Lịch sử Quân sự Việt Nam > Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc > Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... (Quản trị: Tunguska) > Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 10:53:17 am » | ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI(LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Trỗi, sinh năm 1940, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 17 tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ biệt động thành phố Sài Gòn, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Trỗi là công nhân thợ điện Sài Gòn. Sống giữa xã hội bất công thối nát của Mỹ - ngụy, hàng ngày chứng kiến những hành động tội ác của bọn tay sai bán nước và bộ mặt đểu cáng của giặc Mỹ xâm lược, anh nung nấu mối căm thù chúng. Nguyễn Văn Trỗi đã tìm đến cách mạng và được giáo dục giác ngộ. Sau đó anh tình nguyện gia nhập đội biệt động 65, Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Là một thanh niên giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, một chiến sĩ vũ trang gan dạ, Nguyễn Văn Trỗi luôn hăng hái thực hiện mọi công tác của đội biệt động giao cho, vừa hoạt động, vừa tích cực vận động giác ngộ bạn bè tham gia công tác cách mạng. Tháng 5 năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức giao nhiệm vụ giết tên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Mác-na-ma-ra, một tên trùm tội ác chiến tranh. Đây là trận đánh mang ý nghĩa chính trị rất lớn. Lợi dụng thế hợp pháp là công nhân, vừa đi làm Nguyễn Văn Trỗi vừa nghiên cứu quy luật đi về của tên bộ trưởng chiến tranh Mỹ, suy nghĩ tím cách đánh phù hợp nhất. Theo kế hoạch chỉ đạo của trên, ngày 9 tháng 5 năm 1964, đồng chỉ thực hiện trận đánh bằng cách dùng mìn điểm hỏa bằng điện đặt ở cầu Công Lý, đón tên Mác-na-ma-ra trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anh bị bắt. Địch giam Nguyễn Văn Trỗi ở khám Chí Hòa và mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh. Trong những ngày bị giam cầm Nguyễn Vàn Trỗi đã đấu tranh quyết liệt với địch bâng mọi lý lẽ và ý chí bất khuất, khiến bọn chúng tức tối và kính nể. Khí phách anh hùng của anh đã cổ vũ anh em trong tù tăng thêm nghị lực đấu tranh. Sau 4 tháng giam giữ không làm chuyển được tấm lòng kiên trinh của Nguyên Văn Trỗi, chính quyền Nguyễn Khánh đã kết án tử hình anh. Trong những ngày còn lại của đời mình, Nguyễn Văn Trỗi vẫn lạc quan, tin tưởng và tiếp tục đấu tranh với địch. Ngày 15 tháng 10 năm 1964, chứng đã hèn hạ giết Nguyễn Văn Trỗi. 9 phút cuối cùng ở pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch tội quân bán nước và cướp nước, khẳng định việc làm chính đáng của mình, khẳng định cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Đồng chí dõng dạc hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm.” Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gượng dậy hô: Việt Nam muôn năm! Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi đã làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Trong phiên họp bất thường ngày 17 tháng 10 năm 1964, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định tặng danh hiệu Anh hùng và Huân chương Thành đồng hạng nhất cho liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐỪNG(LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Đừng sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nhập ngũ ngày 5 tháng 9 năm 1959. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 261A (tiểu đoàn ghi rông) đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Đừng đã tham dự hơn 30 trận chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, có tác phong chiến đấu rất mưu trí, linh hoạt, khi tiến công thì mãnh liệt chớp nhoáng, khi bám trụ thì gan góc kiên cường, có ý thức chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh một cách kiên quyết, triệt để, được cấp trên tin cậy, thường giao nhiệm vụ quan trọng đột xuất trong những tình huống đặc biệt, được đồng đội yêu mến. Nguyễn Văn Đừng là tiểu đội trưởng của “tiểu đội gang thép” ở Ấp Bắc. Trong trận đánh vận động ở Thủ Thừa, 1 tiểu đoàn địch lọt vào trận địa của ta. Bộ phận chặn đầu và trinh sát của ta đã nổ súng đánh địch, nhưng chưa có lệnh của cấp trên, Nguyễn Văn Đừng vẫn kiên trì nằm phục, mặc cho địch vào cách 15 mét rồi 10 mét, khi có lệnh mới bất ngờ nổ súng tiêu diệt quân địch. Trận đánh diễn biến gay go, bọn địch triển khai chiếm địa hình có lợi chống trả lại ta rất quyết liệt. Được lệnh, đồng chí đã dũng cảm vác trung liên vượt qua bãi trống dưới làn đạn địch, thọc vào giữa đội hình của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho đợn vị xung phong, đánh bại tiểu đoàn “Cọp đen” nổi tiếng ác ôn. Trong trận đánh địch ở Gò Công, đơn vị bố trí phục kích diệt một toán quân địch. Tình huống diễn biến không như dự kiến. Quân địch hành quân hướng khác, chỉ chạm phải khúc đuôi của trận địa ta. Hai bên nổ súng chiến đấu quyết liệt. Đại bộ phận quân ta vẫn giữ được bí mật trận địa. Đại đội trưởng lệnh cho tiểu đội Nguyễn Văn Đừng bí mật vận động lên, đánh tạt sườn quân địch. Đồng chí vác trung liên dẫn đầu tiểu đội cơ động, bất ngờ đột kích mãnh liệt vào bên sườn trái, hất quân địch vào thế trận của ta. Bị đòn bất ngờ, toàn bộ đội hình quân địch rối loạn trước sức tiến công dồn dập của cả đơn vị. Kết thúc trận đánh, ta diệt 145 tên, thu nhiều súng các loại. Trong trận Ấp Bắc lịch sử, tiểu đội của Nguyễn Văn Đừng nhận nhiệm vụ hướng phòng ngự chủ yếu. Sau khi đã vận động ra tiêu diệt một cánh quân địch đổ bộ, trở về trận địa, đồng chí động viên anh em: “Dù ác liệt thế nào, cũng kiên quyết giữ vững trận địa, tiêu diệt địch đến cùng...”. Bọn địch lại tổ chức những đợt tiến công mới chúng liên tục cho phi pháo và xe M.113 đánh vào trước mặt, rồi cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống sau lưng trận địa ta. Địch 5 lần phối hợp xung phong vào, nhưng đều bị tiểu đội của đồng chí đánh bật ra. Cho đến chiều tối,cả tiểu đội chỉ còn lại 3 người: đồng chí và 2 chiến sĩ nữa. Địch lại tổ chức xe M.113 kết hợp với bộ binh tiến công lên. Đồng chí phân công 2 chiến sĩ tập trung diệt bộ binh, còn đồng chí chuẩn bị lựu đạn đánh xe. Chờ cho chiếc M.113 đi đầu tiến sát tới bờ hào, đồng chí nhảy vọt lên, ném thủ pháo. Chiếc xe đi đầu bốc cháy ngay tại chỗ. Chiếc đi sau vội lủi lại, vừa bắn xối xả vào chỗ đồng chí, vừa tháo lui. Tuy đã bị thương nặng, Nguyễn Văn Đừng vẫn gọi 2 chiến sĩ lại, dặn thêm một lần nữa: Quyết giữ vững trận địa... Đồng chí đã hy sinh ngay trên mép chiến hào, bên xác chiếc M.113 còn đang bốc cháy. Trong chiến tháng Ấp Bâc, riêng tiểu đội đồng chí đã diệt 3 xe M.113, bắn bị thương 1 chiếc khác, cùng đơn vị bắn rơi 5 máy bay lên thẳng, bắn bị thương 9 chiếc, diệt 470 tên địch. Nhân dân Ấp Bắc đã tặng tiểu đội đồng chí danh hiệu “Tiểu đội gang thép!”. Nguyễn Văn Đừng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Đừng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 11:04:15 am » | ANH HÙNG VÕ NHƯ HƯNG(LIỆT SĨ) Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, gia đình lại là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần đã tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, đồng chí mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên... và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí tập kết ra Bắc, đến năm 1960, lại tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc. Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, nhưng Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, đồng chí bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nhưng vẫn nén đau cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa. Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành - một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam, cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét, địch bố phòng rất cẩn mật - đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Vừa bước vào chiến đấu, vì nghe nhầm lệnh, đại bộ phận quân ta đều rút ra, riêng mũi của Võ Như Hưng do nhận lệnh đúng, vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, đồng chí bình tĩnh xử trí, tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận, dù ít người, vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn. Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây; và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc" quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc". Suốt một ngày trời, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương. Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, các đồng chí đã rút ra an toàn. Đi được một đoạn, kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, đồng chí quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy, ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn. Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa ta, Võ Như Hưng cho nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi. Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, đồng chí vẫn kiên trì chịu đựng không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng. Võ Như Hưng là một cán bộ gương mẫu trong chiến đấu củng như trong học tập và công tác; sống thẳng thắn, trung thực, thật thà, hết lòng thương yêu đồng đội, được mọi người mến phục, tin yêu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT KHÁI(LIỆT SĨ) Nguyễn Viết Khái (tức Nguyễn Văn Huôi) sinh năm 1940 dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hương Tây, huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 12 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó trung đội 3, đại đội Quyết Thắng, tiểu đoàn U Minh 2, tỉnh Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1954, Nguyễn Viết Khái làm liên lạc của xã. sau chuyển sang công tác thanh niên, tới năm 1961 chính thức gia nhập du kích, làm ấp đội trưởng, sang năm 1962 được cấp trên giao nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ lực lượng du kích của xã. Suốt quá trình hoạt động, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, bị địch hăm dọa nhiều lần, Nguyễn Viết Khái vẫn luôn luôn vững vàng, trung thành với Đảng, với cách mạng, tích cực xây dựng phong trào, xây dựng cơ sở. Đặc biệt trong chiến đấu, đồng chí rất bình tĩnh, gan dạ, lập nhiều chiến công xuất sắc, đã tham gia trên 50 trận đánh với "nhiều cách đánh linh hoạt, táo bạo, diệt hàng trăm địch, bắn rơi 4 máv bay lên thẳng, là một trong số những dũng sĩ diệt Mỹ đầu tiên tham gia đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của địch ở vùng này. Năm 1962, bọn địch ở chi khu Bình Hưng tập trung 600 quân, chia làm 3 cánh, càn vào vùng giải phóng Tân Hưng Tây, định bất ngờ đánh úp cơ quan chỉ huy xã, diệt lực lượng du kích, cướp của cải của nhân dân rồi lùa dân vào ấp chiến lược. Trước tình thế bất ngờ đó, Nguyễn Viết Khái đã chỉ huy một tổ chiến đấu chặn đánh ghìm chân địch suốt từ nửa đêm hôm trước đến hết ngày hôm sau, bảo vệ cho cán bộ rút ra ngoài an toàn, vì bị thiệt hại nặng, địch đã buộc phải rút quân bỏ dở cuộc càn. Ngày 20 tháng 12 năm 1962, địch dùng 40 máy bay các loại bất ngờ đổ quân xuống nhiều địa điểm hòng bao vây, tiêu diệt lực lượng du kích. Đồng chí dẫn đầu một tổ chiến đấu luồn lách khắp nơi, tìm cách đánh địch. Trong lúc đang thi hành nhiệm vụ, vì bị địch phát hiện tổ chiến đấu Nguyễn Viết Khái sa vào vòng vây của chúng. Lực lượng quá chênh lệch (1 đánh với 100), song các đồng chí cơ động chiến đấu rất linh hoạt, địch không làm gì được, càng đánh kéo dài, địch càng bị tiêu hao lực lượng, cả 5 lần địch tổ chức xung phong đều thất bại, chúng phải lủi ra xa, gọi máy bay đến ném bom và xin chi viện thêm quân. Sau 1 giờ bắn phá và ném bom dũ dội, một đoàn máy bay lên thẳng ào tới, đổ quân. Bằng 8 phát đạn tiểu liên, đồng chí đã bắn trúng 4 chiếc, 2 chiếc bốc cháy tại chỗ, 2 chiếc kia cố bay ra tới kênh 5 và khu vực Ông Xe thì rơi nốt. Hơn 60 tên địch trong 4 chiếc máy bay đều tan xác. Số máy bay lên thẳng còn lại hốt hoảng bay lên cao rồi cút thẳng. Sau chiến thắng này, đồng chí được quân khu cử đi học, rồi về phụ trách trung đội phó ở đại đội Quyết Thắng bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau. Trong lần tiến công đồn Văn Cái Tây (tháng 10 năm 1963) giữa lúc trận đánh đang gay go thì trung đội trưởng hy sinh. Đồng chí đang phụ trách lực lượng dự bị ở bên ngoài, nghe tin đó, liền vào tiếp tục chỉ huy trung đội chiến đấu và dẫn đầu đội hình đơn vị xung phong vào trung tâm đồn địch. Trận đánh sắp kết thúc thì đồng chí bị trúng đạn và đã anh dũng hy sinh. Nguyễn Viết Khái là một cán bộ gương mẫu về mọi mặt, chiến đấu anh dũng, có hiệu suất cao, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, thật thà, được cấp trên tin cậy, đồng đội và nhân dân quý mến, tin yêu. Đồng chí đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của tỉnh và quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Viết Khái được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 11:07:18 am » | ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TƯ(LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Tư (tức Thành Ngọc) sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tham gia du kích từ tháng 1 năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó du kích của xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí đã tham gia chiến đấu chống càn, bao vây quấy rối đồn bốt địch hơn 200 trận (riêng năm 1963 đánh 64 trận), diệt 46 tên địch, bắn bị thương 113 tên, bát sống 1 ác ôn, phá 3 xe quân sự, thu và phá hủy nhiều súng, đạn, máy thông tin. Là chiến sĩ.du kích hoạt động trong vùng địch tạm chiếm, xung quanh nhan nhản những đồn bốt địch, lực lượng vủ trang của ta ít, súng đạn thiếu Nguyễn Văn Tư đã dũng cảm, mưu trí, phát huy cách đánh độc lập, nhỏ lẻ. Với vũ khí thô sơ, chủ yếu là chông, mìn, bẫy, lựu đạn... lúc thì bí mật phục bắt, diệt những tên lính, ác ôn đi lẻ, lúc thì bố trí bãi chông mìn chặn địch càn vào xã, nhiều lần đồng chí đã bò vào bốt địch quấy rối, bắn trả tiêu hao dần lực lượng chúng, đặc biệt đã sáng tạo ra cách đánh bằng ong vò vẽ. Tháng 8 năm 1962, do nắm được những toán địch thường hay đi lẻ vào xóm dọa nạt, cướp bóc tài sản của đồng bào, Nguyễn Văn Tư chỉ huy một tổ du kích bí mật vào nằm phục sát đồn địch, đợi lúc lực lượng địch rời khỏi đồn, liền tranh thủ cơ hội thuận tiện xông vào diệt tên đồn trưởng, thu vũ khí rồi trở về an toàn. Tháng 6 năm 1963, lần đầu có lựu đạn, Nguyễn Văn Tư nghĩ ra cách đánh rất sáng tạo và mưu trí: gài lựu đạn ở dưới, đặt mìn giả lên trên, rồi làm như sơ ý rải dây chưa thật kín để nhử địch. Sáng hôm sau, địch đi tuần tra phát hiện ra dấu vết, liền đào gỡ mìn để mang về lĩnh thưởng, nhưng khi kéo quả mìn giả lên, lựu đạn ở dưới nổ tung 1 tên địch chết ngay tại trận và 3 tên khác bị thương nặng... Hoạt động ở hậu địch, vũ khí của du kích thường rất hiếm, nhất là lựu đạn, đồng chí tổ chức chỉ huy anh em bò vào đồn bốt địch tháo gỡ lựu đạn chúng gài ở hàng rào về, dùng lựu đạn của địch giết địch. Đồng chí còn nghĩ ra cách dùng ong vò vẽ để đánh địch. Lần đầu chưa có kinh nghiệm, Nguyễn Văn Tư bị ong đốt sưng cả mặt, nhưng thấy cách đánh có hiệu quả, đồng chí đã kiên trì vừa làm vừa rút kinh nghiệm cải tiến cách bố trí xen kẽ chông mìn, cạm bẫy với hệ thống các tổ ong để tiếp tục đánh địch. Sau 30 trận sử dụng ong vò vẽ, tính ra đồng chí đã diệt và làm bị thương hơn 50 tên địch khiến chúng hoang mang lo sợ, không còn dám ngông nghênh ra ngoài bốt đi càn và cướp như trước nứa. Ngoài nhiệm vụ chỉ huy và trực tiếp chiến đấu, Nguyễn Văn Tư còn tích cực tuyên truyền vận động bà con đấu tranh, nổi dậy phá ấp chiến lược trở về làng, và tham gia chế tạo vú khí, vót chông, làm bẫy, rào làng chiến đấu để ngăn chặn địch. Trong trận chiến đấu ngày 26 tháng 10 năm 1964, không may Nguyễn Văn Tư bị địch bắn gãy một chân và bị chúng bắt. Mặc dù bị tra tấn rất dã man, đồng chí vẫn nêu cao tinh thần kiên cường, bất khuất, không để lộ bí mật, dũng cảm bảo vệ đồng bào, đổng chí đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn Văn Tư đã luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, học tập và lao động sản xuất, chú ý xây dựng và phát triển đội du kích vửng mạnh toàn diện, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục. Hai năm liền (1963-1964) đồng chỉ ìà Chiến sĩ thi đua của Quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Tư được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG MAI THANH THẾ(LIỆT SĨ) Mai Thanh Thế (tức Hồng Kiên), sinh năm 1941 dãn tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị , tỉnh Sóc Trăng, nhập ngũ tháng 6 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ đặc công của huyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống yêu nước (bố, mẹ, anh, em đều tham gia công tác kháng chiến) được gia đình giáo dục và cán bộ dìu dắt, Mai Thanh Thế sớm giác ngộ, tham gia công tác cách mạng từ nhỏ, là một cậu bé liên lạc gan dạ, có nhiều mưu mẹo, sáng kiến. Từ ngày nhập ngũ Mai Thanh Thế luôn luôn tỏ ra là một chiến sĩ có tinh thần dũng cảm ngoan cường, thường xung phong đi đầu trong những lúc khó khăn, nguy hiểm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sâc mọi nhiệm vụ. Bị thương nhiều lần, đồng chí vẫn không rời trận địa, khi bị thương cụt cả hai tay, vẫn tiếp tục động viên, cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt quân thù. Trong trận quấy rối đồn Cầu Trâu năm 1961, lúc rút ra, 1 chiến sĩ trong tổ bỏ quên chiếc mã tấu trong hàng rào, Mai Thanh Thế xin ban chỉ huy cho quay lại lấy. Đồng chí nói: “Đất nước ta còn nghèo, trang bị của quân đội ta còn rất thiếu thốn, vũ khí của Đảng, của nhân dân giao cho, mình bỏ lại là có khuyết điểm lớn, gây thành tác phong xấu trong đơn vị”. Đồng chí bò vào, lấy bằng được, mặc dù lúc đó đạn địch trong đồn đang bắn ra rất dữ. Tháng 8 năm 1962, trong một trận đánh đồn, khi hết cả thủ pháo, lựu đạn để mở cửa, Mai Thanh Thế đã kiên quyết dùng mã tấu xông lên chặt hàng rào, dưới hỏa lực dày đặc của địch, mở đường cho bộ đội xung phong. Đồn Văn Tiến là nơi địch bố phòng kiên cố, ngoài 4 lớp rào kẽm gai, xen lẫn với mìn, chúng còn đào mương, thả chó, và thắp đèn điện sáng rực suốt đêm. Đồng chí vẫn quyết tâm tìm mọi cách lọt vào điều tra nẳm vững tình hình địch và địa hình, rồi dẫn đường đưa đơn vị vào đánh nhanh, diệt gọn. Ngày 28 tháng 7 năm 1962, đơn vị đi đánh đồn Cầu Trâu (một đồn khét tiếng gian ác đã gây nhiều nợ máu ở vùng này), tổ đồng chí được giao đảm nhiệm múi chủ yếu. Mai Thanh Thế đã thề dưới cờ Đảng: “Quyết diệt sạch lũ giặc trong đồn, trả thù cho đồng bào, đồng chí, dù có phải hy sinh cũng quyết hoàn thành nhiệm vụ...” Trận đánh rất ác liệt, gặp khó khăn ngay từ đầu. Vừa vượt qua cửa mở, đồng chí đã bị thương, vào ngực. Khi xung phong, tay trái lại bị mảnh lựu đạn phạt gãy. Không do dự, Mai Thanh Thế nhờ bạn cắt hẳn cho khỏi vướng, băng tạm rồi dẫn tổ mũi nhọn của mình tiếp tục xông lên. Địch vẫn điên cuồng chống cự. Một quả lựu đạn nữa nổ gần, văng mảnh vào trán và cắt gãy nốt cánh tay phải của đồng chí. Ban chỉ huy cho ngay 2 chiến sĩ cáng đồng chí ra ngoài, song đồng chí nhất định không nghe: - Nhiệm vụ của tổ tôi chưa hoàn thành, nhất định tôi không rời trận địa, xin cứ cho tôi ở đây với anh em!... Và đồng chí tiếp tục vừa quan sát địch, vừa động viên đồng đội chiến đấu tới phút cuối cùng... Mai Thanh Thế đã nêu cao tấm gương hy sinh dũng cảm, sống oanh liệt, chết vẻ vang, giữ vững quyết tâm chiến đấu đến cùng, ơ đồng chí, luôn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết lập công tập thể và tình thương yêu đồng đội sâu sắc, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Mai Thanh Thế được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 11:11:49 am » | ANH HÙNG TRỪ VĂN THỐ(LIỆT SĨ) Trừ Văn Thố sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xâ Thanh Hòa, quận Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, vào du kích tháng 10 năm 1961, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ trinh sát đặc công, đơn vị Q.272.(sau này là trung đoàn 2 - sư đoàn 9). Thời gian ở du kích cũng như khi chuyển sang đơn vị chủ lực, dù nhận bất cứ nhiệm vụ gì Trừ Văn Thố luôn luôn tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, có quyết tâm cao trong học tập, bình tĩnh, vững vàng trong mọi tình huống ác liệt, khó khăn, đã lấv thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa điểm địch, tạo điều kiện cho toàn đơn vị xung phong giành thắng lợi hoàn toàn cho trận đánh. Năm 1961, trong một trận đánh địch càn vào xã, đồng chí bị thương ở ngực, vẫn bám trận địa chiến đấu, cổ vũ đồng đội kiên cường chặn địch, buộc chúng phải lui quân. Năm 1962 đơn vị Trừ Văn Thố hoạt động ở chiến khu Đ gian khổ, bị địch truy quét thường xuyên, ác liệt, đồng chí vẫn vững vàng bám trụ, nắm tình hình địch chính xác, kịp thời giúp cấp trên tổ chức nhiều trận đánh thắng lợi. Tháng 4 năm 1963, đồng chí được cử đi học trinh sát, rồi về bổ sung vào đơn vị đặc công Q.272. Trong trận đánh bốt Cây Trường (ngày 18 tháng 10 năm 1963), đồng chí đã lập chiến công xuất sắc. Cây Trường là một vị trí án ngữ đường số 13 và khu tam giác Dinh Điền - Cẩm Xe - Văn Hữu. Đó cũng là nơi tập kết để bọn biệt kích, ác ôn xuất phát đi đánh phá chiến khu Long Xuyên, vì vậy, bọn địch bố trí phòng thủ bảo vệ rất chặt chẽ. Hàng tháng ròng, Trừ Văn Thố len lỏi vào vị trí nắm địch tình, giúp trên hạ quyết tâm chiến đấu chính xác. Ngày nổ súng, đồng chí được giao nhiệm vụ cùng tổ đánh khu cố thủ (trên lô cốt cố thủ còn có pháo đài cao 7 mét) ở hướng chủ yếu. Do giữ được bí mật bất ngờ, nên ngay loạt tiếng nổ đầu tiên, quân ta đã đánh sập luôn lô cốt B, C mở xong hàng rào tiền duyên và bắn vỡ pháo đài. Nhưng từ lô cốt A (khu cố thủ), hỏa lực địch vấn quét mạnh cản đường. Nhiều chiến sĩ ở hướng chủ yếu, trong đó có hai tổ viên của tổ đồng chí đã bị thương và hy sinh. Căm thù sôi sục nhưng vẫn hết sức bình tĩnh Trừ Văn Thố quan sát đường tiến rồi ôm bộc phá trườn lên. Một loạt trung liên từ lỗ châu mai bắn ra, đạn xuyên qua đùi, làm đồng chí tê dại cả một bên chân. Đồng chí nghiến răng chịu đau, lê lên đặt bộc phá áp sát vào lô cốt. Một cột lửa bùng lên, tiếp theo một tiếng nổ dậy đất. Lô cốt địch lặng đi vài giây rồi hỏa lực từ lỗ châu mai lại tiếp tục phụt ra. Trừ Văn Thố rút 2 trái thủ pháo ném tiếp vào lỗ châu mai địch, nhưng hỏa điểm vẫn chưa bị dập tắt. Đội hình tiến quân của ta ùn lại, đồng đội tiếp tục bị thương vong. “Bằng giá nào cũng phải diệt được lô cốt địch, mở đường cho xung kích tiến lên”. Chăm chú nhìn lô cốt địch, mắt nảy lửa hờn căm, chợt nhớ đến gương Phan Đình Giót, đồng chí thấy lúc này chính là lúc phải hy sinh dũng cảm, hành động như người anh hùng Điện Biên Phủ năm xưa. Trừ Văn Thố nén đau, ráng sức toài dần lên, rồi bất ngờ bật dậy, lao người vảo lỗ châu mai, dùng thân mình bịt kín họng súng liên thanh của địch, tạo thời cơ cho đồng đội ào ạt xung phong. Gương hy sinh dũng cảm, xả thân vì nhiệm vụ của Trừ Văn Thố đã góp phần cống hiến xuất sắc cho trận đánh thắng lợi. Khi còn sống, Trừ Văn Thố là một chiến sĩ hiền lành, chất phác, sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, được mọi người tin cậy, mến yêu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Trừ Văn Thố được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG NGÔ MINH TRỊ(LIỆT SĨ) Ngô Minh Trị (tức Ba Bảy) sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Tuyền, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé nhập ngũ năm 1957. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội phó đơn vị đặc công 60, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Gia đình đồng chí rất nghèo, vừa làm ruộng thuê, vừa đi làm ở sở cạo mủ cao su để sinh sống. Sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Minh Trị được nuôi dưỡng và lớn lên trong vùng căn cứ kháng chiến cũ của ta, do đó sớm có lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc. Năm 1954, sau ngày ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ Ngô Minh Trị làm công tác ở Đoàn thanh niên xã, rồi được giới thiệu vào lực lượng vũ trang huyện, năm 1957, được chọn vào đơn vị đặc công 60. Đồng chí đã tham gia nhiều trận đánh lớn, lập công xuất sắc. Năm 1957, trong trận đánh tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch khi chúng định phá rừng, mở đường quân sự ở Sông Bé - Mã Đà, Ngô Minh Trị tỏ ra rất dũng cảm, gan dạ, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ khó khăn, thực hiện bằng được nhiệm vụ. Trong trận tập kích đồn Minh Thạnh - Bình Long, đồng chí đã góp phần diệt và làm tan rã hơn 2 đại đội địch. Trong trận đánh quận lỵ Dầu Tiếng (tháng 8 năm 1958) Ngô Minh Trị là tổ trưởng tổ thọc sâu đánh vào khu vực sở chỉ huy của địch, đã cùng với anh em hoàn thành xuất sâc nhiệm vụ, góp phần cùng đơn vị diệt và làm tan rã 5 đại đội địch, thu trên 200 súng các loại... Trong trận đánh vào cứ điểm sư đoàn 21 ngụy ở Tua Hai (Tây Ninh) ngày 5 tháng 1 năm 1960, Ngô Minh Trị được chọn vào tổ mũi nhọn, đánh thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn địch, phát tiếng nổ đầu tiên làm hiệu lệnh cho toàn đơn vị tiến công. Giữa lúc các mũi, hướng còn đang luồn sâu cách bờ thành khoảng 200 mét, địch “đánh hơi” thấy. Chúng liền thổi kèn báo động tất cả 5 tiểu đoàn, đồng thời điều một đoàn xe chở một trung đoàn từ Tây Ninh xuống ứng cứu. Nhận được lệnh cấp trên cho nổ súng chiến đấu, tổ của đồng chí (lúc này đã vượt qua hàng rào, vào trong bờ thành và qua một con mương sâu 1,5 mét, rộng 3 mét) lập tức xung phong, sở chỉ huy sư đoàn 21 ngụy chỉ còn cách 400 mét, nhưng trước mặt là 2 tiểu đoàn địch đang bố trí dày đặc. Phát hiện quân ta, chúng bắn chặn mãnh liệt. Tổ có 3 người, thì 1 đã hy sinh, 2 người còn lại đều đã bị thương cả. Bằng bất cứ giá nào cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, nghĩ vậy Ngô Minh Trị nén đau đớn, ôm trái phá tiếp tục trườn lên. Địch thấy có một mình Ngô Minh Trị liền xô lại định bắt sống. Ngô Minh Trị miệng hô xung phong, tay chuẩn bị rút kíp nổ, xông thẳng vào giữa đội hình địch. Chúng hốt hoảng sợ chết vội tản rộng ra xung quanh. Lợi dụng khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, đồng chí vọt thẳng vào khu sở chỉ huy địch, tung trái nổ, phát lệnh cho toàn trận đánh. Hai con chó béc-giê nhảy lại cào cấu, Ngô Minh Trị ném lựu đạn hơi đánh cho chó giạt ra, rồi lại xông lên, ném tiếp trái nổ thứ hai. Trong khói đạn mịt mù, đồng chí xông xáo chiến đấu hết sức dũng cảm, đoạt súng giặc giết giặc, cho tới khi bị thương lần thứ ba, thủng bụng Ngô Minh Trị vẫn không rời tay súng. Ngô Minh Trị hy sinh, nhưng đã góp phần tích cực để trận đánh tháng lợi giòn giã. Quân ta đã diệt 800 tên địch, bắn bị thương 700, bắt sống 500, thu 1.540 súng các loại. Trận đánh gây chấn động rất mạnh trong quân ngụy, làm cho cả hệ thống đồn bốt địch ở Y.1 và Y.4 phải rút chạy, vùng giải phóng của ta được mở rộng thêm... Ngô Minh Trị là một chiến sĩ sống trung thực, giản dị, chan hòa cùng đồng đội, luôn luôn được mọi người tin cậy thương yêu. Khi đồng chí hy sinh, cả đơn vị đều xót xa, thương tiếc. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Ngô Minh Trị được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 02:05:19 pm » | ANH HÙNG HỒ VĂN BÉ Hồ Văn Bé (tức Hồng Hải) sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ ngày 6 tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng công binh đặc công của huyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, cha mẹ Hồ Văn Bé đều tham gia hoạt động cách mạng. Bố làm xã đội trưởng nhiều năm, năm 1949 bị giặc Pháp bắt giam 44 tháng liền, sau ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lại bị Mỹ - Diệm cầm tù 18 tháng nữa, mẹ làm giao liên, cũng bị địch bắt vào tù, tra tấn cho đến chết. Mang truyền thống gia đình cách mạng, lại được cán bộ giúp đỡ, Hồ Văn Bé đã sóm tham gia công tác, làm liên lạc., rải truyền đơn, canh gác bảo vệ cho cán bộ; lớn lên trở thành đội viên du kích rồi gia nhập bộ đội. Đồng chí đã tham gia 57 trận, đánh đổ 2 cầu sắt, phá sập và hỏng 9 cầu xi măng, phá hủv 5 xe, diệt 29 tên địch, trong đó có 8 sĩ quan Mỹ, 1 trung tá tỉnh trưởng Mỹ Tho, tỉnh đoàn phó bảo an và 6 sĩ quan khác, làm bị thương 19 tên. Trong chiến đấu, đồng chí đã tỏ ra rất dũng cảm. Khi đánh tập kích thường đi đầu tổ mũi nhọn; khi phá cầu, đánh xe dù địch canh phòng cẩn mật đến đâu, đồng chí cũng kiên quyết tìm cách lọt vào được, đánh xong còn bĩnh tĩnh ở lại xem xét kết quả để rút kinh nghiệm. Trong trận Trung Hà - Chợ Gạo (1962), trung đội của đồng chí bị 700 quân lính thủv đánh bộ bao vây. Đồng chí tự nguyện xin cho tiểu đội của mình ở ỉại chiến đấu kìm chân địch, yểm hộ cho 2 tiểu đội bạn rút trước. Địch tiến công nhiều lần, nhưng đều bị đánh bật trở ra, Trời tối dần, chúng buộc phải co cụm lại, song tiểu đội đồng chí cũng thương vong gần hết, chỉ còn lại Hồ Văn Bé và một chiến sĩ nữa đã bị thương. Dù rất mệt và đói đồng chí cố gắng cõng bạn vượt vòng vây, đưa về gửi một gia đình cơ sở nhờ chăm sóc, rồi dẫn anh em du kích trở lại tìm kiếm rất cẩn thận, không để sót một tử sĩ nào trên trận địa. Trong trận đánh cầu Trịnh Hà, tháng 11 năm 1963. Hồ Văn Bé vào ra 6 đêm liền để nghiên cứu cách đánh. Cách cầu 120 mét có một cơ quan tham mưu Mỹ và 1 tiểu đoàn ngụv đóng. Chúng tuần tra, canh gác suốt đêm, bố trí hỏa lực dày đặc xung quanh để bảo vệ cầu. Xét thấy đánh đêm không ổn, đổng chí quyết định đánh ban ngày. Lợi dụng lúc địch sơ hở giữa hai phiên đổi gác, Hồ Văn Bé đã táo bạo cải trang, đưa mìn vào đặt và đánh sập cầu. Cuối tháng 3 năm 1964, chấp hành chỉ thị của cấp trên phải tìm mọi cách diệt bằng được bọn chỉ huy tiểu khu đầu sỏ của địch. Hồ Văn Bé đã theo dõi, điều tra nhiều lần dọc lộ Hòa Tịnh cho tới khi nắm được quy luật của bọn sĩ quan Mỹ, ngụy qua lại lộ này. Ngày 8 tháng 4 năm 1964, Hồ Văn Bé cải trang thành người bắt ếch trà trộn với dân đi làm đồng, chuẩn bị đánh địch. Bỏ qua những xe to chở lính và trang bị, đồng chí kiên trì chờ tới 4 giờ chiều nhằm đúng lúc 2 chiếc xe con (thường chở bọn sĩ quan cao cấp) chạy tới, đồng chí mới nổ mìn, chiếc đi đầu bị đứt làm đôi; 2 tên cố vấn Mỷ, 3 tên sĩ quan ngụy và tên phiên dịch tan xác; chiếc đi sau bị hất quay ngang rồi lao đầu xuống ruộng, thêm 3 tên nữa bỏ mạng. Ngày 24 tháng 4 năm 1964, biết tin tên trung tá tỉnh trưởng Trần Hoàng Quân sẽ qua lộ Phú Kiết, Hồ Văn Bé liền đặt mìn mai phục. Bỏ qua các xe cảnh sát, xe chở lính bảo vệ, đồng chí chờ khi chiếc xe con xuất hiện đúng vị trí đặt mìn mới điểm hỏa. Trái mìn nổ đã hất tung chiếc xe con xuống rạch: cả 2 tên tỉnh trưởng vả phó tỉnh trưởng cùng với 2 cố vấn Mỹ cao cấp, cả tên quận trưởng với tên lính bảo vệ đi cùng đều chết ngay tại chỗ. Hồ Văn Bé luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, chấp hành nghiêm mọi chì thị, mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết, thương yêu, tận tình giúp đỡ đồng đội, nhất là trong những lúc nguy hiểm khó khăn, được anh em tin yêu, mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều lần được cấp trên cấp giấy khen, bằng khen. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Hồ Văn Bé được Uy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG LÊ QUANG CÔNG Lê Quang Công (tức Thanh Long) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ ngày 8 tháng 7 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng đại đội 2 bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước khi vào quân đội, Lê Quang Công là du kích của xã, đã tham gia một số trận đánh, diệt 2 cảnh sát, 18 lần phá thế kìm kẹp của địch, bắt và cảnh cáo 40 tề ngụy, nhiều lần chiến đấu bảo vệ cán bộ qua lộ an toàn. Gần 5 năm ở quân đội, đồng chí đã dự 62 trận đánh (không kể các trận nhỏ, lẻ), tự tay diệt 26 tên địch (trong đó có 1 cố vấn Mỹ), làm bị thương 35 tên, bắt sống 12 tên, thu 27 súng, 60 lựu đạn, góp phần cùng đơn vị bán rơi 1 máy bay, bân bị thương 5 chiếc khác và bắn cháy 2 xe lội nước. Lê Quang Công là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần kiên quyết xung phong, liên tục tiến công quân địch, khi bố trí chặn địch thì ngoan cường, dũng cảm giữ vững trận địa, tìm thế phản công, phát hiện địch sơ hở là nắm thời cơ nhanh chóng phản xung phong tiêu diệt địch, giành thẳng lợi. Tháng 11 năm 1963, nắm thời cơ địch vừa đảo chính lật đổ nhau, còn đang hoang mang, đơn vị đồng chí phối hợp với đơn vị bạn đánh địch suốt 6 ngày đêm liền, diệt 10 đồn bốt ở địa phương, phá 6 ấp chiến lược. Sau đợt này, đồng chí lại đưa đơn vị xuống hoạt động ở vùng Chợ Gạo, chiến đấu liên tục 33 ngày đêm nữa. Trong trận đánh đồn Tân Thành, đội xung kích một gặp khó khăn không lên được, đồng chí lúc đó đang ở phía sau, nhận được lệnh lên chỉ huy, đã kiên quyết tổ chức xung phong, dẫn đầu đơn vị xông vào cứ điểm, tiêu diệt gọn đồn địch. Trong trận này, đồng chí bị tới 13 vết thương trên lưng, nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị cho tới khi hoàn thành được nhiệm vụ. Trong trận tập kích bốt Cầu Cả Quới, nhằm mở rộng thắng lợi của đợt hoạt động, đồng chí được phân công chỉ huy tổ xung kích, đánh trong điều kiện ta chưa trinh sát nắm địch. Vừa vào tới hàng rào thứ hai thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội, Ngô Quang Công xử trí rất nhanh, bật dậy ném liền 2 quả lựu đạn vào lô cốt đầu cầu, rồi chỉ huy tổ xông lên đánh chiếm, sau đó phát triển thẳng vào trung tâm. Do bị đánh nhanh, mạnh, địch không kịp đối phó nên trận đánh đã dứt điểm nhanh, gọn. Trong trận chống càn Mỹ Tịnh An (tháng 7 năm 1963), địch dùng 2 máy bay tiêm kích, 1 máy bay lên thẳng vủ trang, 3 xe bọc thép và 15 xe lội nước bẳn phá dử dội vào trận địa ta, rồi 3 tiểu đoàn bộ binh dàn hàng ngang tiến vào. Ngô Quang Công đã bình tĩnh chỉ huy phân đội, phối hợp với đơn vị bạn chiến đấu, ngăn chặn địch rất quyết liệt. Sau 2 giờ, địch bị đánh bật trở ra, phải củng cố và gọi máy bay đến oanh tạc, sau đó 9 máy bay lên thẳng tới đổ thêm 1 tiểu đoàn, mở tiếp 2 đợt tiến công nửa. Ngô Quang Công vẫn bình tĩnh quan sát và chỉ huy phân đội chiến đấu, bắn rơi thêm 1 máy bay địch, giữ vững trận địa. Đến tối, được lệnh rút, đồng chí đã tổ chức chỉ huy đơn vị vừa đánh địch, vừa đưa toàn bộ thương binh, tử sĩ ra ngoài. Tính chung ngày hôm đó, đơn vị đồng chí đã đánh lui 4 đợt xung phong của 4 tiểu đoàn địch, diệt 50 tên, bắn rơi 1 máy bay. Trong trận chống càn Qướn Long ngày 20 tháng 7 năm 1963, địch huy động 8 tiểu đoàn, 27 tàu chiến, 42 xe lội nước, 23 máy bay, 8 khẩu pháo 105 và 155 mi-li-mét, ồ ạt bắn phá và tổ chức liên tiếp 4 đợt xung phong hòng áp đảo quân ta. Ròng rã suốt 1 ngày, chúng không sao đánh chiếm được Qướn Long. Đơn vị Lê Quang Công đã giữ vững trận địa đến tối và rút ra ngoài an toàn theo mệnh lệnh. Trong trận này, địch chết và bị thương 380 tên (có một số Mỹ), mất 1 máy bay HU.1-A và 1 xe lội nước. Lê Quang Công luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, ngoài nhiệm vụ chiến đấu, đồng chí còn chú ý xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đồng chí đã được thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 2 giấy khen, bằng khen và được bầu là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Lê Quang Công được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 02:09:21 pm » | ANH HÙNG TRẦN DƯỠNG Trần Dưỡng (tức Trần Phát), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 12 tháng 9 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ trinh sát đơn vị V.10 của tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình cách mạng, mẹ bị giặc Pháp bắn chết, cha là cán bộ xã, bị Mỹ - Diệm bắt và thủ tiêu trong vụ Vĩnh Trinh năm 1955, Trần Dưỡng ôm mối thù sâu với bọn đế quốc và bè lũ tay sai, đến năm 18 tuổi, đồng chí rủ 4 thanh niên cùng chí hướng đi tìm cách mạng. Nhập ngũ chưa đầy 5 năm, đồng chí đã đánh 29 trận, giết và làm bị thương 59 tên địch, bắt sống 26 tên, thu 19 súng các loại. Là một chiến sĩ trinh sát, Trần Dưỡng luôn luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, lúc chuẩn bị chiến trường bao giờ cũng tìm mọi cách điều tra nắm chắc tình hình địch và địa hình phục vụ đắc lực cho các trận đánh. Khi chiến đấu, đồng chí thường phụ trách tổ dao nhọn thọc sâu của đơn vị. Trường hợp hãn hữu bị địch vây, đồng chí dũng cảm đánh gần, đánh thọc sườn quân địch, mở đường máu phá vây. Trong trận đanh vào trụ sở bảo an, nơi ngụy quyền Sài Gòn tổ chức cuộc bầu cử tổng thống của chúng năm 1961. Mặc dù kẻ địch đã tổ chức canh phòng cẩn mật, Trần Dưỡng vẫn chỉ huy một tổ bí mật, táo bạo, ém vào phục trong một cái tủ lớn ở phòng họp. Khi chúng khởi sự, bất ngờ tổ đồng chí đạp tung cánh tủ lao ra chiến đấu, diệt nhiều địch, phá vỡ cuộc bầu cử. Đồng bào có mặt hôm đó rất phấn khởi và khâm phục. Tháng 6 năm 1962, trên đường đi lấy gạo, đơn vị sa vào ổ phục kích của 1 đại đội bảo an và 3 trung đội thuộc tổng đoàn biệt kích ngụy. Tổ đồng chí đi trước, ngav phút đầu, đã hành động nhanh chóng chuyển từ bị động sang tiến công, diệt gọn ổ trung liên địch, rồi dùng luôn súng đó bắn vào giữa đội hình địch bảo vệ cho toàn đơn vị ở phía sau. Phát hiện thấy địch cơ động một bộ phận lực lượng, có đại liên yểm hộ, địch đánh tạt sườn, hòng ép ta ra bờ sông, Trần Dưỡng liền dẫn tổ xông thẳng tới, diệt ổ đại liên, chặn đứng mũi tiến quân của địch, rồi tự nguyện chỉ huy tổ ở lại chặn địch, yểm hộ cho toàn đơn vị rút. Thoát khỏi trận địa phục kích của địch, vừa lui tới đầu cầu, đơn vị lại sa vào ổ phục kích khác của 1 trung đội bảo an. Trần Dưỡng liền nhanh chóng dẫn tổ của mình vận động ra phía sau địch, nổ súng xung phong. Địch không dám đánh, vội vàng bỏ chạy. Đường thông, ta có thể rút được an toàn, nhưng ba thương binh còn nằm trong trận địa. Đồng chí lại xin nhận nhiệm vụ cho tổ của mình trở lại đưa anh em ra, vừa chiến đấu diệt thêm một số địch, vừa cõng được ba thương binh về hậu cứ an toàn. Trong trận đánh tổng đoàn Xuân Phú tháng 9 năm 1962, Trần Dưỡng ra vào trinh sát 2 lần. Lần thứ nhất, cải trang thành dân vệ, đi thẳng vào ấp, xem xét công khai. Lần thứ hai, Trần Dưỡng đi trinh sát đêm, luồn qua các hàng rào, vào nắm tình hình tận trong các khu vực địch ở. Đêm thứ ba, đồng chí vừa là người dẫn đường, vừa chỉ huy tổ đảm nhiệm mở hàng rào, đánh sâu tới khu vực trung tâm. Do điều tra nắm vững địch, kế hoạch tác chiến chính xác, tỉ mỉ, nên trận đánh diễn ra rất nhanh, ta diệt gọn toàn bộ quân địch. Tháng 2 năm 1963, Trần Dưỡng chuyển về đội công tác Quế Xuân, hoạt động trong vùng sầu rất gian khổ và căng thẳng, nhưng đã kiên trì công tác, xây dựng được nhiều cơ sở trung kiên, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, diệt trừ ác ôn, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy đấu tranh. Trần Dưỡng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong chiến đấu, Trần Dưỡng rất mưu trí, dũng cảm, có tác phong linh hoạt, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, lấy được nhiều vũ khí, xung phong nhận mọi nhiệm vụ khó, nguy hiểm về mình, với đồng đội thì chí nghĩa, chí tình. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Trần Dưỡng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG HUỲNH VĂN ĐẢNH Huỳnh Văn Đảnh (tức Thanh) sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tham gia cách mạng từ năm 1955 vào du kích tháng 7 năm 1960 nhập ngũ ngày 18 tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên trung đội bộ đội địa phương huyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nghèo, phải đi ở từ năm lên 9 tuổi, lại sống trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù chia cắt, xã hội miền Nam bị bộ máy cai trị của Ngô Đình Diệm đè nén, cho nên đến năm 16 tuổi, được cán bộ tuyên truyền, Huỳnh Văn Đảnh giác ngộ cách mạng, hăng hái tham gia công tác. Lúc đầu, đồng chí nhận nhiệm vụ làm liên lạc, rồi vào du kích xã, sau được cử làm bí thư chi bộ và chính trị viên trung đội bộ đội địa phương huyện, ở cương vị một người du kích, Huỳnh Văn Đảnh dũng cảm, gan dạ và có tài bắn súng trăm phát trăm trúng, nên đã được mệnh danh là "nhà thiện xạ", ở cương vị người chỉ huy, đồng chí tỏ ra mưu trí, linh hoạt, kiên quyết và là một cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm phát động quẩn chúng đấu tranh. Trong thời gian ở du kích xá, đồng chí đã chiến đấu 134 trận, diệt trên 100 tên địch, trong đó có một cố vấn Mỹ, ba sĩ quan ngụy, 1 trưởng đồn và bắn bị thương 1 máy bay lên thẳng. Riêng năm 1963, chỉ với 75 viên đạn, Huỳnh Văn Đảnh đã hạ 78 tên địch. Năm 1962, một tiểu đoàn địch càn vào xã thực hiện âm mưu "xúc dân" lập ấp, chúng tàn phá dã man, đốt đi 90 nóc nhà. Để phá tan âm mưu địch, đồng chí đã cùng chi bộ thống nhất lãnh đạo, phát động quần chúng ngay đêm hôm đó làm lại 90 ngôi nhà khác; đồng thời tổ chức rào làng chiến đấu, phát động toàn dân tham gia đánh giặc, đề phòng địch càn trở lại. Ngảy 13 tháng 6 năm 1963, địch lại càn vào, lực lượng dân quân lúc đó chỉ còn Huỳnh Văn Đảnh và một du kích nữa, đa số anh em đều đi công tác cả, chưa về. Hai người đã bình tĩnh bàn với nhau kiên quyết tổ chức đánh địch. Lợi dụng đường ngang ngõ tắt, hai anh em cơ động lúc chỗ này, lúc chỗ khác, nổ súng diệt 13 tên địch, riêng Huỳnh Văn Đảnh bắn 8 viên diệt 9 tên (có 1 viên xuyên táo 2 tên), khiến địch hoang mang phải rút chạy. Trong trận đánh bốt Tân Trụ, do đã điều tra nắm vững quy luật hoạt động của địch, đồng chí bò vào gài 2 quả mìn ở đầu cầu chợ trước khi ta pháo kích. Quả nhiên lúc súng nổ, bọn địch trong đồn chạy ùa cả ra chiếm địa hình có lợi, tập trung ở đầu cầu chợ khá đông, ta nổ mìn diệt và làm bị thương một số lớn. Chấp hành chủ trương của huyện ủy bức bọn địch phải rút khỏi đồn Triêm Đức, Huỳnh Văn Đảnh đã chỉ huy phân đội du kích kiên trì bao vây, bắn tỉa. Địch tuy bị thiệt hại, mất ăn mất ngủ 20 ngày đêm liền, chúng vẫn không chịu bỏ đồn rút chạy. Quân tiếp viện vào thì được nhưng ra là bị đánh. Chúng tức tốc dùng pháo 105 mi-li-mét bắn không ngớt vào các trận địa bao vây của quân ta. Đồng chí đổi cách đánh, càng ngày càng vây lấn vào sát hàng rào, vừa tránh được pháo, vừa tăng cường uy hiếp địch. Từ khoảng cách 300 mét, Huỳnh Văn Đảnh đã tự tay bắn chết tên lính gác, rồi bắn thêm hai phát nữa lần lượt hạ 2 tên chỉ huy trong bọn ra lấy xác, khiến số còn lại hốt hoảng bỏ chạy, chờ đêm xuống mới dám ra nhặt xác đồng bọn. Bị ta ép mạnh, địch không chịu nổi, cuối cùng phải bỏ đồn, rút. Không còn địch kìm kẹp, đồng bào nổi dậy phá ấp chiến lược, trừng trị bọn tề ngụy ác ôn, thành lập chính quyển cách mạng. Là một cán bộ cơ sở, Huỳnh Văn Đảnh luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, sâu sát nhân dân, tận tụy với phong trào; là cán bộ chỉ huy, đồng chí chú ý xây dựng phân đội tiến bộ về mọi mặt, bản thân gương mẫu, chiến đấu dúng cảm, có kỹ thuật giỏi nhưng rất khiêm tốn, giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Huỳnh Văn Đảnh được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 10:17:14 am » | ANH HÙNG NGUYỄN HỘI Nguyễn Hội (tức Nguyễn Phúc Anh) sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, nhập ngủ năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí ỉà đại đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ đều chết sớm, Nguyễn Hội ở với người chị gái, sau vì nhà nghèo quá, đồng chí phải lang thang đi ở hết nơi ngày đến nơi khác. Trong những ngày cực kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam, Nguyễn Hội luôn luôn thể hiện lòng trung thành với cách mạng, thiết tha với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đó là động lực thúc đẩy đồng chí vượt qua mọi khó. khăn, gian nguy, vào sinh ra tử, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội rồi dại đội, Nguyễn Hội đã tham gia chiến đấu 32 trận, diệt và bắt sống hơn 100 tên địch, thu 41 súng các loại. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn dũng cảm, xôngxáo, nơi nào khó khăn ác liệt nhất đều có mặt, chỉ huy kiên quyết, mưu trí và linh hoạt. Nguyễn Hội thường cùng đi với tổ xung kích mủi nhọn, đánh thọc sâu chia cắt làm rối loạn đội hình địch, tạo điều kiện cho trận đánh dứt điểm nhanh, gọn. Trong trận Bắc Ruộng, tuy bị thương từ ngoài, đồng chí vẫn giữ vững quyết tâm, cùng đồng đội lợi dụng địa hình tiến lên dùng tiểu liên, lựu đạn diệt lô cốt đầu cầu, sau đó, lại tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt đồn chính, rồi chuyển sang đánh quận ly, giải quyết tháng lợi, nhanh, gọn trận đánh và tổ chức đưa gần 5.000 dân ở khu tập trung về căn cứ an toàn. Trong trận Tâm Tân, Nguyễn Hội chỉ huy tổ xung kích đánh chiếm lô cốt đầu cầu, nhưng bờ thành cao, lại gặp chướng ngại vật bất ngờ, anh em không lên được; không chần chừ, chậm trễ, đồng chí lấy thân mình làm thang cho đồng đội nhảy lên qua thành, nhanh chóng tiêu diệt gọn bọn địch trong đồn, rồi chuyển qua đánh nhà tên quận trưởng, giải quyết nhanh trận đánh. Suốt 18 năm chiến đấu liên tục, Nguyễn Hội luôn luôn gương mẫu đi đầu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu và công tác. Đồng chí luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ từng bước chắc chắn, vững vàng, hết lòng thương yêu, giúp đỡ anh em, được mọi người tin yêu, mến phục. Nguyễn Hội đã được tặng 2 bằng khen. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Hội được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG PHẠM VĂN HAI Phạm Văn Hai (tức Lam Sơn) sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 2 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội trưởng đội biệt động 65 nội thành Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha, chú đều bị giặc Pháp bắt tù, 12 tuổi Phạm Văn Hai đã phải bỏ học, vào thành phố làm thuê cho một hãng thủy tinh người Hoa. Thù cha mang nặng, lại nhiều năm sống dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, đồng chí thấy rõ sự bóc lột và đối xử thậm tệ của bọn chủ, nên khi được gần gũi một cán bộ hoạt động bí mật và được tuyên truyền giáo dục, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng và tham gia công tác từ năm 14 tuổi. Đến khi 16 tuổi, Phạm Văn Hai vào quân đội, rồi suốt từ đấy (1947) cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí luôn bám trụ ở quê hương, len lỏi trong lòng địch, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi công tác được giao: trinh sát, chống càn, đưa đón cơ sở ra vào thành phố, cất giấu tài liệu, vũ khí và bảo vệ cán bộ của Đảng, đột nhập vào trung tâm đô thị gây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang chiến đấu và chỉ huy chiến đấu, v.v. Trước mọi khó khăn, đồng chí luôn luôn bình tĩnh, vững vàng, dù nguy hiểm vẫn tìm mọi cách đưa thương binh về hậu cứ an toàn ,biết tận dụng chỗ sơ hở của địch để tiến công và bảo toàn lực lượng khi hoạt động; khi không may sa vào tay giặc, dù bị tra tấn dã man, vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), Phạm Văn Hai đã đánh trên 30 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngày 8 tháng 6 năm 1950, đồng chí được kết nạp vào Đảng. Sau đó, trong một lần hoạt động, không may bị địch bắt, mặc dù bị cực hình đánh đập rất dã man, đồng chí không hề khai báo, dù lúc ấy Phạm Văn Hai đang giữ một hầm vũ khí và tài liệu quan trọng. Không có chứng cớ cụ thể, địch buộc phải thả đồng chí. Trong trận tiêu diệt kho bom Phú Thọ Hòa ngày 1 tháng 6 năm 1954, Phạm Văn Hai cùng tổ trinh sát đặc công từ ngoài vùng căn cứ hành quân bí mật suốt 2 ngày đêm liền, vượt qua 8 con sông, rạch và hàng chục lộ nguy hiểm, vào sát mục tiêu. Bốn lần, đồng chí cùng đồng đội luồn qua 12 lớp kẽm gai, nhiều bãi mìn, chòi gác, trong sự canh giữ cẩn mật của 2 tiểu đoàn địch ở vòng ngoài và 1 đại đội lính Âu Phi (có cả chó béc-giê) ở bên trong, để điều tra nắm vững quy luật tuần tiễu của địch. Các đồng chí đã đếm từng quả bom trong các nhà hầm, khui từng hòm đạn, đo từng bồn xăng, để lên một phương án tác chiến hoàn chỉnh. Phạm Văn Hai giữ cương vị mũi trưởng mũi chủ yếu trong trận tập kích kho bom Phú Thọ Hòa. Do chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ nên trận đánh đã thắng lợi giòn giã. Kho bom nổ suốt 2 ngày đêm liền. 9.345 tấn bom đạn các loại, 10 triệu lít xăng dầu, và cả đại đội lính Âu Phi bị thiêu hủy. Gần 400 tên trong lực lượng ứng cứu bị thương vong nặng. Trận đánh đã gây tiếng vang lớn khắp Sài Gòn - Gia Định. Trong trận tiêu diệt đồn Gò Đen (tháng 7 năm 1954), giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến căng thẳng, địch dồn ra lô cốt 3, điên cuồng chống cự đánh trả ta quyết liệt, đồng chí đã không do dự xông lên, tự tay đánh liền 2 trái đầu đạn, phá tan lô cốt, tạo thời cơ cho toàn trận đánh giành tháng lợi. Trong trận này, đồng chí đã diệt hơn 30 tên địch, thu 11 súng. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1964), đồng chí đã tham gia hơn 30 trận, đồng thời góp công sức lớn vào việc gây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng, phát triển quần chúng, đưa phong trào cách mạng ở địa phương lên cao. Ngay từ năm 1954, Phạm Văn Hai đã xây dựng xong đường dây từ chiến khu vào nội thành, tổ chức hoạt động bên lộ 15 (Chợ Lớn) vạch mặt Ngô Đình Diệm, vận động đồng bào không đi bỏ phiếu. Năm 1956, đồng chí đã tổ chức được cơ sở trong một số nghiệp đoàn, chuần bị chỗ cho cán bộ đi về hoạt động. Năm 1958, Phạm Văn Hai trở về xây dựng lực lượng quanh khu tỉnh ủy đóng để đảm bảo bí mật an toàn cho cơ quan lãnh đạo chỉ huy đầu não. Năm 1959, đồng chí lại xuống các quận diệt ác ôn, phá kìm kẹp, xây dựng lực lượng ở quận Bình Tân - Gò Môn. Đến tháng 2 năm 1962, đồng chí chuyển hẳn sang làm đội trưởng đội biệt động 65 của thành phố. Trong những năm tháng đánh Mỹ, đội biệt động của Phạm Văn Hai đã đánh nhiều trận xuất sắc, như các trận phục kích trên lộ 10, trận đánh vào các đồn Trung An, Tân Thạnh Tây, Tây Nhất, Phú Thọ Hòa, trận đánh Mỹ ở rạp Kinh Đô (ngày 21 tháng 9 năm 1963), trận đánh 73 xe Mỹ và đánh sập kho súng ở Gò Vấp, và trận đánh chìm tàu sân bay Mỹ ngày 2 tháng 5 năm 1964 tại bến Bạch Đằng... Phạm Văn Hai là một cán bộ gương mẫu, tận tụy, dũng cảm trong mọi hoàn cảnh, mọi công tác, luôn luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng lớn mạnh không ngừng; bản thân đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu, mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 súng ngắn, nhiều bằng khen, giấy khen. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Phạm Văn Hai được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dận giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 10:20:29 am » | ANH HÙNG TẠ THỊ KIỀU Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương từ năm 1958, nhập ngũ tháng 11 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là cán bộ ban chỉ huy quân sự huvện Mỏ Cày, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước (cha, anh đều đi hoạt động cách mạng, gỉa đình là cơ sở nuôi cán bộ bí mật), Tạ Thị Kiều sớm được giác ngộ, căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai đàn áp nhân dân, chia cầt đất nước, đổng chí đã tích cực, hăng hái hoạt động và trở thành người cán bộ nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Đồng chí đã tổ chức và tham gia 107 lần đấu tranh chính trị trực diện với địch, chiến đấu 33 trận, diệt 7 tên địch, bắn bị thương 11 tên, bắt sống 13 tên, thu 24 súng các loại. Trong chiến đấu, Tạ Thị Kiều luôn luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy vững vàng, gan dạ và mưu trí. Tháng 1 năm 1960, địch tăng cường củng cố khu trù mật Thành Thới để kìm kẹp nhân dân và đánh phá cơ sở của ta. Được phân công gây dựng phong trào, tổ chức cơ sở, đồng chí đã kiên trì vận động nhân dân và xung phong đi đầu trong các cuộc đấu tranh trực diện với địch, khéo léo làm công tác binh, địch vận, tranh thủ người tốt, phân hóa, cô lập bọn ác ôn ngoan cố, tích cực phát triển lực lượng nòng cốt trong hàng ngủ địch. Qua gần 7 tháng, Tạ Thị Kiều đã tổ chức được 107 cuộc đấu tranh chính trị, phát triển được 3 tổ nòng cốt trong lực lượng cách mạng, vận động được 13 gia đình binh sĩ, tuyên truyền được 4 lính ngụy về với nhân dân, tổ chức được 2 người khác giúp ta hoạt động tốt, gây cho địch một số thiệt hại và hạn chế được tác hại do hành động tội ác của chúng. Để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, Tạ Thị Kiều tổ chức một tiểu đội du kích, thường xuyên hoạt động: rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu, phá rào ấp chiến lược, gài mìn, phá đường, đốt chòi canh, cảnh cáo, diệt ác ôn... khiến bọn địch ngày càng hoang mang, nao núng. Trong trận đánh bốt An Bình, tuy lực lượng ta ít, nhưng do đồng chí đã xây dựng được cơ sở và nắm địch tốt, mưu trí tìm nhiều cách phân tán và đánh lừa địch, nên tạo điều kiện cho đồng đội xung phong lấy gọn bốt, quân ta an toàn và vẫn giữ được thế đấu tranh hợp pháp. Trong trận đánh bốt Kinh Quang, Tạ Thị Kiều đã vạch ra kế hoạch và lại trực tiếp thực hiện, dụ bọn địch ra bờ kênh, tạo cơ hội cho anh em xông vào lấy đồn không tốn một viên đạn. Tháng 10 năm 1961, đồng chí chỉ huy đội du kích phục kích đánh xe địch trên đường Mỏ Cày đi Thom, bắn cháy 1 xe ngay khi địch mới lọt vào trận địa. Lực lượng địch còn đông, ỷ thế mạnh, dùng hỏa lực áp đảo, bắn mạnh vào chỗ du kích ta bố trí, đồng thời bọn lính trên xe đi sau cũng triển khai, đánh trả ta quyết liệt. Xét tình thế bất lợi, đồng chí đã bình tĩnh một mình ở lại cơ động, chiến đấu, chặn địch cho anh em rút hết, sau đó, khi rút còn đưa được cả thương binh ra an toàn. Tạ Thị Kiều luôn luôn gương mẫu, xung phong đi đầu trong mọi công tác, tận tình gắn bó với nhân dân, doàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được quần chúng mến phục, tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 2 năm liền (1963 - 1964) là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Tạ Thị Kiều được Uy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG NGUYỄN KIM Nguyễn Kim (tức Nguyễn Kích), sinh năm 1935 dân lộc Kinh quê ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Trong 4 năm, từ đầụ năm 1960 đến hết năm 1963, Nguyễn Kim đã trực tiếp chiến đấu 20 trận, diệt hơn 70 tên địch, thu 26 súng các loại, đặc biệt đã chi huy một tổ độc lập thọc sâu phá 13 “ấp chiến lược”, giải tán nhiều khu dồn dân của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong các trận đánh, đồng chí đã luôn luôn thể hiện rõ tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, dù trong điều kiện khó khăn, ác liệt thế nào củng kiên quyết tiến công tiêu diệt địch với tác phong chiến đấu rất linh hoạt và xông xáo. Trong trận Hòn Câm, Nguyễn Kim bị thương khi vượt qua cửa mở, nhưng vẫn dùng tiểu liên nằm bắn kiềm chế hỏa điểm địch cho đồng đội xung phong. Khi địch ở dưới hầm ngầm ngoan cố chống cự, Nguyễn Kim đã bò đi gom bộc phá của đồng đội bị thương lại, rồi cố lê đến đánh sập hầm ngầm, góp phần quan trọng cùng đơn vị tiêu diệt gọn đồn địch. Trong trận đánh vào Mỹ Tho, tổ bộc phá của đồng chí có nhiệm vụ mở cửa đột phá ở hướng thứ yếu và đánh vào lô cốt số 2. Do địa hình hạn chế, lúc đầu các đồng chí phải bố trí khá xa, để bộ phận chính tập trung lực lượng được thuận lợi ở hướng chủ yếu. Khi mũi chính đã nổ súng tiến công, đồng chí bật dậy ôm ống bộc phá lao lên, vượt qua một cái dốc cao và một khoảng trống trải dưới hỏa lực địch. Trong khi đó, lô cốt chính chưa bị đánh sập nên địch càng tập trung bắn về phía đồng chí dữ dội. Đang chạy, Nguyễn Kim bỗng thấy chân trái đau nhói, một bàn chông sắt đã cắm sâu vào ống chân làm cho mỗi bước đi càng thêm đau buốt, nhưng với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, đồng chí nghiến răng chịu đựng cố hết sức vượt lên đặt bộc phá, phá tung lớp hàng rào. Tiến vào trong, thấy chiếc bàn chông lủng lẳng ở chân mà không sao rút ra được, đồng chí liền giật phăng cái đế gỗ quẳng đi rồi nén đau, tiếp tục xông lên đánh sập cả lô cốt số 1 và lô cốt số 2, tạo điều kiện cho xung kích ào ạt xông lên tiêu diệt gọn quân địch, làm chủ trận địa. Nguyễn Kim luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, sống kiêm tốn giản dị, đoàn kết thương yêu, tận tình giúp đỡ đồng đội, được mọi người quý mến, tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 năm liền là chiến sĩ thi đua. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Kim được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 10:25:32 am » | ANH HÙNG ĐOÀN THANH LIÊM Đoàn Thanh Liêm, sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xãTịnh Thiện,huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ đội địa phương, đảng viên Đảng Cộng san Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ Đoàn Thanh Liêm đã phải đi ở, làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí nhận nhiệm vụ trung đội trưởng du kích xã, đã tham gia chiến đấu và canh gác bảo vệ xóm làng từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Mặc dù thời kỳ này hoạt động cách mạng gặp rất nhiều khó khăn nguy hiểm, Đoàn Thanh Liêm vẫn một lòng trung thành với cách mạng, kiên trì khắc phục mọi gian khổ, khó khăn, tích cực bảo vệ cơ quan lãnh đạo. Đoàn Thanh Liêm cũng là một trong số những người đầu tiên góp sức gây dựng phong trào và xây dựng đơn vị lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 5. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đoàn Thanh Liêm đã tham gia chiến đấu 26 trận, nhiều lần vào điều tra đồn, bốt địch, bao giờ củng tỏ ra là người cán bộ chỉ huy vững vàng, mưu trí, kiên quyết và dũng cảm. Trong trận Nhơn Lộc tháng 7 năm 1962, đồng chí chỉ huy phân đội phụ trách mũi đột kích chủ yếu. Khi đánh chiếm cửa mở, địch tụng lực lượng ra phản kích ác liệt, phân đội bị thương vong nhiều. Trước khó khăn đó, Đoàn Thanh Liêm vẫn giữ vững quyết tâm, động viên anh em và tổ chức lại lực lượng, tự mình dẫn đầu một tổ xung kích kiên quyết đánh chiếm bằng được lô cốt đầu cầu, sau đó, phát triển rộng ra lấy chỗ đứng chân cho đơn vị rồi thọc sâu vào bên trong, nhanh chóng tiêu diệt được hẩm cố thủ, tạo điều kiện cho toàn đơn vị xung phong, tiêu diệt gọn vị trí địch. Trong trận Long Lếch tháng 4 năm 1963, đơn vị đồng chí phụ trách hướng chủ yếu. Do địa hình khó khăn nên không tiếp cận được sớm. Sau khi mở cửa đột phá, địch bần ra dữ dội, tổ xung kích 1 bị thương vong nhiều mà vẫn chưa lên được. Đoàn Thanh Liêm liền chỉ huy cho tổ xung kích 1 tổ chức lại hỏa lực bẳn yểm hộ cho nhau, kiềm chế địch, rồi tự mình dẫn tổ xung kích 2 vượt lên đánh thẳng vào bên trong, chia cắt địch ra từng mảnh, nhanh chóng tiêu diệt cơ quan đầu não của chúng, góp phần quan trọng cùng đơn vị tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, thu toàn bộ vũ khí. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, bất cứ được giao nhiệm vụ gì, từ cần vụ, liên lạc, vận tải, bảo vệ... đên chỉ huy chiến đấu, đồng chí đều hăng hái, tích cực và tìm mọi cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đoàn Thanh Liêm luôn luôn cần cù, gương mẫu trong mọi mặt công tác, giản dị, khiêm tốn, thẳng thân, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội. Đoàn Thanh Liêm chú trọng khêu gợi tinh tự giác, vận động mọi người phát huy sức mạnh tập thể xây dựng đơn vị trưởng thành toàn diện, được cấp trên tin tưởng, quần chúng mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, trong nhiều năm liên tục được bầu là Chiến sĩ thi đua. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Đoàn Thanh Liêm được Uy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG NGUYỄN VĂN QUỲ Nguyễn Vãn Quỳ, (tức Ba Cà), sinh năm 1937 dân tộc Kinh, ở xã Tân Quy , quận Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 6 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó bộ đội địa phương Nhà Bè, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mồ côi cha từ nhỏ, lên 9 tuổi Nguyễn Văn Quỳ đả phải đi ở đợ, coi trâu cho địa chủ, rồi tiếp đó là cuộc đời đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn, lang bạt, ẩn náu trốn quân dịch. Đến năm 1959, được giác ngộ lòng yêu nước và căm thù giặc Mỹ, đồng chí tình nguyện xung phong nhận mọi nhiệm vụ gian khổ, khó khăn do cách mạng giao cho. Từ ngày nhập ngủ (1960) tới năm 1965, Nguyễn Văn Quỳ đá tham gia chiến đấu 24 trận cùng đơn vị diệt 149 tên, bắt sống 15 tên, thu 59 súng và nhiều niáy móc, tài liệu. Riêng đồng ehí diệt 10 tên, bắt sống 1 tên thu 11 súng, và trừng trị được 30 tên tề ngụy, ác ôn. Thành tích nổi bật của đồng chí là ở những ngày nằm vùng để xây dựng cơ sở và lực lượng cách mạng. Năm 1962, có bọn tề ngụy tiếp tay, địch ở quận Nhà Bè tiến hành càn quét, truy lùng cán bộ ta rất gắt, hòng diệt cơ sở, đánh bật cán bộ ta ra khỏi địa phương, đồng thời khống chế, kìm kẹp nhân dân. Để bảo vệ cơ sở, cán bộ, đưa phong trào quần chúng đấu tranh lên cao và phá tan âm mưu địch, huyện ủy chủ trương phải diệt ác, trừ gian, phá thế kìm kẹp của địch. Đồng chí được giao nhiệm vụ vào sâu hoạt động trong lòng địch. Đường đi xa, lạ, qua nhiều ấp chiến lược, lại phải vượt con sông Soài Rạp rộng mênh mông từ trước ít ai qua sông này trót lọt, nếu không gặp tàu tuần tiễu của địch, thì cũng làm mồi cho đàn cá dữ, đổng chí đã khắc phục mọi gian khổ, khó khăn vào tới nơi và chỉ trong 5 đêm, đồng chí đã nghiên cứu tổ chức diệt được 10 tên ác ôn khét tiếng nhất ở 3 xã gần nhau. Năm 1963, đường dây giao liên của ta từ quận về khu bị gián đoạn. Cán bộ đi, về phải vòng tránh quá xa (mất một tháng rưỡi). Nhận lệnh đi mở đường mới, Nguyễn Văn Quỳ đã táo bạo vào hẳn nơi địch đóng đông nhất, ngày ẩn náu trong các lùm cây, đêm mò ra quan sát nám quy luật hoạt động của địch và xây dựng cơ sở. Sau một thời gian ngắn, đồng chí đã mở được con đường giao liên mới, đi từ quận về khu chỉ mất 3 ngày. Trên dọc đường, đồng chí còn cùng 1 tổ bộ đội địa phương đào nhiều hầm bí mật, bảo đảm an toàn cho cán bộ qua lại. Cuối năm 1963, Nguyễn Văn Quỳ được cử đi xây dựng phong trào cơ sở ở 3 xã Phước Long, Long Kiến và Tân Quý. Ba xã này nằm ven lộ 36 từ Sài Gòn về Long An, địch đã xây dựng thành các ấp chiến lược rất kiên cố, tổ chức canh phòng nghiêm mật, tạo khu vực này thanh một vành đai trắng, cơ sở ta hầu hết đều bị tan vỡ hoặc bật đi nơi khác. Đường từ căn cứ về lại xa, phải qua nhiều sông rạch, đồn bốt. Suốt 5 tháng nằm vùng, 132 ngày đêm giấu mình dưới hầm tối (trong thùng xăng chôn giữa cánh đồng), đồng chí đã kiên trì vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để gặp gỡ, tuyên truyền, vận động nhân dân, dần dần gây dựng lại phong trào. Ba xã Phước Long, Long Kiến và Tân Quý - từ chỗ cơ sở gần như trắng - trở thành những xã có phong trào cách mạng tốt, có chi bộ, chi đoàn khá, có lực lượng dân quân du kích mạnh. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, các trận đánh chông, mìn, phục kích liên tiếp nổ ra. Bốt Phước Long nằm ngay giữa ấp chiến lược, cách quận ly Nhà Bè chưa đầy 2 ki-lô-mét, do một bọn ác ôn đóng giữ, củng bị lực lượng dân quân du kích phối hợp với bộ đội huyện tiêu diệt. Nguyễn Văn Quỳ là một cán bộ tận tụy, luôn luôn kiên trì bám dân, bám đất hoạt động, gây dựng phong trào, lập nhiều thành tích xuất sắc, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục và cấp trên tin tưởng. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Quỳ được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giai phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
hoi_ls Thượng tá Bài viết: 5142 | | Re: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ « Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 10:28:33 am » | ANH HÙNG PI NĂNG TẮC Pi Năng Tắc, sinh năm 1910, dân tộc Rắc Lây, sinh quán tại Ma Nai, Phước Thành, huyện Đại Điền, tỉnh Ninh Thuận, trú quán ở Tà Nạt, Phước Bình, huyện Tây An, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng từ năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó huyện đội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 20 năm hoạt động cách mạng (tính đến ngày được tuyên dương), trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Pi Năng Tắc là một cán bộ quân sự địa phương dầy dạn kinh nghiệm, luôn luôn trung thành với Đảng, với cách mạng, thiết tha với sư nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, ở trong mọi hoàn cảnh, Pi Năng Tắc luôn luôn vững vàng, kiên trì bám dân, bám đất hoạt dộng tuyên truyền, vận động nhân dân, xây dựng cơ sở, xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công, góp phần phá tan nhiều âm mưu hiểm độc của kẻ thù. Năm 1956, Mỹ - Diệm dồn dân hai thôn của xã Phước Thành về khu tập trung Brâu. Thương bà con bị kìm kẹp khổ cực, gần 6 tháng liền, đồng chí đã kiên trì đến với từng người, nói rõ âm mưu, thủ đoạn địch và bày cách cho đồng bào đoàn kết đấu tranh. Đồng chí còn tổ chức được các lực lượng hạt nhân cách mạng, gài vào các tổ chức địch, lung lạc chúng. Do đó ta đã vạch mặt bọn tề ngụy tay sai, phá tan âm mưu dồn dân lập ấp của địch, bà con hai thôn đã đấu tranh thắng lợi và trở về làng cũ an toàn. Sau đợt này, địch nghi ngờ Pi Năng Tắc, chúng rình rập, theo dõi gắt gao. Tổ chức phải điều đồng chí về hoạt động ở xã Phước Bình. Nơi đây, cơ sở của ta còn rất yếu, bọn tề ngụy đàn áp, bóc lột nhân dân rất tàn tệ. Chúng lại khoét sâu mâu thuẫn giữa các dân tộc, rồi tách dân tộc Chu dời xuống khu tập trung, còn dân tộc Gia Rai ở trên núi. Đã vậy, chúng còn tim mọi cách kích động, gây hằn thù giữa hai dân tộc; người Chu không dám lên núi thăm nương rẫy; người Gia Rai không dám xuống chợ mua các thứ cần dùng. Tệ mê tín dị cloan ở đầy còn rất nặng: người chết để trong nhà cúng bái 7 ngày mới chôn, hoặc chôn 1 năm, rồi lại đào lên cho người chết uống rượu... và hàng trăm hủ tục khác nửa. Trong hoàn cảnh ấv, đồng chí đã kiên nhẫn tuyên truyền, thuyết phục, khi ỉên núi ở với người Gia Rai, khi xuống khu tập trung ở với người Chu, vạch rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù dân tộc, phân giải những nỗi bất hòa giữa hai dân tộc anh em. Sau một thời gian, bà con hai dân tộc đã đoàn kết, tổ chức lễ uống rượu ăn thề giúp đỡ nhau sản xuất và đấu tranh chống địch. Pi Năng Tắc còn gây dựng được 2 cơ sở bí mật trong xã và vận động được ba tề điệp bỏ hàng ngũ địch về với cách mạng. Tệ mê tín dị đoan củng dần dần được xóa bỏ. Thấy quần chúng đã giác ngộ, Pi Năng Tâc đề nghị với trên cho phá khu tập trung, đưa đồng bào người Chu lên núi. Sau đó, để đề phòng địch truy đuổi, càn quét, đồng chí đã cùng bà con làm bẫy đá, vót chông, ná, gài mìn, đào hầm hào phòng tránh và thành lập lực lượng du kích đánh địch. Tháng 5 nãm 1960, địch càn lên, bị chết và bị thương 20 tên, phải rút chạy. Tháng 5 năm 1964, chúng càn lần thứ 2 với lực lượng đông gần 400 quân, song cũng không lên được, mà còn bị thiệt hại lớn, chết và bị thương 80 tên, máy bav lên thẳng đến chở xác cũng bị trúng đạn... Bọn địch rất sợ các vũ khí thô sơ của du kích. Chúng kháo nhau: “Súng đạn còn dễ tránh, chứ hầm chông, bẫy đá thì không biết đâu mà lường...”. Ngoài công tác chung, đồng chí còn vận động gia đình mình tích cực tham gia kháng chiến; trong 3 năm 1961-1962-1963, chỉ tính riêng gia đình đồng chí, cũng đã vót được hơn 90.000 cây chông các loại... Đối với các mặt công tác khác, Pi Năng Tắc cũng luôn luôn gương mẫu thực hiện để nhân dân noi theo, như: vận động được 18 thanh niên đi bộ đội, trong đó có 2 con mình, 35 người phục vụ chiến dịch Đà Rằng; thành lập được 3 tổ đổi công; trong 3 năm 1961-1962-1963 ủng hộ cách mạng được 130 giạ bắp; nuôi giấu nhiều cán bộ trong mấy năm liền. Pi Năng Tác hết lòng giúp đỡ bảo vệ cán bộ, thương yêu, giúp đỡ nhân dân, đến đâu cũng được đồng bào tin yêu, mến phục. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Pi Năng Tác được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.ANH HÙNG NGUYỄN MINH TUA Nguyễn Minh Tua (tức Nguyễn Văn Nhịn) sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vinh Châu, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nhập ngũ tháng 5 năm 1959. Khi đươc tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 261 (tiểu đoàn Hi-rông), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua hơn 5 năm ở quân đội (tính đến ngày được tuyên dương) Nguyễn Minh Tua đã chiến đấu 24 trận, tự tay diệt 29 tên địch, bắt sống 14 tên, thu 12 súng các loại, bắn cháy 1 tàu chiến và 4 xe GMC. Đặc biệt trong trận Tân Niên Tây, trung đội do đồng chí chỉ huy đã diệt 170 tên địch, bắt sống 7 tên, thu 32 súng, bắn cháy 3 xe M.113, bắn hỏng 4 xe M.113 khác; trong trận Long Khánh, diệt 25 tên địch, bắt sống 9 tên, thu 35 súng, bắn rơi một máy bay. Trong các trận chiến đấu, Nguyễn Minh Tua thường được giao nhiệm vụ nặng nề, chỉ huy tổ mũi nhọn chiến đấu ở hướng đột kích chủ yếu của đơn vị... Đồng chí luôn luôn thể hiện tinh thẩn chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, mưu trí, linh hoạt, hoàn thành xuất sác mọi nhiệm vụ. Trong trận đánh ở Rộc Chanh, giữa lúc tình hình diễn biến gay go ác liệt, đồng chí đã xung phong nhận nhiệm vụ cầm cờ nghi binh thu hút hỏa lực địch để toàn đơn vị cơ động bất ngờ nổ súng tiến công tiêu diệt địch. Hành động mưu trí dũng cảm của đồng chí đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của trận đánh. Trận đánh Gò Công (1962), Nguyễn Minh Tua đã chỉ huy tiểu đội dúng cảm vượt dưới làn đạn địch, bò qua một bãi trống, đánh thọc vào sườn đội hình quân địch. Giữa lúc đang xung phong, đồng chí bị thương gãy tay trái nhưng vẫn không dừng bước, tiếp tục xông lên cướp súng giặc giết giặc, làm rối loạn đội hình chúng, tạo điều kiện cho cả đơn vị xung phong tiêu diệt địch, làm chủ trận địa. Bốt Chùa Phật Đá ở ngã ba sông khống chế một vùng quan trọng, rất lợi hại và khó đánh. Nguyễn Minh Tua chỉ huy mũi xung kích có nhiệm vụ đánh chiếm đầu cầu làm điểm tựa cho đơn vị phát triển vào bên trong. Dưới hỏa lực bắn ra mãnh liệt của địch, đồng chí đã dũng cảm mưu trí chỉ huy phân đội vượt sông áp sát bờ rồi nhanh chóng đánh chiếm vị trí đầu cầu khống chế địch, tạo thuận lợi cho các hướng xông lên tiêu diệt gọn bốt địch. Đồn Thiên Hộ (khu trù mật Hậu Mỹ) nầm sâu trong lòng Đồng Tháp Mười. Nơi đây chúng giam cầm, kìm kẹp rất đông đồng bào ta. Được lệnh chỉ huy mủi chu yếu đánh thẳng vào khu trung tâm, cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy của bọn cố vấn Mỹ; đồng chí động viên và chỉ huy phân đội đánh rất mạnh và kiên quyết, nhanh chóng áp sát địch. Bọn địch ngoan cố chống trả, giằng co quyết liệt với ta từng đoạn chiến hào. Phân đội Nguyễn Minh Tua đã giữ vững quyết tâm, chiến đấu rất dũng cảm, chiếm được phòng tuyến quan trọng ở khu trung tâm và cắm lá cờ lên nóc hầm chỉ huy của bọn cố vấn Mỹ. Quá trình chiến đấu Nguyễn Minh Tua đã 10 lần bị thương, nhưng lần nào đồng chí cũng ở lại trận địa tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Nguyễn Minh Tua luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, có tác phong tỉ mỉ, sâu sát, đoàn kết, chủ động hiệp đồng, lập công tập thể và rất chú ý xây dựng đơn vị về mọi mặt, được anh em mến phục, tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba và 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Minh Tua được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Logged | | | |
Chọn nơi chuyển đến: ----------------------------- Thông tin chung ----------------------------- => Bảng tin => Chung sức xây dựng website ===> Trao đổi thông tin về sách ===> Mặt trận Wiki => Giúp đỡ tìm người ----------------------------- Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ----------------------------- => Cha ông ta đánh giặc => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tự dịch => Văn học chiến tranh ----------------------------- Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc ----------------------------- => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Quyết tử cho Tổ quốc... => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Anh ở biên cương... => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Kiến thức quốc phòng ----------------------------- Máu và Hoa ----------------------------- => Một thời máu và hoa => Về người lính hôm nay => Hình ảnh - Kỷ vật => Về lại chiến trường xưa... ----------------------------- Văn hoá - Thể thao - Giao lưu ----------------------------- => Quán nước cổng doanh trại => Du lịch => Xem phim bãi => Văn công => Chiến sỹ khoẻ ----------------------------- Chợ xép ngoài rào doanh trại ----------------------------- => Hàng sách cũ
Loading...