Ánh Trăng Liên Hệ Với Bài Thơ Nào - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Câu 4: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?
Nội dung chính Show- Nhà thơ Nguyễn Duy
- “Ánh trăng”
- Hoàn cảnh sáng tác
- Chủ đề
- Đặc sắc nghệ thuật
- Cách liên hệ, mở rộng bài thơ “Ánh trăng”
- “Tĩnh dạ tư” – Lý Bạch
- “Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh
- Tục ngữ
- I. Các câu hỏi nhỏ bài Ánh trăng
- II. Các đề văn về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Video liên quan
- Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Gần mười năm trong quân ngũ (1966 – 1975) Nguyễn Duy sống với những người mẹ nghèo bên đồng chiêm, với gian khổ vất vả của cuộc đời người chiến sĩ. Tất cả những ngày tháng ấy đã trở thành kỷ niệm đẹp đầy nghĩa tình.
- Chủ đề bài thơ: bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Mở rộng hơn, đó là lời nhắc nhở với mỗi người: khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ, nghèo khó của chính mình. Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 157 ngữ văn 9 tập 1, soạn văn câu 4 trang 157 ngữ văn 9 tập 1, soạn bài câu 4 trang 157 ngữ văn 9 tập 1, ánh trăng văn 9
“Ánh trăng” – Nguyễn Duy là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về thời kỳ hậu chiến trong chương trình Ngữ văn 9. Trong bài giảng này, thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ đưa ra những điểm học sinh cần lưu ý khi viết bài cảm nhận về bài thơ đầy triết lý sâu sắc về cuộc đời của nhà thơ này.
Nhà thơ Nguyễn Duy
Ông tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê tại Thanh Hóa. Ông là nhà thơ trưởng thành trong những năm gian lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Điểm đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa duyên dáng, trữ tình với chất thế sự rõ nét thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, nhân dân và đất nước.
“Ánh trăng”
Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm ra đời năm 1978, khi hòa bình, thống nhất đã trở lại đất nước.
Bài thơ được sáng tác tại TP HCM – nơi ông sống và làm việc tại đây. Đây cũng là thành phố có sự thay da đổi thịt mạnh mẽ nhất sau khi đất nước thống nhất, bên cạnh sự đủ đầy về vật chất tiện nghi đó là những lo toan trong cuộc sống thường nhật.
=> Từ đó, tác giả đặt ra câu hỏi: Sống giữa những biến đổi mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, liệu con người có lãng quên đi những gian lao, ân tình trong quá khứ?”
Chủ đề
Bài thơ là lời nhắc nhở con người không được quên đi quá khứ gian lao mà tình nghĩa, sự gắn bó máu thịt thiết tha với nhân dân, đất nước bình dị mà hiền hậu.
Cùng với đó nhắc nhở mỗi người về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, ân nghĩa, truyền thống thủy chung trong cuộc đời.
Đặc sắc nghệ thuật
Thể thơ 5 chữ, chỉ viết chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ phù hợp để nhà thơ vừa kể chuyện vừa bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm, triết lý sâu sắc về cuộc đời.
Trong bài thơ “Ánh trăng” tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.
Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.
Phương thức biểu đạt: có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm,bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc, chất triết lý.
Kết cấu: kể chuyện theo mạch thời gian: từ hiện tại nhớ về quá khứ rồi lại quay về hiện tại. Giọng thơ: linh hoạt, biến đổi.
Nhan đề
Trước hết, ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Ánh trăng gần với tuổi ấu thơ của tác giả, hồn nhiên như cuộc sống bình thường.
Ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỷ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.
Nhan đề “Ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi đó còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng.
Cuộc sống hoà bình “ánh điện của gương, buyn đinh” đã khiến cho nhà thơ nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Nhưng rồi thình lình đèn điện tắt… “đột ngột vầng trăng tròn”. Vầng trăng ấy đã đánh thức ký ức của tác giả, của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.
Ánh trăng lặng lẽ tỏa sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tổn thất thời đánh Mỹ ác liệt mới có cuộc sống hoà bình ngày hôm nay.
Cách liên hệ, mở rộng bài thơ “Ánh trăng”
“Tĩnh dạ tư” – Lý Bạch
Bài thơ nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Lý Bạch. Trên đường du ngoạn Dương Châu, trong một đêm trăng sáng, Lý Bạch ngửa mặt lên ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, bất giác nhớ nhà, tức cảnh sinh tình rồi viết nên bài thơ thiên cổ ngàn năm sáng rọi.
“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
“Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh
Ánh trăng trở thành người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh trong thời gian người bị giam cầm tại Trung Quốc.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Tục ngữ
Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội, cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, trong bài giảng trên thầy Nguyễn Phi Hùng đã đưa ra những điểm học sinh cần nhớ khi triển khai các bài viết về “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Học sinh có thể đăng ký học thử bài giảng của thầy Hùng phân tích tác phẩm này TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó, nhằm giúp học sinh củng cố, nắm chắc các kiến thức ngay tại nhà mà không cần phải đến lớp học thêm, Hệ thống Giáo dục HOCMAI hiện đang triển khai chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 6 – 9 bao gồm khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện.
Đối với những phần kiến thức còn chưa hiểu, các em có thể đặt câu hỏi ngay dưới mỗi bài giảng và được các biên tập viên giải đáp nhanh chóng thông qua dịch vụ Hỏi đáp 24/7.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT, PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
Bộ các đề văn về bài Ánh trăng và câu hỏi nhỏ bài Ánh trăng được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 9 và đề thi môn Văn tuyển sinh vào lớp 10.
I. Các câu hỏi nhỏ bài Ánh trăng
Ngoài những câu hỏi đọc hiểu Ánh trăng qua phần soạn bài Ánh trăng – Nguyễn Duy trong SGK Ngữ văn lớp 9, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các dạng đề văn về tác phẩm Ánh trăng được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.
Câu 1: Trong bài thơ “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn Duy có viết:
Bạn đang xem: Trọn bộ các đề văn về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu 9
“Hồi nhỏ sống với đồng”
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Trả lời:
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó, hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).
Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.
Câu 3: Bài thơ “Ánh trăng” mang bóng dáng câu truyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại với các mốc sự kiện hiện tại trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng theo đó bộc lộ dựa trên mạch tự sự của văn bản.
Theo mạch tự sự đi từ việc hồi tưởng quá khứ, tới nhận ra lầm lỗi của bản thân trong hiện tại để lắng kết lại thành cái “giật mình” cuối bài thơ.
Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?
Trả lời:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa. + Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Câu 5: Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ.
Trả lời:
Trong bài thơ “Ánh trăng” tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.
Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.
Câu 6: Tìm và chép khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc.
Trả lời:
Khổ thơ tạo ra bước ngoặt về sự việc và cảm xúc:
Thình lình đèn điện tắt phòng buynh đinh tối om vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Câu 7: Tình huống được đặt ra trong khổ thơ đó là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Trả lời:
Tưởng như quá khứ đi vào quên lãng nhưng hoàn cảnh bài thơ được đẩy lên một bước ngoặt mới khi tạo ra tình huống bất ngờ “ thình lình đèn điện tắt, phòng buyn đinh tối om” Đây là một tình huống quen thuộc thường hặp trong đời sống thường ngày nhưng trong bài thơ này đây là tình huống tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình.
Tình huống bất ngờ tạo cơ hội đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, nơi ánh sáng thành phố hiện đại với ánh sáng của trăng đẹp đẽ, trọn vẹn – một sự tình cờ mà như điều tất yếu. Dường như vầng trăng vẫn luôn đứng đó kiên nhẫn đợi chờ. Trăng đột ngột xuất hiện có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh cảm xúc và đánh thức lương tâm.
Cho khổ thơ sau
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể
như là sông là rừng
Câu 8: Có thể viết câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thành “Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Chép lại 2 câu thơ trong bài đã học ở chương trình THCS cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).
Trả lời:
Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)
Câu 9: Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trả lời:
Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.
Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.
Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.
Câu 10: Nêu cảm xúc của tác giả trong khổ thơ trên bằng đoạn văn ngắn 5 câu.
Trả lời:
Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng – quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.
Câu 11: Những hình ảnh nào được lặp lại trong khổ thơ trên, điều đó có ý nghĩa gì? Những hình ảnh này có gì khác so với hình ảnh trong khổ thơ đầu?
Trả lời:
Những hình ảnh được lặp lại “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” kết hợp với các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê làm người đọc thấy bồi hồi, xúc động.
Những hình ảnh này khác với hình ảnh sông, đồng, bể, rừng như ở khổ một. Bởi vì hình ảnh trên được lặp lại, được gợi nhắc, đó là những hình ảnh trong quá khứ diễn tả cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên. Trong dòng hồi tưởng, tác giả khái quát vẻ đẹp bình dị, vô tư. Khẳng định tình cảm gắn bó giữa con người với tự nhiên hết sức chân thật và hồn nhiên.
Câu 12: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch.
Trả lời:
Khổ thơ đầu tiên bài “Ánh trăng” nhắc nhở, tái hiện những năm tháng chiến đấu gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Những tháng ngày sống tự do, hồn hậu với tự nhiên, không có sự đổi thay:
Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Từ đó, gợi nhắc thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung từ trong quá khứ. Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, tha thiết kết hợp với các yếu tố trữ tình, tự sự hình ảnh ánh trăng đầy biểu cảm hiện lên trong trẻo, hiền hòa. Như vậy ở quãng thời gian trong quá khứ “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” cuộc sống gần gũi với tự nhiên, với trăng tưởng chừng không bao giờ quên được hình ảnh ánh trăng “tình nghĩa”. Những tháng năm sống hồn nhiên, trong sáng sẽ luôn là kỉ niệm đẹp, khó quên trong lòng người lính. Từ những lời nói này như những lời nói tâm tình kể theo trình tự thời gian, qua đó dòng cảm xúc của nhà thơ cũng men theo mạch tự sự đó để bộc lộ.
Câu 13: Bài thơ “Ánh trăng” muốn nói tới thái độ sống nào của người đọc. Tìm câu tục ngữ diễn đạt chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
Trả lời:
Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.
Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc tới thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân nghĩa với quá khứ, nguồn cội, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội.
Câu 14: Trong bài thơ có duy nhất một khổ thơ nhắc tới từ “ánh trăng”, em hãy chép chính xác khổ thơ đó.
Trả lời:
Khổ thơ duy nhất có từ “ánh trăng”:
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Câu 15: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ vừa chép. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 16: Cái “giật mình” trong khổ thơ vừa chép có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.
Câu 17: Viết một đoạn văn 12 câu, diễn tả cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong khổ thơ vừa chép. Đoạn thơ có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú.
Trả lời:
Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ trong vạnh vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh cảu lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.
II. Các đề văn về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Các đề văn về Ánh trăng được THPT Sóc Trăng tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.
Đề 1: Phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
Đề 2: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy
Đề 3: Cảm nhận về 3 khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đề 4: Cảm nhận bài thơ ánh trăng – Nguyễn Duy
Đề 5: Phân tích nhan đề bài thơ Ánh trăng
Đề 6: Phân tích hai khổ đầu bài ánh trăng
Đề 7: Phân tích 3 khổ đầu Ánh trăng – Nguyễn Duy
Đề 8: Cảm nhận bài thơ ánh trăng khổ cuối
Đề 9: Cảm nhận 2 khổ đầu bài Ánh trăng
Đề 10: Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Ánh trăng
Đề 11: Phân tích khổ thơ đầu bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Đề 12: Cảm nhận hai khổ cuối bài thơ Ánh trăng
Với bộ các đề văn về bài Ánh trăng và câu hỏi nhỏ bài Ánh trăng – Nguyễn Duy ở trên, THPT Sóc Trăng đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.
Bộ các đề văn về bài Ánh trăng và câu hỏi nhỏ bài Ánh trăng – Nguyễn Duy được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 9 ôn luyện về tác phẩm này
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục
Từ khóa » Bài Thơ Cùng Chủ đề Với ánh Trăng
-
ÔN TẬP CÁC BÀI THƠ VỀ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN- ÁNH TRĂNG Pps
-
Tuyển Tập Các đề Văn Về Bài Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
-
CÁC DẠNG ĐỀ VỀ BÀI THƠ ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy Văn Lớp 9
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy Dàn ý ...
-
Ôn Thi Vào 10 Môn Văn: ÁNH TRĂNG - NGUYỄN DUY
-
Bài Thơ Ánh Trăng (Nguyễn Duy) (1978) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Văn Bản: "Ánh Trăng" - Nguyễn Duy. - Facebook
-
Top 7 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Ánh Trăng Hay Chọn Lọc
-
Ánh Trăng
-
Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy - Thủ Thuật
-
Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy Gợi Cho Em Những Suy Nghĩ Gì?
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng “ánh Trăng” Và Cái “giật Mình” Trong Bài Thơ Ánh ...
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Ánh Trăng - Mai Hoa - HOC247
-
Ánh Trăng - Nguyễn Duy - Văn Mẫu Việt Nam