Anh Hùng Lương Sơn Bạc Hội Ngộ Sau 20 Năm - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Hơn 50 hảo hán trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong đoàn phim Thủy Hử đã có cuộc hội ngộ sau 20 năm - Ảnh: Sina
Cuộc hội ngộ của đoàn làm phim Thủy Hử do CCTV tổ chức, nhằm ghi hình cho chương trình Tri ân tác phẩm kinh điển, và đây cũng là lần đầu tiên dàn diễn viên Thủy Hử có cuộc gặp gỡ đông đủ như thế kể từ khi bộ phim đóng máy vào năm 1997.
Tống Giang - Lý Tuyết Kiện sức khỏe không được tốt, gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng vẫn kiên quyết đến với cuộc hội ngộ.
Hậu trường Thủy Hử
"Thủy Hử có sự quyến rũ vô cùng mãnh liệt, nếu không có bộ phim này thì chúng tôi đã không có cuộc hội ngộ này", Lý Tuyết Kiện bày tỏ.
Uông Thoại - nhà điều hành sản xuất bộ phim Thủy Hử - một lần nữa đứng ra điều hành cuộc hội ngộ 20 năm, cho dù các diễn viên có "nhuộm màu" phong sương của thời gian thế nào, vẫn được ông nhận ra và đón tiếp bằng những cái ôm thân thiết.
Uông Thoại cho biết từ năm 1997 sau khi Thủy Hử đóng máy, các diễn viên chia đàn xẻ nghé, không có cơ hội gặp gỡ nhau, mãi những năm gần đây diễn viên Tàng Kim Sinh (vai Lỗ Trí Thâm) đã đứng ra làm trưởng nhóm, tạo ra nhóm trò chuyện lấy tên là "Thủy Hử hảo hán".
108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong phim Thủy Hử - Ảnh: Sina
Hiện nay, nhóm "Thủy Hử hảo hán" đã có hơn 90 thành viên, chủ yếu duy trì mối liên hệ, thăm hỏi tình hình công việc của các thành viên thông qua trò chuyện.
Khi CCTV kêu gọi tổ chức buổi họp mặt đoàn phim Thủy Hử 20 năm đã gặp trở ngại khi tìm lại các thành viên, may nhờ có nhóm trò chuyện "Thủy Hử hảo hán" mà mọi người mới nắm bắt thông tin kịp thời và tích cực tìm cách liên hệ với một số thành viên đã mất liên lạc.
Thật ra, cách nay 4 năm đoàn làm phim Thủy Hử đã từng có cuộc hội ngộ do CCTV tổ chức, nhưng thời điểm đó chỉ có hơn 20 người tham gia. Nên đây là lần đầu tiên đoàn phim Thủy Hử quy tụ đông đủ nhất với 53 diễn viên và hơn 30 nhân viên hậu trường.
Bộ phim kinh điển Thủy Hử có thời lượng 43 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 1998 - Ảnh: Sina
Những yếu tố tạo nên kinh điển
Thủy Hử có thời lượng 43 tập, phát sóng vào năm 1998, nhiều khán giả cho rằng thời lượng của bộ phim quá ngắn nên nhiều tình tiết trong nguyên tác không được nhắc đến.
Tuy nhiên, điểm lại các bộ phim kinh điển như Tây Du Ký có 25 tập, Hoàn Châu công chúa chỉ có 24 tập, thậm chí Hồng Lâu Mộng (1987) cũng chỉ có 36 tập, thì Thủy Hử có thời lượng 43 tập đã được xem là bộ phim truyền hình dài nhất vào thời điểm đó.
Thủy Hử đã chọn phương pháp tối giản, chỉ có những tình tiết thật sự đặc sắc mới được khai thác và đưa lên màn ảnh, nhờ vậy mà 2 thập kỷ qua vẫn chưa có phiên bản nào "vượt mặt" được.
Mẫu giấy hoa dán cửa sổ được nhuộm đỏ nên khó tránh việc bị lem màu, từ những chi tiết cực nhỏ có thể thấy sự tinh tế của những người làm phim - Ảnh: Sina
Một số người bình luận rằng phim Thủy Hử quê mùa, không tinh tế. Nhưng cái gọi là "không tinh tế" lại phù hợp với bối cảnh trong nguyên tác, chính vì bối cảnh không hoa lệ như vậy mới mang đến cho khán giả cảm giác thực tế, bởi môi trường sống ở thời cổ đại chính là quê mùa như vậy!
Trái ngược với các phim cổ trang hiện nay, theo đà phát triển kinh tế, phục trang trở nên hoa lệ hơn nhưng lại không còn cảm giác cổ xưa nữa, cũng không còn nét chân thật vốn dĩ, khiến khán giả chai lỳ cảm xúc.
Ống kính lướt đến một xưởng nhuộm vải, thật sự nhìn thấy có người nhóm lửa, nấu nước, nhuộm vải, cả người bán kẹo đường cũng có nhiều người vây quanh ngắm nhìn - Ảnh: Sina
Những món đạo cụ trong bộ phim Thủy Hử đều là những đồ dùng thật có thể sử dụng trong cuộc sống hiện thực, hoặc có thể nói những thứ như khu nhà lá, thức ăn, chén đũa, dao gậy trong phim nếu đặt vào một ngôi làng nào đó đều mang lại sự hài hòa.
Thậm chí, những thứ được tạo ra bởi các loại giấy dán, màu nước, mỗi món đồ vật trong phim đều rất thực tại, rất đời thường, như những mẫu hoa trên giấy dán cửa sổ đều vô cùng tinh tế.
Các diễn viên Thủy Hử tranh thủ chụp hình lưu niệm trong cuộc hội ngộ 20 năm - Ảnh: Sina
Cảnh mở màn của bộ phim Thủy Hử đã tái hiện cảnh sắc náo nhiệt trong bức "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" đời nhà Tống, ống kính lướt đến một xưởng nhuộm vải, thật sự nhìn thấy có người nhóm lửa, nấu nước, nhuộm vải, cả người bán kẹo đường cũng có nhiều người vây quanh ngắm nhìn, có người kéo nhị hồ, có người giác hơi.
Lấy ví dụ về chi tiết thần thái trong diễn xuất của diễn viên, trong phim Võ Đại Lang đã thể hiện rất chân thật nét "khù khờ" của nhân vật, ngồi trên ghế hai chân không chạm đất, còn Võ Tòng thì thể hiện vẻ oai phong lẫm liệt, sự đối lập hết sức rõ rệt, vừa xuất hiện đã khiến Phan Kim Liên không thể rời mắt khỏi Võ Tòng.
Từ đó cho thấy tác phẩm kinh điển không phải là danh xưng có được một cách đơn giản, muốn vượt qua kinh điển, các bộ phim cổ trang hiện nay đều cần phải nỗ lực rất nhiều, nếu không sẽ khó mà đuổi kịp.
Một số hình ảnh của cuộc gặp gỡ '108 anh hùng Lương Sơn Bạc'
Các diễn viên Tống Văn Hoa, Vương Tư Ý và Lý Minh Khải (vai Vương bà) tranh thủ lưu số điện thoại để giữ liên lạc với nhau - Ảnh: Sina
Khoảnh khắc anh em Võ Đại Lang - Tống Văn Hoa và Võ Tòng - Đinh Hải Phong gặp gỡ sau 20 năm - Ảnh: Sina
Võ Đại Lang - Tống Văn Hoa mừng gỡ gặp lại "bà xã" Phan Kim Liên - Vương Tư Ý - Ảnh: Sina
Các nhân vật Thủy Hử - ngày ấy và bây giờ
Tống Giang do Lý Tuyết Kiện đóng - Ảnh: QQ
Võ Tòng do Đinh Hải Phong đóng - Ảnh: QQ
Trí Đa Tinh - Ngô Dụng do Ninh Hiểu Trí đóng - Ảnh: QQ
Nhập Vân Long - Công Tôn Thắng do Uông Vĩnh Quý đóng - Ảnh: QQ
Đại Đao - Quang Thắng do Lý Chấn Khởi đóng - Ảnh: QQ
Phích Lịch Hỏa - Tần Minh do Vuông Văn Thăng đóng - Ảnh: QQ
Song Tiên - Hô Diên Chước do Giả Thạch Đầu đóng - Ảnh: QQ
Lâm Xung do Châu Dã Mang đóng - Ảnh: QQ
Sài Tiến do Trịnh Cường đóng - Ảnh: QQ
Lỗ Trí Thâm do Tàng Kim Sinh đóng - Ảnh: QQ
Võ Đại Lang do Tống Văn Hoa đóng - Ảnh: QQ
Phan Kim Liên do Vương Tư Ý đóng - Ảnh: QQ
Vương bà do Lý Minh Khải đóng - Ảnh: QQ
Tây Môn Khánh do Lý Cường đóng - Ảnh: QQ
Kim Thương Thủ - Từ Ninh do Trương Ngụy đóng - Ảnh: QQ
Xích Pháp Quỷ - Lưu Đường do Hợp Tổ Huy đóng - Ảnh: QQ
Lãng tử Yến Thanh do Vương Quang Huy đóng - Ảnh: QQ
Nhất Trượng Thanh - Hỗ Tam Nương do Trịnh Sảng đóng - Ảnh: QQ
Mẫu Dạ Xoa - Tôn Nhị Nương do Lương Lệ đóng - Ảnh: QQ
Tiều Cái do Trương Trị Trung đóng - Ảnh: QQ
Thủy hử phiên bản mớiTTO - Sau một năm chuẩn bị, kịch bản bộ phim truyền hình Thủy hử phiên bản mới đã hoàn tất và đạo diễn Trung Quốc Ngô Tử Ngưu được chọn làm đạo diễn cho bộ phim này.
Từ khóa » đền Thờ 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc
-
Danh Sách Thủ Lĩnh Lương Sơn Bạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ghé Thăm 6 Danh Thắng Nổi Tiếng Trong Truyện "Thủy Hử"
-
108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc, Chỉ 5 Nhân Vật Này Có Thật Trong Lịch Sử
-
Khám Phá 6 Danh Thắng Nổi Tiếng Trong Truyện "Thủy Hử"
-
Sự Thực Về Lương Sơn Bạc - Báo Người Lao động
-
Điểm Lại Kết Cục Của 108 Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc - Book Hunter
-
Sự Thật Về Thủ Lĩnh Lương Sơn Bạc Tống Giang Trong Lịch Sử Trung ...
-
Nếu Tống Giang Xưng đế, 108 Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc Sẽ Có ...
-
Điểm Lại Kết Cục Của 108 Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc ... - Facebook
-
Những Chuyện Chưa Kể Về Tam Quốc Diễn Nghĩa Và Thủy Hử Truyện
-
Ai Có Hậu Vận May Mắn Nhất Trong 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc?
-
Danh Sách Thủ Lĩnh Lương Sơn Bạc - Wiki Là Gì
-
Sự Thật Đằng Sau Về Nhân Vật TỐNG GIANG Trong 108 Anh Hùng ...
-
Kết Cục Của Tống Giang Qua Giấc Mơ Kỳ Lạ Và Bài Thơ Thần 8 Câu
-
Cao Thủ Nào Bất Hạnh Nhất Trong 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc
-
108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc Có Thật Hay Không ? - Thời Sự