Ánh Trăng - Nguyễn Duy - Ngữ Văn 9 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 9 Bài 12 Ngữ Văn 9 Ánh trăng - Nguyễn Duy - Ngữ văn 9 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 112 FAQ

Qua bài thơ Ánh trăng các em nắm được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Duy

b. Tác phẩm Ánh trăng

c. Bố cục

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Vầng trăng trong quá khứ

b. Vầng trăng trong hiện tại

c. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng

2. Bài tập minh họa

3. Bài soạn Ánh trăng

4. Hỏi đáp Bài Ánh trăng Ngữ Văn 9

5. Một số bài văn mẫu về Ánh trăng

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Duy

  • Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
  • Quê Quán: thành phố Thanh Hóa.
  • Cuộc đời
    • Năm 1966, ông gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
    • Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu.
    • Thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con người Việt Nam.
    • Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Cát trắng (1973), Mẹ và em ( 1987), Đường xa (1990), Về (1994)…

b. Tác phẩm Ánh trăng

  • Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

c. Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Hai khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ.
  • Phần 2: Hai khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.
  • Phần 3: Hai khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Vầng trăng trong quá khứ

  • Hồi nhỏ sống:
    • với đồng.
    • với sông.
    • với bể.

→ Điệp từ “với” tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.

  • “Hồi chiến tranh ở rừng”: những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh, “vầng trăng thành tri kỉ”.
  • Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ.
  • “Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” → Vầng trăng trong quá khứ rất đẹp.

→ Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” → Cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.

  • “Không…quên…vầng trăng tình nghĩa” → Thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng.

⇒ Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao. Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu,của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

b. Vầng trăng trong hiện tại

  • Hoàn cảnh sống:

    • Đất nước hòa bình.

    • Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.

“Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”

  • Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
  • Biện pháp nhân hóa, so sánh → “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

→ Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

  • Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ.
    • Tình huống: mất điện, phòng tối om.
    • “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương → bắt gặp vầng trăng

⇒ Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

c. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng

  • Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.

  • Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.

  • Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.

→ Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

  • Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
  • Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
    • Nghệ thuật

      • Sử dụng nhiều hình ảnh liên tưởng, nhiều sáng tạo, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
      • Âm hưởng khỏe khắn, hào hùng, lạc quan.
      • Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy.
  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ánh trăng: Kết thúc chiến tranh, bước vào cuộc sống hòa bình với bao tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng còn nhớ thời gian lao mà tình nghĩa.

2. Thân bài

  • Nêu cảm xúc bao trùm: Bài thơ là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy.
  • Xưa, vầng trăng là tri kỉ:
    • Vầng trăng của thiên nhiên đi suốt tuổi thơ và đời lính: Ánh trăng gắn với đồng, song, biển, rừng.
    • Vầng trăng tình nghĩa với những con người đáng quý:hồn nhiên như cây cỏ, không bao giờ quên.
    • Nhịp thơ: trôi chảy, bình thường.
  • Nay, vầng trăng là người dưng qua đường.
    • Nhắc lại hồi ấy không chỉ để tự hào mà để nói một thực tế hiện nay ngỡ không bao giờ quên.
    • Vì: quen chỉ còn biết ánh điện, cửa gương hiện đại.
    • Xót xa tự nhận: vầng trăng như người dưng…
  • Trăng nhắc nhở con người vô tình ấy:
    • Giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng.
    • Bước ngoặt của tình huống: thình lình, vội bật tung, đột ngột vầng trăng tròn.
    • Trăng làm thức dậy kỉ niệm tri kỉ: mặt nhìn mặt (lặng nhìn và suy ngẫm), rưng rưng: có nhớ (đồng, rừng), có cả ân hận.
  • Trăng vẫn tình nghĩa, nên người phải giật mình:
    • Trăng cứ trước sau không đổitròn vành vạnh "tình nghĩa vẹn toàn, trong sáng", bất chấp sự vô tình, lãng quên của người "kể chi người vô tình".
    • Nhưng chính vì tình nghĩa, trăng nghiêm trang (im phăng phắc) mà nhắc nhở.
    • Hai câu Ngửa mặt… rưng rưng, giọng chậm rãi, chuyển sang giọng thơ thiết tha (bốn câu tiếp), rồi trầm lặng: đủ cho ta giật mình (cái giật mình rất đáng kính trọng).
  • Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng rất phong phú và sâu sắc: thiên nhiên hồn nhiên, tình nghĩa vẹn tròn, bất diệt; còn là biểu tượng của quá khứ hi sinh, cội nguồn cao đẹp.
  • Giọng thơ tâm tình nhịp nhàng, nhịp thơ khi trôi chảy nhẹ nhàng, khi thiết tha đằm thắm, khi nghiêm trang trầm lặng, phù hợp với cảm xúc.
  • Biểutượng vầng trăng giàu ý nghĩa cảm xúc và suy tư.

⇒ Qua Ánh trăng nhà thơ nói về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" mà không cao giọng, trái lại như một lời chân thành và do đó đầy sức ám ảnh.

3. Kết bài

  • Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ.
  • Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
  • Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy gương mặt thật của mihf, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

3. Bài soạn Ánh trăng

Bài thơ “Ánh trăng” in trong tập thơ cùng tên, được Nguyễn Duy sáng tác vào nãm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Ánh trăng.

4. Hỏi đáp Bài Ánh trăng Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu về Ánh trăng

Nhắc đến thơ Nguyễn Duy, có nguời nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, tha thiết cái hồn, cái vía của dân ca, ca dao Việt Nam. Những bài thơ của ông không cố gắng tìm những hình thức mới mẻ mà đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con nguời Việt Nam. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi còn hơi “bụi” phù hợp với ngôn ngữ thường nhật. Quả đúng như vậy! Chỉ qua bài Ánh trăng, ta cũng đủ để thấy được tài hoa trong nghệ thuật viết thơ của Nguyễn Duy. Để nắm được cách triển khai một bài văn viết hoàn chỉnh về tác phẩm này này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:

- Suy ngẫm về triết lí sống của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng

- Phân tích biểu tượng của hình ảnh đầu súng trăng treo trong Đồng chí - Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng - Nguyễn Duy

- Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

- Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng

- Cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài Ánh trăng

- Suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

- Bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu

- Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện

- Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 9 Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) - Ngữ văn 9 Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Ngữ văn 9 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9

Toán 9

Lý thuyết Toán 9

Giải bài tập SGK Toán 9

Trắc nghiệm Toán 9

Đại số 9 Chương 3

Hình học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Toán 9

Ngữ văn 9

Lý thuyết Ngữ Văn 9

Soạn văn 9

Soạn văn 9 (ngắn gọn)

Văn mẫu 9

Soạn bài Làng

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9

Tiếng Anh 9

Giải bài Tiếng Anh 9

Giải bài tập Tiếng Anh 9 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 9

Unit 4 Lớp 9

Tiếng Anh 9 mới Unit 5

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 9

Vật lý 9

Lý thuyết Vật lý 9

Giải bài tập SGK Vật Lý 9

Trắc nghiệm Vật lý 9

Vật Lý 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 9

Hoá học 9

Lý thuyết Hóa 9

Giải bài tập SGK Hóa học 9

Trắc nghiệm Hóa 9

Ôn tập Hóa học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9

Sinh học 9

Lý thuyết Sinh 9

Giải bài tập SGK Sinh 9

Trắc nghiệm Sinh 9

Ôn tập Sinh 9 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 9

Lịch sử 9

Lý thuyết Lịch sử 9

Giải bài tập SGK Lịch sử 9

Trắc nghiệm Lịch sử 9

Lịch sử 9 Chương 5 Lịch Sử Thế Giới

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9

Địa lý 9

Lý thuyết Địa lý 9

Giải bài tập SGK Địa lý 9

Trắc nghiệm Địa lý 9

Địa Lý 9 Địa Lý Kinh tế

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 9

GDCD 9

Lý thuyết GDCD 9

Giải bài tập SGK GDCD 9

Trắc nghiệm GDCD 9

GDCD 9 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9

Công nghệ 9

Lý thuyết Công nghệ 9

Giải bài tập SGK Công nghệ 9

Trắc nghiệm Công nghệ 9

Công nghệ 9 Quyển 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 9

Tin học 9

Lý thuyết Tin học 9

Giải bài tập SGK Tin học 9

Trắc nghiệm Tin học 9

Tin học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 9

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 9

Tư liệu lớp 9

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 9

Đề thi giữa HK2 lớp 9

Đề thi HK1 lớp 9

Đề thi HK2 lớp 9

Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện

8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương

6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay

5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích

Văn mẫu Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

5 bài văn mẫu bài thơ Bếp lửa

6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà

Lặng lẽ Sa Pa

Bếp lửa

Ánh trăng

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 4

Làng

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 3

Video Toán NC lớp 9- Luyện thi vào lớp 10 Chuyên Toán

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bố Cục Tác Phẩm ánh Trăng