Ảnh Hưởng Của Tiếng ồn đến Sức Khỏe - HCDC

Đăng Nhập/Đăng Ký Quản Cáo  Topbanner {{item.Name|lowercase}} HOTLINE 08 6957 7133 Đặt Câu Hỏi

Gửi Câu Hỏi

  • Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng
  • Kiểm dịch y tế
  • Chứng nhận tiêm chủng quốc tế
  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe

Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch… Thành phố Hồ Chí Minh: tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các trạm quan trắc của TPHCM từ năm 2010 – 2017 cho thấy kết quả tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn càng trầm trọng ở những khu vực có nhiều nhà hàng, cửa hàng buôn bán có sử dụng loa di động phục vụ hát và quảng cáo. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe con người được xếp thứ hai, sau bụi. WHO khuyến cáo tiếng ồn trung bình không vượt quá 40 decibel tại các khu vực dân cư vào ban đêm để phòng tránh sự tác động đến sức khỏe. Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch… Tiếng ồn gây ảnh hường trực tiếp đến hệ thống tiếp nhận âm thanh Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp. Bên cạnh đó, cơ quan Corti nằm trong ốc tai, nơi chứa các tế bào sợi lông (tế bào Corti) để tiếp nhận các tín hiệu về âm thanh. Hệ tế bào này bị tổn thương trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh, dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính lực. Ảnh: Tai người gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ốc tai nằm ở tai trong nơi chứa các tế bào lông tiếp nhận tín hiệu về âm thanh. Những tín hiệu âm thanh được tiếp nhận, sau đó được dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác lên não để xử lý. (nguồn internet) Ảnh: cấu tạo Ốc tai và cơ quan Corti nơi chứa các tế bào lông tiếp nhận tín hiệu về âm thanh. Tiếng ồn gât tác hại gián tiếp đến sức khỏe Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol - là những chất tham gia vào quá trình điều hòa và kiểm soát các hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Vì vậy khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu âm lượng trên 50 decibel vào ban đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol. Tiếng ồn tác động đến cơ thể qua hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm) và hệ nội tiết (tuyến yên và tuyến thượng thận). Những tác động này kéo dài gây nên các nguy cơ như huyết áp tăng, mỡ máu tăng, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng các yếu tố đông máu. Từ đó gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn là đột quị Tiếng ồn còn làm cho mất ngủ, suy sụp tinh thần và thường bị căng thẳng thần kinh. Mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý dễ cáu gắt, bực bội, trí nhớ giảm, giảm khả năng tập trung chú ý, mệt mỏi, năng suất chất lượng công việc, học tập giảm sút, mất thăng bằng, dễ té ngã, lái xe không an toàn. Việc mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao; nguy cơ béo phì, đái tháo đường... Vì vậy, việc kiểm soát tiếng ồn tại những thành phố lớn như TPHCM là rất quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân và đảm bảo người dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. TS Vũ Xuân Đán – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Tài liệu tham khảo: (1) Báo cáo Hiện trạng chất lượng không khí tại TPHCM (2018). Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường TPHCM (2) World Health Organization. Burden of disease from environmental noise. Available at: http://www.euro.who. int/__data/assets/pdf_file/0008/136466/e94888.pdf (3) Thomas Münzel, Mette Sørensen. Noise Pollution and Arterial Hypertension. European Cardiology Review. 2017;12(1):26–9. Available at: https://www.ecrjournal.com/articles/noise-pollution-and-arterial-hypertension

Câu hỏi liên quan

  • Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng
  • Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP. Hồ Chí Minh tính đến tuần 45/2024
  • HCDC: Tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn thương tích năm 2024
  • Bác sĩ thì sẽ không gặp các vấn đề tâm lý - Đúng hay sai?
  • Cô ơi! Con thấy áp lực quá!
  • Các Biện Pháp Giảm Thiểu Chất Thải Nhựa Trong Cơ Sở Y Tế
  • Khám phá cuộc thi tìm hiểu kiến thức “sức khỏe học đường 2024 ”!
  • TP.HCM: Bộ Y tế đồng ý việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
  • Tham gia cuộc thi thiết kế bích chương: Chỉ còn 1 tuần nữa để gửi tác phẩm!
  • Hơn 1.000 người lao động hào hứng tham dự Ngày hội Chăm sóc sức khỏe năm 2024

Từ khóa » Những Nguồn Gây ô Nhiễm Tiếng ồn