Ảnh Hưởng Của Niêm Mạc Tử Cung đến Khả Năng Mang Thai

Niêm mạc tử cung được đánh giá là bộ phận và đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể phụ nữ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kinh nguyệt, quá trình thai nhi làm tổ cũng như sự phát triển của thai nhi.

1. Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên dưới sự tác động của estrogen, hormone tùy vào từng thời điểm trong tháng. Lớp nội mạc tử cung có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, thụ thai cũng như bảo vệ quá trình thụ thai của người phụ nữ.

Trong chu kỳ, trường hợp sự thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu qua đường âm đạo, được gọi là hiện tượng hành kinh. Đồng thời chúng được đào thải ra ngoài trong kỳ hành kinh. Trường hợp quá trình thụ thai được diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục dày lên do nội tiết tố phụ nữ tác động, đồng thời thay đổi cấu trúc để phù hợp với sự phát triển của phôi và nhau thai.

2. Vai trò của niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung là nơi cho thai nhi làm tổ và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong giai đoạn đầu. Lượng tế bào chất của các tế bào đệm sẽ tăng lên sau khi trứng rụng, các chất béo, glycogen được tích lũy trong tế bào, các mạch máu cung cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh dồi dào hơn. Tất cả là để chuẩn bị cho một quá trình mang thai an toàn, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển bình thường.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

3. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?

- Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: Là giai đoạn lớp niêm mạc trở nên mỏng nhất do vừa bong ra trong kỳ kinh trước, độ dày chỉ khoảng 3 – 4mm.

- Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc chịu sự tác động từ estrogen và progesterone khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên nhanh chóng, khoảng 8 – 12mm.

- Giai đoạn sắp đến kỳ kinh nguyệt: Niêm mạc tiếp tục dày lên khoảng 12 – 16mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bị hoại tử và bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

4. Độ dày mỏng niêm mạc tử cung có ảnh hưởng tới khả năng thụ thai?

- Niêm mạc tử cung quá mỏng

Khi niêm mạc tử cung của người phụ nữ mỏng hơn 8mm thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi đối với quá trình thụ thai, đặc biệt là quá trình thai nhi làm tổ. Kể cả khi quá trình làm tổ của thai nhi đã diễn ra thì khả năng giữ thai cũng rất khó khăn. Vì nếu như niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ khiến cho thai nhi bị bong ra, dẫn đến sảy thai hoặc tình trạng thai chết lưu.

- Niêm mạc tử cung quá dày

Phụ nữ có niêm mạc dày hơn 20mm được xem là quá dày và cũng gây khó khăn trong quá trình thụ thai. Hiện tượng này do hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới sản xuất quá nhiều, dẫn đến sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung.

Khi estrogen bị đẩy lên cao, phụ nữ còn phải đối mặt với những hiện tượng như rong kinh, vô kinh thứ phát, hoàng thể không bị thoái hóa hay hội chứng buồng trứng đa nang và rối loạn phóng noãn,... khiến chị em chậm có con.

>> Kích thước lý tưởng nhất cho sự thụ thai của độ dày niêm mạc tử cung là khoảng 8 – 10mm.

5. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ dày của nội mạc tử cung

- Nồng độ estrogen

- Ít vận động, tập thể dục thể thao hoặc các bộ môn rèn luyện sức khỏe.

- Đã từng nạo phá thai, phẫu thuật tử cung.

- Thiếu máu.

- Mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc các bệnh liên quan đến tử cung như polyp, viêm nhiễm, u,…

- Sử dụng thuốc có nồng độ estrogen liên tục nhưng không kèm progesterone gây mất cân bằng hormone.

- Béo phì, thừa cân.

Những chị em trong độ tuổi sinh sản, nhất là đang lên kế hoạch mang thai, nên đến cơ sở y tế uy tín khám và kiểm tra để tầm soát sớm các bệnh lý nguy hểm và có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.

Nhóm Admin ST

Từ khóa » Thành Tử Cung Mỏng Phải Làm Sao