DANH MỤC
- Ấn phẩm thông tin XDCB và KHCN
- Thông tin thư mục
- Thông tin KHCN
- Giới thiệu sách mới
- Thông tin chuyên đề
Thứ bảy, ngày 30/11/2024
Ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt đến sức khỏe con người
Thứ sáu, 08/12/2006 00:00 Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ PGS-TS Nguyễn Khắc Hải Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt an toàn. Sử dụng lâu dài nguồn nước bị ô nhiễm Asen từ 7 đến 10 năm có thể gây ra những ảnh hưởng mãn tính đối với sức khỏe của con người như sự mệt mỏi, rối loạn sắc tố, sừng hóa, các bệnh về tim mạch và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí ung thư da và một số cơ quan nội tạng khác. 1. Tình hình chung trên thế giới về vấn đề ô nhiễm Asen Từ những năm đầu thập niên 10 của thế kỷ XX, nguồn nước ngầm từ các giếng khoan được coi là không bị ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và các chất thải hữu cơ, đã được đưa vào sử dụng, cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, thay thế dần việc sử dụng nước bề mặt. Song ở một số vùng, nguồn nước này lại chứa các kim loại nặng như: chì, mangan, đặc biệt là Asen với nồng độ cao đáng lo ngại. Asen là nguyên tố tự nhiên, có mặt ở khắp mọi nơi như trong không khí, đất, thức ăn, nước uống và có thể xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường: hô hấp, da và chủ yếu là ăn uống. Các hợp chất dễ tan của Asen hấp thụ qua đường tiêu hóa vào máu tới 90% và ra khỏi máu đến các tổ chức rất nhanh, nửa giờ sau khi tiếp xúc đã tìm thấy các liên kết của Asen với protein ở gan, thận, bàng quang, sau 24h, trong máu chỉ còn lại 0,1%. Asen đào thải chủ yếu là qua nước tiểu. Nhiễm độc Asen cấp tính xảy ra do ăn uống phải Asen với liều lượng lớn 1 - 2g. Các nghiên cứu cho thấy triệu chứng nhiễm độc rất đa dạng, phụ thuộc vào hợp chất Asen đã ăn phải. Có thể gặp các biểu hiện tổn thương thận, rối loạn chức năng tim mạch, đôi khi xuất hiện phù phổi cấp, suy hô hấp, gan to... Nếu được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể sống sót, nhưng để lại các di chứng nặng nề về não, suy tủy, suy thận, thiếu máu, giảm bạch cầu, tan huyết, xạm da và tổn thương đa dây thần kinh ngoại biên. Nhiễm độc Asen mạn tính thường xảy ra do người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen với nồng độ cao quá mức cho phép. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về ô nhiễm Asen trong nguồn nước, nồng độ Asen trong nước giếng khoan ở khu vực Nam Iowa và Tây Missouri của Mỹ dao động từ 0,034-0,490mg/l; ở Hungary, dao động từ 0,001- 0,174mg/l, trung bình là 0,068mg/l; ở khu vực Tây-Nam Phần Lan khoảng 0,017- 0,98mg/l; Mexico: từ 0,008- 0,624mg/l, có tới 50% số mẫu có nồng độ Asen >0,050mg/l. Mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm ở các nước châu Á trầm trọng hơn, nồng độ Asen trung bình trong nguồn nước ngầm ở Tây Nam Đài Loan là 0,671mg/l. Ở Tây Bengal Ấn Độ nồng độ Asen trung bình trong nước giếng khoan của các quận dao động từ 0,193 đến 0,737 mg/l, có mẫu lên tới 3,700 mg/l. Bệnh nhiễm độc Asen mạn tính do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Asen arsenicosis xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và mang tính dịch tễ địa phương rõ rệt. Số bệnh nhân được phát hiện ngày càng nhiều ở các nước như: Chile, Argentina, Mexico, Mỹ, Canada, Nga, Hungari, Bungari, Phần Lan, Newdilan… Và gần đây, ở hàng loạt các nước châu Á như: Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippine, Lào, Campuchia, nghiêm trọng hơn cả là ở Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc. Ước tính tại châu lục này có trên 200 triệu người sử dụng nước ngầm bị nhiễm Asen có nguy cơ mắc bệnh. Riêng tại Bangladesh khoảng 30-36 triệu người bị bệnh. Vùng Tây Bengal, Ấn Độ có tới trên 6 triệu người bệnh. Biểu hiện bệnh gây ấn tượng mạnh nhất là hình ảnh Bàn chân đen tìm thấy đầu tiên ở Đài Loan năm 1920. Nguyên nhân gây bệnh là do dân cư sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen cao 0,35-1,10mg/l từ các giếng khoan để sinh hoạt. Tỷ lệ mắc bệnh này tăng dần vào cuối những năm 1950 và đến năm 1960 trở thành đại dịch Bàn chân đen. Nghiên cứu dịch tễ học tại các khu vực bị ô nhiễm cho thấy, Asen còn gây hàng loạt các bệnh nội khoa khác như: gây tăng huyết áp, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, mạch máu não dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim và não là những cơ quan đảm nhận các chức năng sống quan trọng. Nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim tăng cao được báo cáo trong các nghiên cứu tại Đài Loan và Bangladesh. Nguy cơ mắc bệnh viêm tắc mạch ngoại biên tăng theo thời gian tiếp xúc với Asen ngay ở nồng độ > 0,02mg/l. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, do Asen gây tác hại rộng tới chức năng của nhiều hệ cơ quan: thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp... Mức độ tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy cảm của từng cá thể, vào liều lượng và thời gian tiếp xúc. Quá trình phát triển bệnh âm ỉ, kéo dài. Ở giai đoạn sớm thường tìm thấy các tổn thương da, các triệu chứng hay gặp như: biến đổi sắc tố da pigmentation, dày sừng hyperkeratosis ở lòng bàn chân, bàn tay, đối xứng 2 bên, đôi khi kèm theo các vết nứt nẻ Xem ảnh. Các tổn thương có thể tiến triển thành ung thư da. Những biểu hiện bệnh này được đề cập tới trong hầu hết các nghiên cứu tiến hành ở cộng đồng dân cư tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm asen. Nguy cơ bị mắc bệnh tăng ngay cả khi uống nước có nồng độ Asen < 0,05 mg/l. Bệnh thường phát triển sau khi tiếp xúc một khoảng thời gian dài ủ bệnh 5-10 năm, có thể lâu hơn. Ngoài ra, Asen còn có thể làm tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến việc sinh sản ở phụ nữ và tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa protein và đường. Điều đáng lo ngại nhất là Asen còn có thể gây ung thư da, phổi, bàng quang, thận. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng theo thời gian tiếp xúc. Theo thống kê của Trung tâm Ung thư quốc gia ở Đài Loan, tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang tại 4 khu vực bệnh Bàn chân đen năm 1993 là 23,5.10-5 so với tỷ lệ của toàn quốc là 2,29.10-5. Tỷ lệ ung thư da và chết do ung thư da từ 14,01.10-5 - 32,41.10-5. Cơ chế gây ung thư của Asen cho tới nay vẫn chưa rõ. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy Asen thúc đẩy quá trình phát triển khối u, làm rối loạn quá trình tổng hợp ADN, đặc biệt là trong các nguyên bào sợi và các tế bào tủy xương dòng bạch cầu, làm giảm số lượng bạch cầu lympho ngoại vi, thay đổi khả năng miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể chống lại tế bào ung thư. Mặt khác, Asen còn có khả năng làm rối loạn gen, sai lạc nhiễm sắc thể, sai lệch trao đổi nhiễm sắc tử chị em, làm gẫy nhiễm sắc tử và nhiễm sắc thể, gây tăng tần số sinh sản của nhân và hiện tượng lệch bội.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.6247.1118' /> |
Một số nghiên cứu về các biến đổi sinh học của Asen trong cơ thể và phương pháp điều trị cho thấy khả năng tích lũy của Asen trong cơ thể rất lớn, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài với liều lượng nhỏ. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay chỉ là điều trị triệu chứng và sử dụng bổ sung thêm các thuốc tăng thải và các loại Vitamin để tăng khả năng tự đào thải Asen của cơ thể. 2. Ô nhiễm Asen ở Việt Nam Ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, vấn đề ô nhiễm Asen được biết đến qua các nghiên cứu của Viện Địa chất và các Liên đoàn địa chất về đặc điểm địa chất thủy văn và đặc điểm phân bố Asen trong tự nhiên, các dị thường asen. Theo nghiên cứu khảo sát phân tích nước bề mặt và các nguồn nước đổ ra sông Mã ở khu vực Đông-Nam bản Phúng, hàm lượng Asen trong các mẫu nước đều vượt quá 0,05mg/l. Kết hợp với điều tra của trường Đại học Y Hà Nội cho thấy, sự ô nhiễm này có ảnh hưởng tới sức khỏe dân cư sống ở khu vực đó. Từ 1995 đến 2000, nhiều công trình nghiên cứu điều tra về nguồn gốc Asen có trong nước ngầm, mức độ ô nhiễm, chu trình vận chuyển... đã tìm thấy nồng độ Asen trong các mẫu nước khảo sát ở khu vực thượng lưu sông Mã, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa... đều vượt Tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt của Quốc tế và Việt Nam Trước tình hình đó, trong hơn 2 năm 2003-2005, Chính phủ Việt Nam và UNICEF đã khảo sát về nồng độ Asen trong nước của 71.000 giếng khoan thuộc 17 tỉnh đồng bằng miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước giếng khoan của các tỉnh vùng lưu vực sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mê Kông đều bị nhiễm Asen rất cao. Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen từ 0,1mg/l đến > 0,5 mg/l cao hơn Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới 10-50 lần của các xã dao động từ 59,6 - 80%. Từ kết quả phân tích đó, Bộ Y tế tiến hành điều tra, đánh giá sơ bộ về các ảnh hưởng độc hại của Asen tới sức khỏe cộng đồng dân cư và phát hiện 13 trường hợp bị bệnh nhiễm độc Asen mạn tính ở giai đoạn sớm với các biểu hiện bệnh ngoài da như: dày sừng, nhú sừng, biến đổi sắc tố tăng, giảm hoặc kết hợp 2 dạng có những nét đặc trưng của biến đổi ngoài da do Asen và hàm lượng Asen trong nước tiểu và trong tóc rất cao. Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Asen trong nguồn nước của các giếng khoan tại các xã là rất nghiêm trọng. Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen cao >0,1 mg/l gấp hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép ở hầu hết các xã chiếm từ 70% - 96%, trừ Mai Động có tỷ lệ thấp hơn 46%.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.6247.1119' /> |
Mặc dù người dân Việt Nam thường sử dụng nước giếng khoan sau khi qua bể lọc sắt, song hiệu quả loại bỏ Asen của nhiều bể do dân tự xây lắp chất lượng chưa cao, nên tỷ lệ các bể có khả năng loại bỏ Asen tới giới hạn cho phép chỉ là 41,1%. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình dùng nước giếng khoan trực tiếp không qua bể lọc. Cho đến nay chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu bệnh nhiễm độc Asen mạn tính và biện pháp phòng bệnh tốt nhất là hạn chế, tiến tới không sử dụng nguồn nước ô nhiễm asen. Hiện nay, Chính phủ đã có Kế hoạch hành động quốc gia về giảm thiểu ô nhiễm Asen ở Việt Nam với các nội dung tiến hành khảo sát toàn quốc để xác định mức độ ô nhiễm Asen ở nguồn nước ngầm các khu vực khác nhau, xây dựng bản đồ ô nhiễm Asen ở Việt Nam; đánh giá thực trạng ảnh hưởng của ô nhiễm Asen trong nguồn nước sinh hoạt tới sức khỏe của cộng đồng và xây dựng các biện pháp phòng chống; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm Asen trong nguồn nước; tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vệ sinh nguồn nước, phòng chống bệnh tật do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễn nói chung và ô nhiễm Asen nói riêng.
Theo nea.gov.vn - Về đầu trang
- In bài viết
Các tin mới
- Giải pháp quản lý tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (22/11/2024)
- Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị: Khai thác sức mạnh của thiên nhiên để làm mát đô thị. Kỳ 2: Giải pháp liên quan tới gió và nắng đến việc làm mát đô thị: Biện pháp quy hoạch cho các thành phố tương lai (11/11/2024)
- Quản lý sử dụng amiăng trắng ở Việt Nam (04/11/2024)
- Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị: Khai thác sức mạnh của thiên nhiên để làm mát đô thị - Kỳ 1: Biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và các giải pháp cây xanh, mặt nước trong việc làm giảm nhiệt độ đô thị (24/10/2024)
- Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng (16/10/2024)
Các tin đã đưa
- Hiệu quả của kính trong kiến trúc (07/12/2006)
- Tên đề tài: Điều tra nghiên cứu hiện trạng môi trường ở của khu dân cư nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, đề xuất giải pháp quy hoạch và kiến trúc đảm bảo phát triển bền vững (06/12/2006)
- Tên đề tài: Nghiên cứu kiến trúc quy hoạch nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Áp dụng nghiên cứu cho vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ (06/12/2006)
- Dự báo tương lai của bê tông trong 50 năm tới trên thị trường xây dựng nước Mỹ (06/12/2006)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất gạch chịu lửa cao nhôm cấp II có hàm lượng AL2O3 từ 53% đến 75% (06/12/2006)
Tìm theo ngày :
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2024 2023 2022 2021 2020 2019
Đánh giá
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
Đóng Chấm điểm Tin tức - sự kiện
- Tổng quan hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Gần 250 gian hàng tham gia Hội Sách Hà Nội
- Thư viện số vnEdu DigiLib: Giải pháp quản lý hiện đại, đa năng
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023
- Ngành Giáo dục tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
- Tổng quan hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Gần 250 gian hàng tham gia Hội Sách Hà Nội
- Thư viện số vnEdu DigiLib: Giải pháp quản lý hiện đại, đa năng
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023
- Ngành Giáo dục tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
Thông tin KHCN
- Giải pháp quản lý tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
- Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị: Khai thác sức mạnh của thiên nhiên để làm mát đô thị. Kỳ...
- Quản lý sử dụng amiăng trắng ở Việt Nam
- Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị: Khai thác sức mạnh của thiên nhiên để làm mát đô thị - Kỳ...
- Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng
Thông tin thư mục
- Thông tin Thư mục số 03 năm 2024
- Thông tin Thư mục số 02 năm 2024
- Thông tin Thư mục số 01 năm 2024
- Thông tin Thư mục số 04 năm 2023
- Thông tin Thư mục số 03 năm 2023
---------------- Liên kết website ---------------- Cổng Thông tin tiện tử Bộ Xây dựng Chính phủ Báo điện tử ĐCS Việt Nam Đảng ủy khối cơ sở Bộ Xây dựng Viện Kiến trúc Quốc gia Đoàn thanh niên Bộ Xây dựng Báo Xây dựng Nhà xuất bản Xây dựng CỔNG THÔNG TIN - TƯ LIỆU BỘ XÂY DỰNG SHARE Bản đồ Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng Địa chỉ : 37 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 0243.9760271 - Email: boxaydung@moc.gov.vn Giấy phép của Cục báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin: số 80/CP-BC ngày 28/6/2005
Khách online: 146
Lượt truy cập: 18555382