Ảnh Hưởng Của Sơn Công Nghiệp đến Sức Khỏe Và Cách Bảo Vệ

Hiện nay có không ít người vẫn không coi trọng tuân thủ bảo hộ lao động trong việc sơn phết thi công công trình. Việc sơn công nghiệp có độc hại không hầu như ai cũng biết được vì các loại sơn công nghiệp đều sử dụng hóa chất, dung môi dễ bay hơi, do đó khi tiếp xúc các loại sơn này chúng ta rất dễ bị nhiễm độc qua đường hô hấp, hấp thụ qua da, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe.

sơn công nghiệp có độc hại không

1. Sơn công nghiệp có độc hại không?

Do tất cả các loại sơn công nghiệp, sơn PU, sơn gỗ đều có sử dụng hóa chất, dung môi cùng các hợp chất dễ bay hơi nên khi tiếp xúc nhiều, hóa chất sẽ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến các cơ quan:

Đối với hệ thần kinh: tiếp xúc lâu dài với sơn công nghiệp có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây nên các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, dễ cáu, mệt mỏi, buồn nôn. Tiếp xúc mãn tính nếu không có biện pháp phòng hộ sẽ gây tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ, lãnh cảm, mất cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.

Đối với da: Các loại hóa chất và dung môi trong sơn công nghiệp nếu tiếp xúc lâu dài có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da, gây hiện tượng khô, nứt nẻ, viêm da. Một số loại hóa chất trong sơn còn có thể gây kích thích bỏng da, dị ứng da, hoặc tiếp xúc dài không có bảo hộ có khả năng thẩm thấu vào máu.

Đối với da

Đối với mắt, đường hô hấp: Các loại hóa chất và dung môi có khả năng kích thích làm tổn thương niêm mạc nhạy cảm của mắt, mũi, họng. Nếu hít sâu một lương sơn, hóa chất và dung môi trong sơn có thể gây tổn thương phổi tùy theo nồng độ hít phải. Các triệu chứng thường thấy khi hít phải sơn như: đau mắt, mắt đỏ, chảy nước mũi, chảy máu mũi, đau rát họng. Tiếp xúc ở nồng độ cao sẽ gây hậu nghiêm trọng hơn như: rối loạn viêm phổi do hóa chất, thậm chí tử vong.

Đối với mắt, đường hô hấp

Đối với các cơ quan nội tạng: Tùy loại hóa chức và mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác nhau. Tuy nhiên 2 cơ quan là gan và thận sẽ trực tiếp bị tổn thương do đây là các cơ quan có chức năng khử và loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Một số loại hóa chất và dung môi có thể làm thay đổi nhịp tim, gây đau tim hoặc ngưng tim đột ngột khi tiếp xúc nồng độ cao.

Đối với các cơ quan nội tạng

Đối với thai phụ và trẻ sơ sinh: Có những nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với hóa chất và dung môi trong sơn dù liều rất thấp cũng có tỷ lệ sảy thai và con sinh ra bị khuyết tật cao hơn những người khác.

Tác hại cháy nổ: Một số loại sơn công nghiệp có chứa chất dễ cháy nổ. Có 2 thuộc tính liên quan đến khả năng cháy nổ là tốc độ bay hơi và điểm bốc cháy. Tốc độ bay hơi càng cao và điểm bốc cháy càng thấp thì càng dễ cháy nổ.

Có thể bạn quan tâm: 

  • Công nghệ sơn nhà không mùi – xu hướng của tương lai
  • Sơn dầu công nghiệp
  • Sơn công nghiệp nhanh khô
  • Dung môi pha sơn công nghiệp

2. Các giải pháp hạn chế độc hại khi phun sơn công nghiệp

Vậy để giảm thiểu những tác hại đối với sức khỏe người lao động và người tiếp xúc với sơn công nghiệp, Sơn Nippon đã có một vài giải pháp khuyến nghị sau:

2.1. Đối với người trực tiếp sử dụng sơn công nghiệp để thi công

  • Sử dụng đồ bảo hộ chất lượng
Sử dụng đồ bảo hộ chất lượng
  • Sử dụng phòng phun sơn chuyên dụng.
  • Vệ sinh máy phun sơn sau khi sử dụng.
Vệ sinh máy phun sơn sau khi sử dụng
  • Bảo trì máy móc phun sơn thường xuyên.
  • Lựa chọn hãng sơn công nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng.

2.2. Đối với người chỉ tiếp xúc trong môi trường có sơn công nghiệp.

  • Sử dụng đồ bảo hộ nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có thi công bằng sơn công nghiệp.
  • Sử dụng khẩu trang, mắt kính nếu đi qua những nơi có bụi sơn.

2.3. Đối với người sử dụng lao động

  • Tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động, quản lý chất độc hại.
  • Có kế hoạch ứng cứu trong tình huống khẩn cấp.
  • Có chỉ dẫn phòng chống độc hại rõ ràng cho người lao động.

Bài viết liên quan:

  • 5+ Loại sơn công nghiệp cho gỗ phổ biết nhất hiện nay
  • Sơn công nghiệp Epoxy và những điều bạn chưa biết

Từ khóa » Tranh Sơn Dầu Có độc Hại Không