ANh Lên Xe Trời đổ Cơn Mư... - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7

Chủ đề

  • Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ)
  • Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn)
  • Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học)
  • Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (tản văn, tùy bút)
  • Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (văn bản thông tin)
  • Ôn tập cuối học kì 1
  • Bài 6: Hành trình tri thức (nghị luận xã hội)
  • Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)
  • Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (văn bản thông tin)
  • Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng)
  • Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (thơ)
  • Ôn tập cuối học kì 2
  • Văn bản ngữ văn 7
  • BÀI MỞ ĐẦU
  • Tập làm văn 7
  • TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
  • Tiếng Việt lớp 7
  • THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
  • Văn mẫu lớp 7
  • Soạn văn lớp 7
  • TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
  • NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  • VĂN BẢN THÔNG TIN
  • ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
  • Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
  • BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
  • Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn
  • BẢNG TRA CỨU TỪ NGỮ
  • Bài 3: Cội nguồn yêu thương
  • TRUYỆN NGỤ NGÔN TỤC NGỮ
  • Bài 4: Giai điệu đất nước
  • THƠ
  • Bài 5: Màu sắc trăm miền
  • NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
  • Ôn tập học kì I
  • TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
  • Bài 6. Bài học cuộc sống
  • VĂN BẢN THÔNG TIN
  • Bài 7. Thế giới viễn tưởng
  • ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
  • SỔ TAY HƯỚNG DẪN ĐỌC, VIẾT, NÓI VÀ NGHE
  • Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành
  • BẢNG TRA CỨU TỪ NGỮ
  • Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên
  • BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
  • Bài 10. Trang sách và cuộc sống
  • BẢNG TRA CỨU YẾU TỐ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG
  • Ôn tập học kì II
Tập làm văn lớp 7
  • Lý thuyết
  • Trắc nghiệm
  • Giải bài tập SGK
  • Hỏi đáp
  • Đóng góp lý thuyết
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Lâm Hàn Thiên Phong
  • Lâm Hàn Thiên Phong
9 tháng 1 2019 lúc 21:28

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ ở khổ thơ sau :

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

( Trích " Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật )

Giúp vs Trần Thị Hà My ,Thảo Phương

Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 3 0 Khách Gửi Hủy Đạt Trần Đạt Trần 10 tháng 1 2019 lúc 10:51

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư.

Riêng tư phải gác lại, thương nhớ phải xua đi, thực ra không phải nhờ “cái nhành cây” hay “cái gạt nước” mà chính là nhờ nơi cái tầm cao mới trong bản lĩnh, trong trách nhiệm, trong lương tâm của tuổi trẻ Cách mạng. Cái tuổi trẻ vì đất nước bị xâm lăng nên thấy “đường ra trận... đẹp lắm”, thấy “Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến. Như tình yêu nối lời vô tận”... (Trích theo lời của ca khúc).

Tuy nhiên, chính nhờ cách thể hiện cái bản lĩnh ấy, cái trách nhiệm ấy, cái lương tâmấy... thông qua những động tác gần như hoàn toàn máy móc của cái gạt nước, gần như hoàn toàn vô tri của cái nhành cây mà Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây đã đi thẳng được vào khung trời mỹ cảm của quảng đại công chúng ca nhạc. Nghệ thuật là như thế!

Đúng 0 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy Miinhhoa Miinhhoa 10 tháng 1 2019 lúc 12:20

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

Những câu thớ trên được trích trong bài thơ "Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây" của tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả cuộc chia tay và nỗi nhớ nhung da diết của người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong qua những ngôn từ đặc sắc.

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình.Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước

Đúng 0 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy Đạt Trần Đạt Trần 10 tháng 1 2019 lúc 10:50

Đoạn thơ phối hợp phép điệp cú pháp và phép đối :

– Câu 1 và câu 3, câu 2 và câu 4 lặp kết cấu cú pháp.

– Hai cặp câu thơ (cặp thứ nhất gồm câu 1 và câu 2, cặp thứ hai gồm câu 3 và câu 4) đối nhau về ý, về lời.

Sự phối hợp đó vừa thể hiện được quan hệ giữa hai người (anh và em), tâm trạng của mỗi người lúc chia tay, vừa nói lên được nhiệm vụ riêng của mỗi người trong cuộc kháng chiến chung của dân tộc.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Các câu hỏi tương tự Ngô Minh Hằng
  • Ngô Minh Hằng
13 tháng 3 2020 lúc 16:52

Chỉ ra từ trái nghĩa, đồng nghĩa trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng: Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư

Giúp mình nhé!Mình cần gấp!

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 2 0 Ki bo
  • Ki bo
11 tháng 12 2016 lúc 20:59 Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là...Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 2 1 Alone
  • Alone
19 tháng 12 2016 lúc 22:12 Câu 1: nêu nội dung nghệ thuật ý nghĩ của bài thơ nam quốc sơn hàCâu 2:vẻ đệp của nguwpwif phụ nữ được tác giả miêu tả như thế nào qua bài thơ bánh trôi nướcCâu 3 : hãy phân tích cảnh sắc cuộc sống con người tâm trạng của bà huyện thanh quan qua bài thơ qua đèo ngangCâu 4: suy nghĩ cuae em về câu thơ cuối của bài thơ bạn đến chơi nhàCâu 5: nêu cảm nhận về khổ thơ của bài thơ tiếng gà trưaCâu 6: phân tích tâm trạng chưa ngủ của bác qua 2 câu thơ cuối bài thơ cạnh khuyagiúp mình với làm 1 câu cũng...Đọc tiếp

Câu 1: nêu nội dung nghệ thuật ý nghĩ của bài thơ nam quốc sơn hà

Câu 2:vẻ đệp của nguwpwif phụ nữ được tác giả miêu tả như thế nào qua bài thơ bánh trôi nước

Câu 3 : hãy phân tích cảnh sắc cuộc sống con người tâm trạng của bà huyện thanh quan qua bài thơ qua đèo ngang

Câu 4: suy nghĩ cuae em về câu thơ cuối của bài thơ bạn đến chơi nhà

Câu 5: nêu cảm nhận về khổ thơ của bài thơ tiếng gà trưa

Câu 6: phân tích tâm trạng chưa ngủ của bác qua 2 câu thơ cuối bài thơ cạnh khuya

giúp mình với làm 1 câu cũng được

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 1 0 Bùi Nguyễn Minh Hảo
  • Bùi Nguyễn Minh Hảo
18 tháng 10 2016 lúc 9:47 Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu...Đọc tiếp

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.

    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

    Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

    Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

    Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

    Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 3 0

Từ khóa » Em Lên Xe Trời đổ Cơn Mưa