Anh (United Kingdom) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len

(United Kingdom of Great Britain và Northern Ireland)

Mã vùng điện thoại: 44 Tên miền Internet: .uk

Quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Bắc lục địa châu Âu, trên quần đảo Britan và phần bắc đảo Ai-len; giáp biển Bắc, eo biển Măng-sơ, eo Xanh Gioóc và Đại Tây Dương.

Diện tích: 243.610km2

Thủ đô: Luân Đôn (London)

Lịch sử: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len bao gồm 4 xứ: Anh (England, thủ đô Luân Đôn, dân số 51.446.000 người), Xứ Uên (Wales, thủ đô Cardiff, dân số 2.993.000 người), Xcốt-len (Scotland, thủ đô Edinburgh, dân số 5.169.000 người) và Bắc Ai-len (Northern Ireland, thủ đô Belfast, dân số 1.775.000 người); mỗi xứ có lịch sử và văn hoá riêng.

Các mốc chính trong lịch sử:

43-409: Bị người La Mã chiếm đóng

450: Người Bắc Âu xâm chiếm và hình thành các Vương quốc Anglo-Saxon

597: Bắt đầu sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo

789: Bắt đầu các cuộc tấn công của người Viking

1017-1042: Triều đại của người Viking gốc Đan Mạch

1066: Người Norman xâm chiếm, du nhập tiếng Pháp vào giới quý tộc Anh

1337: Cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm năm giữa Anh và Pháp bắt đầu

1547: Tin Lành trở thành Quốc đạo ở Anh

1707: Đạo luật hợp nhất Anh và Xcốt-len

1760 - 1830: Cách mạng Công nghiệp ở Anh

1775 - 1783: Thất bại trong cuộc chiến thuộc địa tại Mỹ

1800: Đạo luật hợp nhất Anh và Bắc Ai-len

1947: Với việc Ấn độ và Pakistan giành độc lập, Đế chế Anh bắt đầu tan vỡ

1973: Anh gia nhập EEC (nay là Liên minh châu Âu - EU)

Ngày quốc khánh: 11/6 (ngày sinh của Nữ hoàng Anh đương quyền Elidabet II)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 47 tỉnh, 7 thành phố, 26 huyện, 9 khu, 3 vùng đảo và một số lãnh thổ phụ thuộc.

Hiến pháp: Không thành văn, một phần là các đạo luật, một phần là luật tục và thủ tục.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Anh theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, Thủ tướng là người đứng đầu đảng chiếm đa số của Hạ viện (nếu không có đảng nào chiếm đa số, Thủ tướng phải có một liên minh đa số hoặc ít nhất là liên minh không bị đa số phủ quyết).

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (có khoảng 500 ghế, 92 ghế là cha truyền con nối, 26 ghế cho giới tăng lữ) và Hạ viện (646 ghế; được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, ngoại trừ trường hợp Hạ viện bị giải tán trước thời hạn).

Cơ quan tư pháp: Thượng viện, một vài quan chức cao cấp của Toà Thượng thẩm được Nhà vua chỉ định suốt đời.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Bảo thủ và hợp tác, Công đảng, Đảng Tự do, Đảng dân tộc Xcốt-len, Đảng Dân tộc xứ Uên, Đảng Hợp nhất Ulster (Bắc Ailen), Đảng Hợp nhất dân tộc (Bắc Ai-len), Đảng Lao động và dân chủ xã hội (Bắc Ai-len), Đảng Xin Phên (Bắc Ai-len), Đảng Liên minh (Bắc Ai-len).

Khí hậu: Ôn đới hải dương, hơn một nửa số ngày trong năm bầu trời đầy mây. Lượng mưa trung bình: 2.000m (ở phía tây), 600 - 700 mm (phía đông nam).

Địa hình: Phần lớn là đồi và núi thấp; đồng bằng ở Đông và Đông Nam

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đá vôi, sắt, muối, đất sét, đá phấn, thạch cao, chì, silic, đất canh tác màu mỡ.

Dân số: 63.742.000 người (2013), đứng thứ 23 trên thế giới và thứ 3 trong EU (sau Đức và Pháp).

Các dân tộc: Anh 83,6%; Scotland 8,6%; xứ Wales 4,9%; Bắc Ai-len 2,9%; da màu 2%; Ấn Độ 1,8%

Ngôn ngữ: Tiếng Anh, ngoài ra có các tiếng địa phương như tiếng Scottish tiếng Welsh, tiếng Ai-len, tiếng Cornish.

Tôn giáo: 71,6% Thiên Chúa giáo, 2,7% Hồi giáo, Ấn Độ giáo 1%

Kinh tế: Kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (thứ 2 trong EU sau Đức). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ. Thành phố Luân Đôn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản).

Trong thời gian qua, nền kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung bình đạt 6,1% giai đoạn 1990 – 2007; tỷ lệ thất nghiệp thấp, khoảng 5%, thuộc hàng thấp nhất EU; lạm phát thấp và ổn định nhất kể từ năm 1959 cho đến trước khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008 – 2009, được Ngân hàng Trung ương điều tiết ở mức 2%. Sản phẩm công nghiệp: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành công nghiệp hoá chất, điện tử; viễn thông, công nghệ cao; dệt, may mặc. Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hạt có dầu, hoa quả, gia súc, gia cầm, cá.

Đơn vị tiền tệ: bảng Anh ; 1bảng = 100 pence

Văn hóa: Vương quốc Anh là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với những phong tục tập quán lâu đời, cũng là nơi có nhiều tên tuổi văn chương nổi tiếng như: William Shakespeare, chị em nhà Bronte, Charles Dickens, Bernard Shaw…

Thế kỷ XX, tại Anh cũng sản sinh nhiều ban nhạc nổi tiếng thế giới, như các ban nhạc The Beatles, The Rolling Stone, The Who, Queen…

Vương quốc Anh cũng là đất nước có truyền thống thể thao, được xem là quê hương của môn bóng đá và giải ngoại hạng Anh luôn thu hút nhiều khán giả trên khắp thế giới.

Về quần vợt có giải Grand Slam Wimbledon nổi tiếng. Ngoài ra nước Anh còn có những giải golf và đua ngựa được đông đảo công chúng biết đến.

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 11 năm, từ 5 đến 16 tuổi. Trẻ em học tiểu học đến năm 11 tuổi, rồi vào trung học. Ở Anh có cả hệ thống trường công và trường tư. Hầu hết những người muốn vào đại học phải trải qua 7 môn học ở cấp trung học và 3 môn học ở cấp cao. Học sinh nào không có điều kiện học đại học có thể vào học một trường kỹ thuật, hay trường "bách khoa". Việc học tập sau độ tuổi 16 được gọi là "giáo dục bậc cao hơn". Nước Anh có nhiều trường đại học, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Hai trường đại học nổi tiếng nhất là Oxford và Cambridge; những người tốt nghiệp các trường này thường được giữ vị trí quan trọng trong chính phủ và ngành kinh doanh.

Các thành phố lớn: Birmingham, Manchester, Glassgow, Liverpool, Briston...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 1/9/1973.

Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, BIS, EBRD, ECE, ESCAP, EU, FAO, G-77, IADB, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, UN, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (thường trực), UNCTAD, UNESCO, UNIDO, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Viện bảo tàng Anh, Tu viện Xanh Pôn, Tháp đồng hồ Big Ben, Cung điện Buckingham, Nhà khánh tiết, Quảng trường Tơranxphagơ; các thành phố: Oxford, Cambridge, Manchester, Glassgrow, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 11/9/1973 (quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ).

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Hà Nội, Việt Nam:

Địa chỉ: 4F, Tòa nhà Trung tâm 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-39360500

Fax: 84-04-39360561

Email: behanoi02@vnn.vn

Tổng Lãnh sự quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 25 Đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 08-38251380/1

Fax: 08-38221971

Email: bcghcmc@hcm.vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len:

Địa chỉ: 12-14 Victoria Road, London W8 5RD

Điện thoại: +44-2079371912/2075652214/+44-2079375628

Fax: +44-2075653853

Email: vanphong@vietnamembassy.org.uk

Từ khóa » Diện Tích Tự Nhiên Vương Quốc Anh