngoái 40%.
Một số loại hoa lợi trong vườn: Ông trồng thêm được 30 cây cam, 30 cây chuỗi, 13 cây mít. 6 cây bưởi, 11 cât hồng và 60 cây cau.
Không chỉ vậy, có rất nhiều loại rau được trồng gồm: Rau dền, rau cải, diếp vv… quanh năm nhiều khi còn thừa ông đem bán. Bên bờ rào nhà ông thường trồng dâu nuôi tằm, so với đồng bào thì vươn của ông lúc nào cũng đủ loại cây tốt tươi.
Chăn nuôi:
Trâu: Anh hùng Hoàng Hanh nuôi 1 con trâu, 3 năm đẻ 2 lứa.
Gà: Ông nuôi 40 con (trong đó có 5 gà trống, 35 gà mái), mỗi tháng trung bình gà đẻ được 600 trứng, 3 mái gà ấp thường xuyên.
Lợn: Ông nuôi 1 con lợn mẹ 25kg, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 con, thời điểm số ông có tổng 7 con lợn.
>>> Tiểu sử anh hùng Cù Chính Lan – Người con quả cảm hi sinh anh dũng
Thỏ: Nuôi 2 con thỏ, mỗi năm đẻ 4 lứa, mỗi lứa 6 con.
Hươu: Nuôi 1 con hươu, mỗi năm cắt một lứa nhung, bán được mỗi cặp là 20000 đồng theo giá năm 1950.
Bồ câu: Bồ câu mỗi con đẻ 1 năm 3 lứa.
Tằm: Mỗi năm ông nuôi 2 lứa, mỗi lứa khoảng 10 nong, mỗi nong 7 lạng. Tính ra mỗi năm ông mang về được 5kg to.
Dù vậy trong thời gian canh tác thì anh hùng Hoàng Hanh cho hay, ông cũng gặp nhiều trở ngại, không có nhiều phân canh tác, ruộng khô hạn, sỏi, đá quanh năm…Ngoài ra ông cón chưa có nhiều kế hoạch gia đình, không được tham gia học chính trị nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của gia đình.
Sau một thời gian cố gắng, học hỏi, nghiên cứu về chuyên môn mang vào áp dụng làm thực tế có nhiều kết quả. Đồng thời phổ biến các kinh nghiệm có sẵn cho nhân dân tham gia hoạt động canh tác.
Thông tin trên cho biết về anh hùng Hoàng Hanh có nhiều đóng góp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước nhà. Nhất là thời kháng chiến chống địch, ông là nơi tiếp tế nông sản lớn cho các chiến sĩ quân đội nhân dân, và có nhiều sáng kiến. Hi vọng bài viết này có thông tin hữu ích đến bạn.
Từ khóa » Hoàng Hanh Quê Tôi
-
Hoàng Hanh Quê Tôi - Hoàng Hiệp - YouTube
-
Hoàng Hanh Quê Tôi [có Nhạc Nghe]
-
Lời Bài Hát Hoàng Hanh Quê Tôi- Loi Bai Hat Hoang Hanh Que Toi
-
Hoàng Hanh Quê Tôi - Huy Hoàng - Lời Bài Hát- Lyric - Nhạc Chờ
-
Https:///bai-hat/hoang-hanh-que-...
-
Hoàng Hanh Quê Tôi Anh Hùng Trong... - Chợ Quê Ninh Giang | By ...
-
Hoàng Hanh Quê Tôi | Facebook
-
Hoàng Hanh Quê Tôi - Ca Sỹ: Hữu Danh | Music Lyric ... - Lời Bài Hát
-
Lời Bài Hát Hoàng Hanh Quê Tôi- Huy Hoàng - Nhạc Chuông Miễn Phí
-
Từ “hoa Khôi Làng” đến Sân Chơi Quốc Tế - Báo Nghệ An
-
[Wiki] Hoàng Hanh Là Gì? Chi Tiết Về Hoàng Hanh Update 2021
-
Kết Quả Tìm Kiếm "Hoang Hanh Que Toi" - Nhạc Chờ