Ánh Sáng đom đóm Có Từ đâu - Thầy Dũng Hóa

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Tin tức Hóa đời sống Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Ánh sáng đom đóm có từ đâu Đăng lúc: Thứ tư - 15/04/2015 18:03. Đã xem 7757 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền Chuyên mục : Hóa đời sống Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà đom đóm có thể phát sáng nhé Ánh sáng đom đóm có từ đâu

Ánh sáng đom đóm có từ đâu

Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài. Từ khóa:

đom đóm, phát sáng, phát quang

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 68 trong 15 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 4.5/5

Theo dòng sự kiện

  • 3 loại trái cây dễ bị xử lý hóa học (31/08/2017)
  • Khí metan và tiềm năng sử dụng (29/08/2017)
  • Hóa học của sự nấu nướng (27/08/2017)
  • Dichloroarcetat tiêu diệt các tế bào ung thư (25/08/2017)
  • 5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ (23/08/2017)
  • Chất hóa học trong mỹ phẩm có liên quan tới bệnh tiểu đường? (21/08/2017)
  • Sản xuất axit succinic từ phế thải gỗ (02/08/2017)
  • Pin nhiên liệu metanol đạt kỷ lục thế giới mới về thời gian vận hành (25/07/2017)
  • Tàu thuyền biến mất bí ẩn ở tam giác quỷ Bermuda đã có lý giải (19/08/2017)
  • Cacao giảm tỉ lệ cholesterol trong máu (29/07/2017)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Những thực phẩm chứa chất phóng xạ khiến bạn bất ngờ (03/06/2015)
  • Tại sao mọi vật chất đều được hình thành từ nguyên tố (19/06/2015)
  • Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất (24/06/2015)
  • Cách phân biệt các loại vàng (17/07/2015)
  • Nguồn gốc của muối trong đại dương (04/08/2015)
  • Các thành phần ion trong muối biển (06/08/2015)
  • Lá nhân tạo sản xuất xăng (28/10/2015)
  • Ứng dụng công nghệ hạt nhân trong y học (24/11/2015)
  • Đường hóa học lợi hay hại sức khỏe (25/11/2015)
  • Hy vọng chữa AIDS từ chuối (03/12/2015)

Những tin cũ hơn

  • Những nguồn năng lượng sạch của tương lai (26/02/2015)
  • Những hóa chất độc hại quanh ta (25/02/2015)
  • Vì sao đá hoa có nhiều màu (12/02/2015)
  • Vì sao sắt rất dễ bị gỉ? (16/02/2015)
  • Có phải nhôm không bị gỉ? (10/02/2015)
  • Nguy hại từ nước uống đóng chai nhựa bị nóng (19/01/2015)
  • Dầu khí đá phiến - mỏ dầu mới của nhân loại (12/01/2015)
  • Cảnh báo chất độc xianua khi ăn măng (25/12/2014)
  • Vì sao khi bị côn trùng đốt nên bôi nước vôi vào vết đốt (11/12/2014)
  • Ăn đường có lợi hay hại? (10/12/2014)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » Cơ Chế Phát Sáng đom đóm