Anrê Phú Yên – Wikipedia Tiếng Việt

Anrê Phú Yên
Tượng đài Chân phước Anrê Phú Yên đặt tại giáo xứ Mằng Lăng
Tử đạo tiên khởi của Việt Nam
Sinh1624[1]Tuy An, Phú Yên, Việt Nam
Mất26 tháng 7 năm 1644 (19 tuổi)Kẻ Chàm, Quảng Nam, Việt Nam
Chân phước5 tháng 3 năm 2000, Vatican bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Đền chínhNhà thờ Mằng Lăng
Lễ kính26 tháng 7
Quan thầy củagiáo lý viên

Anrê Phú Yên hay Andrew Phú Yên (sinh khoảng năm 1625, mất khoảng năm 1644) là một tín hữu Công giáo, được coi là vị tử đạo tiên khởi tại Việt Nam, và được Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên chân phước vào ngày 5 tháng 3 năm 2000.[2] Ông cũng được xem là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.

Hiện vẫn chưa biết ông tên thật là gì, nhưng 2 chi tiết được xác nhận theo tên thánh của ông là Anrê và nơi sinh là Phú Yên. Tên này sử dụng rất phổ biến trong những ngày tưởng niệm. Một số tài liệu khác cho rằng, lúc nhỏ ông có tên như những đứa trẻ nông thôn khác, sau khi được rửa tội năm 1641, ông được đặt tên thánh là Anrê, và từ đó ông không sử dụng tên cũ nữa, mọi người cứ gọi ông theo tên thánh là Anrê.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Anrê Phú Yên sinh vào khoảng năm 1625 hoặc 1626, gần trị sở dinh Trấn Biên[3], nay thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thuộc giáo phận Quy Nhơn, Việt Nam[4]. Anrê là con út của một người phụ nữ mộ đạo tên thánh là Gioanna.[5]

Năm 1641, linh mục Alexandre de Rhodes đã rửa tội cho ông cùng với 91 người khác. Ông được đặt tên thánh là Anrê. Mẹ đỡ đầu của ông là Quận chúa Maria Mađalêna Ngọc Liên, vợ Trấn thủ Trấn Biên Nguyễn Phúc Vinh. Ông đi theo linh mục Alexandre de Rhodes với vai trò là giáo lý viên (còn gọi là thầy giảng). Năm 1642, ông được linh mục Alexandre de Rhodes đưa ra Hội An để học trường các thầy giảng, trở thành học viên xuất sắc nhất mặc dù còn trẻ.

Ngày 31 tháng 7 năm 1643, cùng với một số đồng bạn, ông phát lời nguyện tận hiến đi phục vụ Giáo hội suốt đời, tức là đi phụ giúp các linh mục truyền giáo và cổ vũ giáo dân. Sau đó, ông cùng các bạn đi truyền giáo ở các tỉnh Thuận Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam.

Việc truyền đạo gặp rất nhiều khó khăn do quan niệm của các quan lại ảnh hưởng Tam giáo cho rằng đạo Công giáo là bàng môn tả đạo cần phải bị diệt trừ. Ngày 25 tháng 7 năm 1644, trong khi truyền đạo ở Quảng Nam, ông bị quan binh sở tại bắt giữ và tống giam vào ngục. Khi đưa ra công đường, quan viên sở tại nhiều lần khuyên ông bỏ đạo để bảo toàn tính mạng, tuy nhiên ông đã từ chối, cương quyết xưng mình là Kitô hữu và là thầy giảng, và sẵn sàng hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa Kitô.

Ngày 26 tháng 7 năm 1644, ông bị tuyên án giải giao thị chúng và chém đầu. Ngay chiều hôm đó, ông bị giải qua các phố ở Kẻ Chàm, Quảng Nam. Tương truyền, ông bị đâm nhiều nhát giáo xuyên cạnh sườn rồi bị chém đầu sau đó.[6] Máu của ông đã đổ ra trên mảnh đất Phước Kiều (thuộc Quảng Nam) nên hiện nay Đền Thánh Anre Phú Yên thuộc Giáo xứ Phước Kiều, Giáo phận Đà Nẵng.

Thi hài

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 8 năm 1644, thi hài của Anrê Phú Yên được linh mục Đắc Lộ mang đến Macao, và được an táng tại nhà thờ Thánh Phaolô ở đó. Riêng thủ cấp của ông thì được linh mục Đắc Lộ mang theo bên mình cho đến khi được cất giữ tại nhà Bề trên Tổng quyền Dòng Tên ở La Mã (nay thuộc Ý).

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà thờ Mằng Lăng
  • Danh sách Thánh Công giáo Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “WYD02 Saints: Blessed Andrew of Phu Yen – Protomartyr of Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Sắc lệnh của Bộ Phong thánh tuyên phong chân phúc, ngày 5-3-2000
  3. ^ Tài liệu các giáo sĩ Pháp ghi nơi sinh của ông tại tỉnh Ranan thuộc Cocincina)
  4. ^ Lược tóm cuộc đời Chân phước Anrê Phú Yên của Hội đồng Mục vụ Việt Nam
  5. ^ “Viet Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ Bản Tuyên bố về cuộc tử đạo của tôi tớ Chúa Anrê Thầy giảng giáo dân, của Bộ Phong thánh Vatican

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang kính chân phước Anrê Phú Yên Lưu trữ 2009-10-25 tại Wayback Machine
  • BLESSED ANDREW of PHU YEN Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Danh sách các Thánh tử đạo Việt Nam
Giámmục
Dòng Đa MinhClementé Ignacio Delgaho Y • Domingo Henares Minh • José María Diaz Sanjuro An • Melchior Garcia Sampedro Xuyên • Valentín de Berriochoa Vinh • Jerónimo Hermosilla Vọng
Hội Thừa sai ParisEtienne-Théodore Cuénot Thể • Pierre Dumoulin-Borie Cao
LinhmụcPhêrô Almato Bình • Matteo Alonzo Leciniana Đậu • Jean-Louis Bonnard Hương • Đa Minh Cẩm • Jacinto Castaneda Gia • Jean-Charles Cornay Tân • Tôma Đinh Viết Dụ • Bênađô Vũ Văn Duệ • Anrê Trần An Dũng • Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm • Gioan Đạt • José Fernandez Hiền • Francois-Isidore Gagelin Kính • Francisco Gil de Federich Tế • Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh • Giuse Ngô Duy Hiển • Gioan Đoàn Trinh Hoan • Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng • François Jaccard Phan • Phêrô Hoàng Khanh • Phêrô Vũ Đăng Khoa • Phaolô Phạm Khắc Khoan • Tôma Khuông • Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm • Luca Vũ Bá Loan • Phaolô Lê Văn Lộc • Phêrô Nguyễn Văn Lựu • Joseph Marchand Du • Đa Minh Đinh Đức Mậu • Philípphê Phan Văn Minh • Giacôbê Đỗ Mai Năm • Pierre François Néron Bắc • Phaolô Nguyễn Ngân • Giuse Nguyễn Đình Nghi • Phêrô Đoàn Công Quí • Augustin Schoeffler Đông • Phêrô Trương Văn Thi • Máctinô Tạ Đức Thịnh • Phaolô Lê Bảo Tịnh • Đa Minh Trạch • Emmanuel Nguyễn Văn Triệu • Phêrô Nguyễn Bá Tuần • Giuse Tuân • Phêrô Lê Tùy • Phêrô Nguyễn Văn Tự • Đa Minh Vũ Đình Tước • Jean Théophane Vénard Ven • Giuse Đặng Đình Viên • Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên • Vinh Sơn Đỗ Yến
ThầygiảngPhanxicô Xaviê Cần • Phanxicô Đỗ Văn Chiểu • Phêrô Trương Văn Đường • Phêrô Nguyễn Văn Hiếu • Giuse Nguyễn Duy Khang • Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu • Phaolô Nguyễn Văn Mỹ • Gioan Baotixita Đinh Văn Thành • Tôma Toán • Phêrô Vũ Văn Truật • Phêrô Nguyễn Khắc Tự • Đa Minh Bùi Văn Úy • Giuse Nguyễn Đình Uyển • Phêrô Đoàn Văn Vân • Chân phước Anrê Phú Yên • Tôma Trần Văn Thiện (chủng sinh)
Giáodân
Quan viênPhaolô Tống Viết Bường • Micae Hồ Đình Hy • Đa Minh Phạm Trọng Khảm • Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh
Chánh tổngGiuse Phạm Trọng Tả • Luca Phạm Trọng Thìn
Lý trưởngGioan Baotixita Cỏn • Micae Nguyễn Huy Mỹ • Anrê Nguyễn Kim Thông • Antôn Nguyễn Tiến Đích
Binh sĩ • Đa Minh Đinh Đạt • Augustinô Phan Viết Huy • Anrê Trần Văn Trông • Phanxicô Trần Văn Trung • Nicôla Bùi Đức Thể
Thường dânGiuse Hoàng Lương Cảnh • Phêrô Đinh Văn Dũng • Phaolô Vũ Văn Dương • Phêrô Đa • Mátthêu Nguyễn Văn Đắc • Tôma Nguyễn Văn Đệ • Mátthêu Lê Văn Gẫm • Phaolô Trần Văn Hạnh • Simon Phan Đắc Hòa • Đa Minh Huyện • Giuse Nguyễn Văn Lựu • Đa Minh Mạo • Augustinô Nguyễn Văn Mới • Lôrensô Ngôn • Đa Minh Nguyên • Đa Minh Nhi • Đa Minh Ninh • Emmanuel Lê Văn Phụng • Máctinô Thọ • Phêrô Thuần • Đa Minh Toại • Giuse Trần Văn Tuấn • Giuse Phạm Quang Túc • Anrê Tường • Vinh Sơn Tường • Stêphanô Nguyễn Văn Vinh • Vinh Sơn Phạm Văn Dương • Anê Lê Thị Thành
KhácTôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp • Đấng đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận • Tôi tớ Chúa Marcel Nguyễn Tân Văn
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến nhân vật Công giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đền Mạng Sống