Anten WiFi Truyền Theo Hướng Nào? 14 Cách Chỉnh Hướng Phát Sóng ...
Có thể bạn quan tâm
Nắm được hướng phát sóng của anten WiFi là một trong những phương án cơ bản để nâng cao chất lượng sử dụng mạng không dây. Tùy vào kiểu anten WiFi, bạn có sẽ có các cách chỉnh hướng phát sóng anten của cục phát WiFi khác nhau. Mời bạn tìm hiểu 2 loại anten WiFi có hướng phát sóng khác nhau và 14 cách điều chỉnh hướng phát sóng WiFi trong bài viết sau.
Anten phát sóng WiFi của Router
Nội dung chính:
1. Hướng phát sóng của 2 loại anten WiFi 1.1. Anten định hướng 1.2. Anten đa hướng 2. 14 cách điều chỉnh hướng phát sóng của anten WiFi 2.1. 7 cách mở rộng phạm vi phát sóng 2.2. 7 cách thu hẹp phạm vi phát sóng
1. Hướng phát sóng của 2 loại anten WiFi
Phổ biến nhất trong ngành công nghệ kết nối không dây là hai loại anten WiFi định hướng và Anten WiFi đa hướng. Mỗi loại anten đều có tính chất và ưu nhược điểm khác nhau vậy nên chúng thường được sử dụng tại các không gian khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Hướng phát sóng của 2 loại anten WiFi
1.1. Anten định hướng
1.1.1. Định nghĩa
Anten định hướng (directional wifi antenna) là loại anten phát sóng theo một hướng nhất định. Phương thức hoạt động của anten định hướng tương tự với đèn pin cầm tay. Khi sử dụng đèn pin, chỉ một khu vực nhất định được chiếu sáng với chùm sáng hình phễu tam giác, bất cứ thứ gì ngoài khu vực tam giác này đều không được chiếu sáng. Cùng nguyên lý như vậy, nếu nằm ngoài hình phủ sóng hình phễu tam giác, các thiết bị sẽ không thể kết nối mạng WiFi.
Mô hình hóa khu vực phủ sóng của anten định hướng
1.1.2. Ưu nhược điểm của anten định hướng
Bởi hướng phát sóng của anten WiFi định hướng chỉ theo một hướng nên loại anten này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Nhờ sóng Anten được tập trung theo một hướng, anten định hướng có khả năng gửi và nhận tín hiệu từ các khoảng cách lớn, lên đến 50 km.
- Nhược điểm: Diện tích phát sóng của anten định hướng nhỏ hơn nhiều so với anten đa hướng. Có thể hiểu là anten định hướng có thể phát WiFi vượt phạm vi phòng làm việc, nhưng lại không thể bao phủ hoàn toàn căn phòng.
1.1.3. Ứng dụng của anten WiFi định hướng
Người ta thường sử dụng Anten định hướng trong các mạng WiFi đa điểm, các điểm tầm xa. Lúc này, Anten WiFi định hướng đóng vai trò như một cây cầu, nối các điểm kết nối với nhau. Đôi khi, anten WiFi định hướng cũng được sử dụng để phát sóng cho hệ thống đa điểm tầm xa, với một anten đa hướng nhận kết nối từ nhiều anten định hướng.
Ứng dụng của anten WiFi định hướng
1.1.4. Các loại anten định hướng
Tùy vào nhu cầu của người sử dụng, các nhà sản xuất thiết bị phát WiFi với các loại anten định hướng khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có 4 loại anten phổ biến như sau.
- 1 - Yagi Anten: Đây là dòng anten định hướng phổ thông, được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có hình dạng giống như mũi tên, nhận và truyền tín hiệu chỉ khi anten hướng tới thiết bị với góc phát 45 độ.
- 2 - Mini Panel Anten: Với góc phát 60 độ, cấu hình thấp, Mini Panel Anten được thiết kế với nguyên tắc gửi và nhận sóng vô tuyến từ một vị trí cụ thể tới một khu vực nhất định, thường được sử dụng để cải thiện sóng WiFi trong khu vực nhỏ như căn hộ, văn phòng nhỏ, có thể dùng với Router, Access Point hoặc USB WiFi.
- 3 - Panel Anten: Với góc phát thu hẹp chỉ 35 độ, Panel Anten có thẻ sử dụng để truyền tín hiệu đến và đi trong một khoảng cách xa khi kết nối với Router WiFi hoặc đóng vai trò là một đầu thu nhận sóng ngoài trời cho các thiết bị điện tử.
- 4 - Parabolic Anten và Grid Anten: Sử dụng chùm ta rất hẹp chỉ từ 3 - 20 độ, những anten này có khả năng gửi tín hiệu và nhận tín hiệu từ khoảng cách xa hàng chục kilomet nhờ đặc tính định hướng cực cao. Thiết kế đặc biệt giúp 2 loại anten trên chống chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giúp Parabolic Anten và Grid Anten được ứng dụng vào những hệ thống mạng đa điểm xa nhau.
So sánh góc phát giữa các anten định hướng
1.2. Anten đa hướng
1.2.1. Định nghĩa
Đúng theo tên gọi, Anten đa hướng (hay anten đẳng hướng - Omni-directional Antenna) có khả năng phát tín hiệu 360 độ, nhờ vậy mà anten đa hướng mang lại vùng phủ sóng rộng. Cơ chế phát sóng của Anten đa hướng tương tự như bóng đèn sợi đốt, chúng có khả năng phát ra ánh sáng đồng đều theo mọi hướng, tạo ra một vùng không gian hình khối cầu được bao phủ bởi sóng WiFi.
WiFi đa hướng có một vùng phủ sóng rộng
1.2.2. Ưu nhược điểm của anten đa hướng
Hướng phát sóng của anten WiFi đa hướng có khả năng phát sóng ở diện tích lớn hơn tuy nhiên nó vẫn có những ưu nhược điểm nhất định như:
- Ưu điểm: Chính vì sóng WiFi được gửi đi mọi hướng nên không gian gửi và nhận tín hiệu của anten đa hướng rộng hơn rất nhiều.
- Nhược điểm: Do phải phân bố sóng WiFi trong không gian rộng nên tín hiệu không thể đi xa được như Anten định hướng.
So sánh mô hình của anten đa hướng (trên) và định hướng (dưới)
1.2.3. Ứng dụng của anten đa hướng
Anten đa hướng được sử dụng rộng rãi cả trong nhà và ngoài trời, đặc biệt là khả năng tạo mạng lưới kết nối trong các không gian công cộng bởi khả năng phủ sóng rộng của nó.
1.2.4. Các loại anten đa hướng
Các anten đa hướng được thiết kế theo các vị trí lắp đặt cụ thể như ở ngoài trời, trên trần nhà hay là Anten trên router, USB WiFi:
- Anten đa hướng ngoài trời: Được thiết kế để gắn với các bộ định tuyến, điểm truy cập ngoài trời nhằm cải thiện vùng phủ sóng WiFi ở không gian bên ngoài.
- Anten đa hướng lắp đặt trên trần nhà: Được kết nối với Router hoặc Modem lắp đặt trên trần nhà, tòa nhà văn phòng. Thường kết nối với bộ phát WiFi qua cáp đồng trục.
- Rubber Ducky Antenna: Ứng dụng chính trên router WiFi, USB WiFi.
Hệ thống Anten WiFi đa hướng
So sánh giữa anten định hướng và anten đa hướng
Anten định hướng | Anten đa hướng |
✅ Khả năng phát sóng tới một điểm, một khu vực nhất định tốt, truyền xa. | ✅ Phù hợp cho nhu cầu phủ sóng 360 độ như trong các tòa nhà, các không gian mở |
❌Chỉ phát tín hiệu trong một phạm hẹp, theo một hướng nhất định | ❌ Kết nối có truyền sóng đi xa phát sóng kém hơn Anten định hướng. |
2. 14 cách điều chỉnh hướng phát sóng của anten WiFi
Mỗi gia đình, công ty sẽ có một nhu cầu sử dụng phạm vi phát sóng khác nhau cho hệ thống mạng không dây trong nhà. Thông qua việc điều chỉnh hướng phát sóng của anten WiFi, người dùng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phát sóng theo nhu cầu mà không cần trải qua những rắc rối của việc thay mới Router hay thay đổi các cài đặt trên hệ thống.
Điều chỉnh hướng phát sóng của Anten
2.1. 7 cách mở rộng phạm vi phát sóng
Đổi với những người dùng gặp trường hợp kết nối WiFi yếu (cột sóng WiFi trên các thiết bị chỉ hiển thị một, hai vạch), kết nối WiFi chập chờn tại một số điểm nhất định trong gia đình, văn phòng, người sử dụng có thể mở rộng phạm vi phát sóng WiFi thông qua việc điều chỉnh anten WiFi như sau:
1 - Với anten định hướng
Các anten định hướng phát sóng theo một phương nhất định, vì vậy, bạn không thể mở rộng phạm vi phát sóng, nhưng có thể điều chỉnh hướng của anten để thu được tín hiệu tốt hơn.
Mở rộng phạm vi phát sóng của anten
2 - Với anten đa hướng
Dù bản chất của anten đa hướng là truyền tín hiệu theo mọi phương, nhưng tín hiệu vẫn được phát ra mạnh hơn theo phương ngang, dọc theo thân anten. Nên với các bộ phát có nhiều anten, bạn có thể đặt 1 anten nằm ngang, và 1 anten nằm dọc để cải thiện vùng phủ sóng.
Nhưng việc điều chỉnh hướng anten với anten đa hướng chỉ có thể cải thiện không đáng kể chất lượng và vùng phủ sóng. Bởi vậy, muốn mở rộng không gian sử dụng mạng ổn định, người dùng cần sử dụng các phương án khác như điều chỉnh cục phát, nâng cấp hệ thống mạng không dây,... Cụ thể
- Sử dụng băng tần phù hợp: Sử dụng băng tần 2.4GHz có khả năng xuyên tường và xuyên tầng, giúp truyền sóng với khoảng cách xa hơn.
- Nâng cấp lên cục phát WiFi đời mới: Hiện nay các bộ định tuyến mới nhất và phổ biến nhất như WiFi6, 802.11ac, 802.11n đều được tích hợp trong các sản phẩm của TP-Link, đặc biệt bạn có thể tham khảo thêm về WiFi thế hệ thứ 6 tại đây.
- Sử dụng nhiều cục phát WiFi trong cùng một hệ thống: Bạn cũng có thể tạo cho không gian sinh hoạt một hệ thống WiFi đa điểm bằng cách lắp đặt thêm các cục phát WiFi trên cùng hệ thống mạng.
- Sử dụng bộ điều hợp Powerline: Thông qua cáp Ethernet, các bộ điều hợp Powerline được cấp cho khả năng kết nối với hệ thống mạng, từ đó phát sóng WiFi giúp người dùng mở rộng phạm vi phát sóng.
- Sử dụng bộ mở rộng sóng WiFi: Bạn cần lắp đặt bộ mở rộng sóng tại các điểm có thể bắt được sóng WiFi từ bộ định tuyến gốc, các bộ mở rộng sóng này sẽ bắt tín hiệu từ Router nguồn và phát lại sóng WiFi cho các thiết bị sử dụng ở khoảng cách xa hơn.
- Sử dụng hệ thống WiFi Mesh: Chỉ với một đường mạng, hệ thống WiFi Mesh có thể tạo ra một mạng lưới các modun phát mạng Internet không trong một khu vực rộng lớn với đường truyền mạnh mẽ và kết nối ổn định.
Nâng cấp lên WiFi 6 là một cách mở rộng phạm vi phát sóng và chất lượng sóng tối ưu
Để có thể lựa chọn phương án cải tạo, mở rộng phạm vi phát sóng WiFi phù hợp, cũng như các hướng dẫn chi tiết thực hiện, mời bạn tham khảo thêm bài viết 8 cách tăng sóng WiFi cho nhà cao tầng đến từng “ngóc ngách” của TP-Link
2.2. 7 cách thu hẹp phạm vi phát sóng
Đôi khi, mặc cho chất lượng sóng WiFi ổn định, bạn vẫn phải trải nghiệm kết nối mạng chậm do có quá nhiều người và thiết bị sử dụng WiFi cùng lúc, đặc biệt là từ phía bên ngoài căn nhà của bạn. Những lúc như vậy, bạn cần thu hẹp phạm vi phát sóng WiFi của gia đình để tránh những người dùng ké, dùng chùa bắt được tín hiệu của WiFi. Việc này có thể thực hiện dễ dàng thông qua việc điều chỉnh hướng phát sóng của anten WiFi, hoặc thay đổi vị trí cục phát, vị trí thiết bị,...
1 - Với anten định hướng
Để tránh anten định hướng truyền tín hiệu đi quá xa, hãy giảm công suất phát của thiết bị xuống vừa đủ để phát trong phạm vi cần sử dụng.
Mạng WiFi kém do nhiều thiết bị sử dụng, đặc biệt từ những người hàng xóm
2 - Với anten đa hướng
Các anten đa hướng luôn mặc định truyền và nhận tín hiệu trong một phạm vi phủ sóng nhất định, nên người sử dụng không thể thu hẹp phạm vi phát sóng thông qua phương pháp điều chỉnh anten. Để thực hiện thu hẹp phạm vi phát sóng, cần sử dụng các phương pháp như:
- Thay đổi vị trí cục phát: Thông thường, vị trí đặt WiFi ở trung tâm gia đình, trung tâm tòa nhà sẽ giúp cho sóng WiFi phát đi xa. Vậy nên thay vì đặt Router WiFi ở các vị trí trên, bạn hoàn toàn có thể để bộ phát sóng của mình tại các góc nhà, gần tường để phạm vi phát sóng được thu hẹp.
- Thay đổi vị trí đặt thiết bị nhận sóng WiFi: Các thiết bị càng gần với bộ phát WiFi, càng gần Anten phát sóng thì khả năng nhận được đường truyền và được ưu tiên sử dụng mạng càng cao hơn. Bởi vậy, bạn có thể đặt các thiết bị sử dụng mạng WiFi trong gia đình như máy tính bảng, laptop gần với Router WiFi hơn để tối ưu việc sử dụng mạng.
- Đổi sang băng tần phù hợp hơn: Bạn nên sử dụng băng tần 5GHz có bước sóng ngắn hơn, khả năng xuyên tường xuyên tường kém, là băng tần lí tưởng để lựa chọn khi người sử dụng muốn thu hẹp phạm vi phát sóng WiFi.
- Giảm công suất phát sóng: Công suất phát sóng của Router WiFi càng cao thì độ phủ WiFi càng lớn, khả năng truyền xuyên qua tường, vật cản càng cao. Như vậy, bạn có thể thay đổi công suất phát sóng của bộ định tuyến của mình thông qua cài đặt trên hệ thống để thu hẹp phạm vi phát sóng WiFi.
- Giới hạn người dùng WiFi: Một trong những nguyên nhân khác khiến cho chất lượng kết nối kém là do có quá nhiều người dùng một lúc. Bởi vậy bạn cần giới hạn người dùng trên một điểm truy cập mạng thông qua việc điều chỉnh cài đặt trên trình quản lý router, hay thường xuyên thay đổi mật khẩu WiFi.
- Thay mới bộ phát: Cục phát WiFi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể giới hạn phạm vi phát sóng. Đặc biệt là với trường hợp cục phát WiFi được thiết kế để phát sóng trong phạm vi rộng, truyền tín hiệu đi xa. Lúc này, bạn có thể thay mới các bộ phát WiFi cũ bằng bộ phát WiFi có tích hợp băng tần kép, sử dụng băng tần 5Ghz, ví dụ như các bộ tính tuyến Archer C24, Archer C54 của TP-Link
Chi tiết các phương pháp thu hẹp phạm vi phát sóng WiFi, mời bạn tham khảo thêm bài viết 8 cách thu hẹp phạm vi phát sóng giúp WiFi SIÊU KHỎE để xem hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.
Giới hạn số thiết bị sử dụng mạng, người dùng mạng để thu hẹp phạm vi phát sóng
Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc như Anten WiFi truyền theo hướng nào cũng như các cách điều chỉnh hướng phát sóng của anten WiFi. Nếu vẫn còn băn khoăn cần giải đáp, hay nhận thêm sự hỗ trợ bạn đọc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam
- Website: https://www.tp-link.com/vn/
- Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com
- Hotline:
- Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777
- Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính.
- Fax: +84 8 62615046
Hoặc để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp các thắc mắc, câu hỏi sớm nhất.
Từ khóa » Cách Nối Dài Anten Wifi
-
Hướng Dẫn Cách Nối Dài Anten Wifi - Việt Nam Overnight
-
Thu Sóng Wifi Hàng Xóm Bằng Cách Nối Dài Ăng Ten Wifi - YouTube
-
Cách Nối Dài Anten Wifi
-
Cách Nối Dài Anten Wifi
-
Hướng Dẫn Làm Anten Thu Phát Sóng Wifi Xuyên Tường - Cáp HDMI
-
Cách Nối Dài Anten Wifi - Nông Trại Vui Vẻ
-
Hướng Dẫn Nối Dài Anten Wifi Nối Dài Ra Dc Ko Ạ, Ăng Ten Wifi ...
-
Hướng Dẫn Nối Dài Anten Wifi
-
Cách Nối Dài Anten Wifi - Cáp Nối Dài Ăng Ten Wifi - Justi Sofa
-
Cáp Nối Dài ăng Ten Wifi | Shopee Việt Nam
-
Thắc Mắc Nối Dài Anten Wifi - Tinhte
-
Dây Nối Dài Anten RG174 Chuẩn SMA Một đầu đực Một đầu Cái
-
Thu Sóng Wifi Hàng Xóm Bằng Cách Nối Dài Ăng Ten ... - Mẹo Hay 79
-
8 Cách Làm Wifi Phát Xa Hơn Và ổn định - TOTOLINK Việt Nam